2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm
H7= Tiền gửi kỳ hạn
Tiền gửi kỳ hạn
Trong đó, tiền gửi giao dịch bao gồm những khoản tiền gửi có thể được rút thơng qua việc phát hành séc. Tiền gửi có kỳ hạn cố định và phải chịu phạt nếu rút trước hạn.
Chỉ số này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu. Tỷ lệ này thấp thể hiện tính ổn định cao của tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản giảm.
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về cấu trúc tiền gửi của Agribank
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tiền gửi không kỳ hạn (A) 80.743 100.837 114.454 111.623 135.974 Tiền gửi có kỳ hạn (B) 363.939 439.541 511.936 578.568 668.284
H7= A/B 22 22 22 19 20
(Nguồn: báo cáo thường niên các năm của Agribank)
Bảng 2.14 cho thấy: Chỉ số về cấu trúc tiền gửi của Agribank các năm khoảng hơn 20% (nghĩa là trong tổng số tiền gửi huy động của ngân hàng thì chỉ 20% là tiền gửi khơng kỳ hạn). Với cơ cấu huy động tiền gửi này sẽ giúp ngân hàng giảm bớt các áp lực do tiền gửi rút ra của khách hàng. Tuy vậy, chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì trong điều kiện có sự cạnh tranh không lành mạnh về huy động tiền gửi như thời gian qua tại Việt Nam thì khả năng ổn định của dịng tiền là khơng cao, cho dù khách hàng gửi tiền là theo các kỳ hạn. Mặt khác, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn càng giảm dẫn đến tỷ lệ lãi suất huy động đầu vào càng tăng, chí phí tăng làm cho lợi nhuận kỳ vọng giảm.
Chỉ số tiền mặt:
Chỉ số Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD tiền mặt =
Tiền gửi của khách hàng
Chỉ số tiền mặt càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt, nhưng lại thể hiện hiệu quả kinh doanh thấp.
Bảng 2.15: Chỉ số tiền mặt của Agribank
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tiền mặt (A) 8.548 8.045 9.637 10.947 11.830 Tiền gửi tại TCTD (B) 55.407 61.199 63.593 56.316 104.891 Tiền gửi của KH (C) 506.316 557.028 634.505 700.124 810.101 H8= (A+B)/C 12,63 12,43 11,54 9,61 14,40
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của Agribank)
Bảng 2.15 cho thấy chỉ số tiền mặt của ngân hàng trong giai đoạn 2012-2016 như sau: Nếu như năm 2012 hệ số này đạt 12,63% thì năm 2013 giảm đạt 12,43%. Năm 2014 tiếp tục giảm còn 11,54% và đến năm 2015 lại giảm mạnh và chỉ còn đạt 9,61%, năm 2016 tăng mạnh đạt 14,40%. Nếu so với tỷ lệ nợ xấu của Agribank thì tỷ lệ này vẫn đáp ứng được (nợ xấu của Agribank qua các năm như sau: 2012: 6,10%; 2013: 5,68%; 2014: 4,68%; 2015: 4,55%; 2016: 2,08%). Tuy nhiên, như phần trên chuyên đề đã đề cập và phân tích thì nợ xấu của hầu hết các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank, chưa tính hết do chưa tính theo chuẩn của thơng lệ quốc tế (theo Fitch Rating dự báo nợ xấu của các NHTM Việt Nam lên đến trên 13% [17], một số ý kiến chuyên gia quốc tế khẳng định: “Trong các cuộc khủng hoảng tài chính, ở những thị trường minh bạch thì con số thực của nợ xấu được công bố thường là gấp đôi so với
số liệu công bố. Nếu như Việt Nam khơng nằm ngồi vấn đề mang tính “thơng lệ”