RRTD do cho vay dưới chuẩn ở hệ thống NHTM Thailand những năm 1990s

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của rủi RO tín DỤNG tới AN TOÀN THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VI (Trang 39 - 41)

1990s

Đối với Thailand, cho vay dưới chuẩn được thúc đẩy bởi các yếu tố sau đây:

Tăng cường vay nợ nước ngoài nhằm bù đắp CCTM thâm thủng lớn

Các tư liệu cho thấy trước năm 1997, CCTM của nước này ln trong tình trạng bị thâm hụt.

Đơn vị: Triệu USD 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Kim ngạch XK 22028.23 0 32.100 36.400 44.470 55.400 54.400 Kim ngạch NK 34. 36.260 40.090 48.200 63.400 63.900 CCTM - 5.990 - 4.160 - 3.690 - 3.720 - 8.000 - 9.500

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về CCTM của Thailand

Bảng 1.2 cho thấy: thâm hụt CCTM ở Thailand hàng năm trong giai đoạn 1991-1996 là tương đối cao và gia tăng liên tục.

Để bù đắp thâm hụt CCTM, Thailand đã chọn biện pháp vay vốn nước ngoài. Kết quả của biện pháp này là nợ nước ngồi của Thailand khơng ngừng tăng lên: từ mức 35,99 tỷ USD năm 1990 lên tới 89 tỷ USD năm 1996. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn: 24,113 tỷ USD năm 1990 lên tới 45,39 tỷ USD năm 1996. Đến tháng 6/1997, nợ ngắn hạn nước ngoài của Thailand đã gấp 1,5 lần dự trữ ngoại tệ của nước này. Việc tăng cường vay nợ nước ngồi có tác dụng tức thời là làm cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại tệ, qua đó giúp ổn định được tỷ giá. Tuy vậy, việc tăng cường vay nợ cũng khiến niềm tin của các tác nhân trên thị trường sụt giảm, đặc biệt là thị trường tài chính-ngân hàng.

Kết quả là chỉ trong 2 ngày 4 và 5 tháng 3 năm 1997, hơn 21,14 tỷ baht bị rút ra khỏi các NHTM Thailand, điều này đe dọa nghiêm trọng an toàn thanh khoản của hệ thống NHTM Thailand.

NHTM tăng cường cho vay bất động sản, tạo bong bóng trên thị trường này

vào các NHTM,

có nhiều nguồn

vốn trong tay, các

NHTM

Thailand đẩy mạnh

hoạt động cho vay,

thậm chí cho vay diễn ra tràn lan trong hơn một thập kỷ. Các NHTM tăng cường mở rộng cho vay, chủ yếu tập trung vào kinh doanh bất động sản. Hậu quả là giá bất động sản tăng rất nhanh (gấp 4 -10 lần). Trong giai đoạn 1990 - 1995, dư nợ cho vay bất động sản của các NHTM Thailand tăng 41%, trong khi tổng dư nợ tín dụng cùng giai đoạn chỉ tăng 33%. Khi thị trường bất động sản sụp đổ tại Thailand, các khoản vay liên quan đến bất động sản lập tức bị coi là các khoản nợ xấu. NHTM tại Thái Lan gặp phải tình trạng đa phần các khoản vay về lĩnh vực bất động sản khơng có khả năng thu hồi, song song với đó, NHTM dành quá nhiều tỷ trọng tín dụng dành cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, với tỷ lệ nợ xấu mất khả năng thu hồi tăng cao, gây ra sự suy giảm uy tín trong thị trường tài chính, tâm lý bất ổn của người gửi tiền dẫn đến sự rút tiền tăng cao, an toàn thanh khoản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của rủi RO tín DỤNG tới AN TOÀN THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VI (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)