Các công nghệ theo xu thế của CMCN 4.0 đang được Bảo Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến tập đoàn bảo việt (Trang 80 - 86)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1 Các công nghệ theo xu thế của CMCN 4.0 đang được Bảo Việt

doanh của Bảo Việt đến năm 2020

3.2.1 Các công nghệ theo xu thế của CMCN 4.0 đang được Bảo Việt nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu ứng dụng

Hình 3.2: công nghệ Bảo Việt đang nghiên cứu

Nguồn: Bảo cáo tích hợp 2018 của Tập Đoàn Bảo Việt

Ngoài các ứng dụng đã và đang được từng bước đưa vào ứng dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Bảo Việt như đề cập ở chương II, hiện nay, Bảo Việt cũng đang tích cực nghiên cứu, tìm hiểu khả năng ứng dụng các công nghệ mới vào hỗ trợ hoạt động kinh doanh Bảo hiểm như:

- Blockchain:

Bảo Việt đã bước đầu tiến hành nghiên cứu, tìm bài toán để ứng dụng công nghệ Block chain vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đang nghiên cứu khả năng sử dụng smart contract (hợp đồng thông minh) cho việc xác nhận khách hàng đã tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, từ đó ngân hàng có

cơ sở cấp LC và đơn vị vận chuyển có thể chuyển hàng hóa nhằm rút ngắn các công việc liên quan đến mua bảo hiểm hàng hóa và cấp giấy LC cho khách hàng

- Chatbot có ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo):

Đang nghiên cứu khả năng ứng dụng cho công tác hỗ trợ khách hàng của Trung tâm dịch vụ khách hàng để trả lời tự động một số tình huống liên quan đến dịch vụ của tổng đài như: Tư vấn bảo hiểm, khai báo tai nạn …

- Điện toán đám mây (Cloud Computing):

Điện toán đám mây sẽ đưa sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao đến mọi đối tượng sử dụng, nhanh hơn mà lại tiết kiệm hơn.

+ Public cloud

Public Cloud: Là các dịch vụ được bên thứ 3 (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài tường lửa của công ty và được nhà cung cấp đám mây quản lý. Nó được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng, người dùng sẽ đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng dựa theo chính sách giá của nhà cung cấp. Public cloud là mô hình triển khai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của cloud computing. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng cung cấp sản phẩm public cloud, tuy nhiên theo xu hướng và đánh giá của Gartner thì hãng Amazon (AWS) đang đứng đầu thị trường. Hiện nay ITC đang tổ chức nghiên cứu các sản phẩm của AWS để đánh giá và đưa một phần của dịch vụ AWS vào sử dụng trong hoạt động của Bảo Việt trong giai đoạn hiện nay qui định về đặt dữ liệu của doanh nghiệp chưa được rõ ràng.

+ Private Cloud

Private cloud là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp trong các doanh nghiệp. Những “đám mây” này tồn tại bên trong tường lửa của công ty và được các doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Đây là xu hướng tất yếu

cho các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều công nghệ để xây dựng 1 hệ thống private cloud của các hãng trên thế giới trong đó có khá nhiều ưu nhược điểm khác nhau tuy nhiên tựu trung vào 2 loại: loại miễn phí (OpenSource) và loại sản phẩm thương mại, ITC đã tổ chức đánh giá và POC 2 công nghệ đang được thị trường đánh giá là OpenStack và VCloud của VMWare, nhằm có được so sánh chi tiết để trình Lãnh đạo phê duyệt triển khai trong giai đoạn tới.

+ Hybrid Cloud:

Hybrid Cloud: là sự kết hợp của private cloud và public cloud. Cho phép ta khai thác điểm mạnh của từng mô hình cũng như đưa ra phương thức sử dụng tối ưu cho người sử dụng. Những “đám mây” này thường do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp điện toán đám mây công cộng.

+ Backup Cloud

Nghiên cứu về giải pháp backup cloud để sao lưu và lưu trữ dữ liệu cho các ứng dụng tại Trung tâm dữ liệu (DC) nhằm đảm bảo khi có sự cố thảm họa xảy ra tại DC thì có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu từ Cloud về để khôi phục .

Với việc đang nghiên cứu, tìm hiểu và POC các giải pháp private cloud, public cloud và Backup Cloud, Bảo Việt sẽ lựa chọn được mô hình Cloud phù hợp với từng loại ứng dụng, dịch vụ từng loại dữ liệu nhưng vẫn áp dụng được công nghệ mới theo xu thế thế giới nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh mà tuân thủ theo qui định của Pháp luật, Nhà nước.

+ Cloud Computing for Cyber Security (Áp dụng công nghệ điện toán đám mây cho an ninh mạng)- Các hệ thống bảo mật hiện nay của Bảo Việt đã áp dụng kiến trúc trên nền tảng điện toán đám mây để thu thập các mẫu tấn công, hành vi mã độc, thông tin tình báo trên không gian mạng sau đó cập

nhật các dấu hiệu phát hiện và các cơ chế bảo vệ phù hợp, xử lý nhanh gọn, kịp thời.

- Ứng dụng AR (thực tế ảo tăng cường) – VR (công nghệ thực tế ảo)

Công nghệ thực tế ảo VR cho khai thác và bồi thường bảo hiểm. Một số công ty bảo hiểm lớn như AXA đã áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường cho việc hỗ trợ khách hàng nhận diện rủi ro đối với sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân. Trong khi một số công ty bảo hiểm khác đang lên phương án kết hợp giữa VR và FlyCam để thực hiện mô phỏng lại hiện trường các vụ tổn thất để có thể phục vụ công tác giám định bồi thường (Bộ phận giám định tập trung chỉ cần ngồi tại nhà để giải quyết thay vì việc phải ra hiện trường nhờ có công nghệ VR)

- Ứng dụng IoT

Nghiên cứu sử dụng thiết bị cảm biến (sensor) hỗ trợ các lái xe tham gia BH Vật chất, Bảo Việt đã làm việc với hãng Bosch để tìm hiểu khả năng sử dụng thiết bị Sensor để hỗ trợ việc lái xe hiệu quả, giám sát đánh giá chất lượng của lái xe để có mức phí phù hợp, hệ thống tự động call về số trung tâm bồi thường của Bảo Việt khi có tai nạn vv... là thiết bị IOT với chi phí khoảng 40$ cho một thiết bị phần cứng công với chi phí phần mềm 12$/1 năm. Phía BHBV mong muốn đối tác Bosch chia sẻ chi phí trong giai đoạn đầu triển khai để tìm hiểu thăm dò thị trường nhưng không được phía đối tác chấp nhận. Bên cạnh đó qua khảo sát một số lái xe ở Việt Nam thì họ chưa muốn trang bị (lý do là không muốn kiểm soát các vấn đề cá nhân như hành trình di chuyển....). Do vậy nhu cầu này đang tạm dừng

- Camera nhận diện khuôn mặt

Công nghệ nhân diện khuôn mặt (Facial Recognition Technology) là công nghệ sinh trắc học có khả năng xác định hoặc xác nhận một người từ hình ảnh kỹ thuật số được lấy mẫu trước đó hoặc từ một khung hình trong

một nguồn video khác. Khi người dùng lọt vào tầm quét của camera, hệ thống sẽ tự động xác định vị trí khuôn mặt và thực hiện các thuật toán để trích xuất các dữ liệu trên khuôn mặt. Quá trình nhận diện chỉ diễn ra trong vòng 2-5 giây. Công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể ứng dụng tại Bảo Việt như sau:

Hình 3.3: Hệ thống nhận diện khuôn mặt Bảo Việt

Nguồn:http://baoviet.facesoc.com/places/5ba389184ffee873f8047a09/reception

- Kiểm soát việc chấm công:

- Quản lý an ninh truy cập:

- Quản lý, nhận diện cán bộ:

- Sử dụng cho công tác bán hàng: thông qua lưu trữ hình ảnh khuôn mặt và thông tin chi tiết về khách hàng, đội ngũ đại lý, tư vấn viên của Bảo Việt có thể mở rộng quản lý nhiều tập khách hàng của các tư vấn viên khác (khi cần chuyển giao) hoặc khi bán hàng gặp lại các khách hàng đã mua bảo hiểm Bảo Việt (hoặc sử dụng dịch vụ khác của Bảo Việt như ngân hàng, tài

chính,...) có thể nhận diện và truy xuất từ cơ sở dữ liệu để biết thông tin khách hàng, đã dùng sản phẩm gì, hiện có nhu cầu gì, hoặc từ các sản phẩm của Bảo Việt sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng, tránh tư vấn trùng lặp lại các sản phẩm mà khách hàng đã mua.

- Hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm (như bảo lãnh viện phí): với công cụ nhận diện khuôn mặt, các Bệnh viện/Cơ sở khám chữa bệnh liên kết của Bảo Việt sẽ nhận biết khách hàng thuộc đối tượng bảo lãnh và hạng mức bảo lãnh mà không cần xuất trình thẻ, giúp giảm bớt thủ tục, tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng, tăng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Bảo Việt.

- Chăm sóc khách hàng: với việc nhận diện khuôn mặt tích hợp hệ thống chatbot, hệ thống có thể đón tiếp khách hàng ngay từ khi bước chân vào Bảo Việt, đưa ra các câu chào lịch sự. Do đã xác định được khách hàng nên hệ thống cũng giúp truy xuất luôn lịch sử bồi thường, hồ sơ bảo lãnh...và hiển thị để các cán bộ Bảo Việt nhanh chóng phục vụ khách hàng, giảm thiểu thời gian chờ đợi. Ngoài ra, với đối tượng khách hàng VIP, hệ thống cũng nhận diện và gửi thông tin tới cho các cán bộ để ưu tiên phục vụ với chất lượng hàng đầu.

- Xác thực các giao dịch tài chính: ứng dụng cho xác thực giao dịch mua bán trực tuyến hoặc xác thực rút tiền từ ATM, khi có Khách hàng giao dịch tại ATM sẽ nhận diện và cảnh báo nếu không trùng khớp với khuôn mặt đã đăng ký. Khi nhận được cảnh báo, Hệ thống/Ngân hàng có thể tạm thời khóa không cho giao dịch, gọi điện xác thực, kiểm tra thông tin với Khách hàng để đảm bảo an toàn.

- Quản lý vận hành an ninh bảo mật (SOC) bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp

Áp dụng công nghệ AI trong việc nhận diện, phát hiện, cảnh báo các cuộc tấn công mạng, ăn cắp dữ liệu của doanh nghiệp chưa biết. Hiện nay ITC

đang sử dụng giải pháp nền tảng của IBM Security với các tính năng học máy và phân tích hành vi người dùng truy cập máy tính, ứng dụng, dữ liệu theo thời gian để phát hiện các trường hợp truy cập sử dụng bất thường, truy cập trái phép hay lừa đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến tập đoàn bảo việt (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)