Tác động của CMCN 4.0 đến Tập Đoàn Bảo Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến tập đoàn bảo việt (Trang 57 - 61)

6. Bố cục của luận văn

2.3 Tác động của CMCN 4.0 đến Tập Đoàn Bảo Việt

Trong dòng chảy của cuộc CMCN 4.0, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tại thị trường Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong số các doanh nghiệp, Tập đoàn Bảo Việt là một trong những công ty tiên phong ứng dụng công nghệ và các giải pháp công nghệ mới 4.0 không chỉ trong khâu bán hàng, quản lý nghiệp vụ, quản lý bồi thường, kiểm soát dữ liệu khách hàng mà còn trong việc tương tác với khách hàng để mang lại cho khách hàng sự thuận tiện cao nhất.

Kể từ năm 2017, Bảo Việt đã xây dựng kiến trúc ứng dụng/công nghệ trên nền tảng kỹ thuật số và bước đầu triển khai theo xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và các xu hướng công nghệ InsurTech nhằm hỗ trợ cho đa kênh bán hàng

Bảng 2.2: Hành động của Tập đoàn Bảo Việt trước xu hướng CMCN 4.0

STT Hạng mục Mục đích

1. Triển khai các kênh thu phí qua thiết bị thông minh

- Cung cấp cho khách hàng các kênh thu phí bảo hiểm đa dạng: khách hàng có thể chủ động đóng phí bảo hiểm bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu thông qua các thiết bị công nghệ thông minh có kết nối internet. - Cung cấp cho khách hàng, đối tác có được trải nghiệm hợp đồng trọn vẹn nhất;

- Nâng cao công tác quản lý thu phí bảo hiểm: thu phí bảo hiểm là một khâu công việc trong chu trình phục vụ khách hàng liên tục, theo đó mà hợp đồng bảo hiểm được thực hiện, duy trì và tái tục với hiệu quả cao.

2. Lựa chọn hệ thống quản lý hợp đồng lõi bảo hiểm nhân thọ mới

- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng qua việc nhanh chóng phục vụ khách hàng với tốc độ nhanh nhất;

- Có khả nhanh chóng ra sản phẩm mới linh hoạt với thời gian tốt nhất;

- Cung cấp cho khách hàng khả năng tương tác với công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm một cách tự động, kể cả việc lựa chọn và mua bảo hiểm trực tuyến;

- Cung cấp cho các kênh phân phối, các công cụ phục vụ bán hàng trên nền tảng kỹ thuật số.

3. Tích cực hợp tác với với các công ty Fintech và các công ty công nghệ

Khai thác nguồn dữ liệu khách hàng trên cơ sở phân tích các hành vi của khách hàng, nhằm gia tăng khả năng bán hàng hiệu quả. Hình thành 1 hệ sinh thái mạng lưới phân phối và dịch vụ khách hàng mới mà

lớn trong nước và thế giới

không cần mở rộng địa bàn theo cách truyền thống là mở các điểm giao dịch, các chi nhánh, qua đó gia tăng doanh thu, thêm nhiều khách hàng mới từ hệ sinh thái, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. 4. Tiếp tục phát triển

các Robot ở dạng Chatbox

- Hỗ trợ tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác khai thác, giải quyết bồi thường.

5. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI trong nhận diện khuôn mặt

Nâng cao trải nghiệm khách hàng trong công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm và dịch vụ khách hàng.

6. Tích cực chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT sang hướng public và private cloud

- Cung cấp hạ tầng linh hoạt, đa kết nối cho các ứng dụng CNTT.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn những dịch vụ có thể triển khai giải pháp public cloud trong và ngoài nước (compute, storage, …) từ đó giảm chi phí triển khai các dịch vụ CNTT và đảm bảo tuân thủ theo các qui định và chính sách của Nhà nước.

- Nghiên cứu và triển khai thí điểm mô hình private cloud dựa trên nền tảng hệ thống ảo hóa hiện có. 7. Phát triển một loạt các ứng dụng trên nền tảng Mobile:BaoViet Direct, My BVLife Baoviet Pay Baoviet eClaim

- Nâng cao trải nghiệm khách hàng trong các hoạt động tìm hiểu sản phẩm bảo hiểm, mua bảo hiểm trực tuyến, đóng phí bảo hiểm, theo dõi các quyền lợi bảo hiểm và quá trình giải quyết bồi thường và hàng loạt các trải nghiệm khác…

- Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian thực hiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới, sức khỏe.

8. Nâng cấp hàng loạt hệ thống hiện tại như hệ thống báo cáo nhanh, hệ thống trading online, hệ thống giấy yêu cầu online

- Cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời phục vụ công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp

- Nâng cao khả năng tương tác qua các thiết bị di động và tự động hoá quy trình (như đánh giá rủi ro tự động);

- Triển khai mô hình kiến trúc dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và linh hoạt giữa các hệ thống phần mềm/dịch vụ trong và ngoài tập đoàn.

9. Đầu tư mạnh vào các giải pháp An ninh bảo mật

- Tăng cường an ninh an toàn thông tin trong kỷ nguyên kết nối vạn vật;

- Nghiên cứu và triển khai dịch vụ bảo mật nhiều lớp tài khoản người dùng NFA, mục tiêu ứng dụng cho các giao dịch trực tuyến tăng cường mức độ bảo mật và tin cậy trên nền tảng kỹ thuật số.

- Xây dựng và triển khai Trung tâm giám giám sát an toàn hệ thống CNTT (SOC) bằng công cụ quản lý sự kiện an ninh thông tin (SIEM) dựa trên nền tảng công nghệ Big Data để phân tích, cảnh báo các mối đe dọa an ninh bảo mật và phát hiện rủi ro. Kết hợp với chuyên ngành an ninh thông tin và phân tích dữ liệu học máy (Machine Learning) để nghiên các hành vi người dùng nhằm phát hiện các trường hợp tấn công, vi phạm chính sách và truy cập, sử dụng bất thường trong hệ thống CNTT.

Nguồn: Tập đoàn Bảo Việt (2019), Báo cáo thường niên 2018: Làm chủ công nghệ - Khác biệt tạo hiệu quả, Báo cáo tích hợp.

Có thể thấy, cuộc CMCN 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới, buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình để thích nghi với bối cảnh mới.

Qua thực tiễn hoạt động và kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt, đề tài nhận thấy rằng tác động của cuộc CMCN 4.0 đến Tập đoàn Bảo Việt được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến tập đoàn bảo việt (Trang 57 - 61)