Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức bancasurance tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

1.2 Tìm hiểu chung về hệ thống Ngân hàng thương mại trên thế giới

1.2.4.4 Các hoạt động khác

- Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác từ nguồn vốn tự có để đa dạng hóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tham gia thị trường tiền tệ: Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.

- Hoạt động ủy thác và đại lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: NHTM được thành lập công ty độc lập để kinh doanh các sản phẩm Bancassurrance theo quy định của pháp luật.

- Kinh doanh dịch vụ chứng khốn: NHTM được thành lập cơng ty độc lập để hoạt động kinh doanh chứng khốn bao gồm: Mơi giới chứng khốn, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký chứng khốn, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn niêm yết và bảo lãnh phát hành.

- Các hoạt động khác như bảo quản hiện vật quý hiếm, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khách theo quy định của pháp luật.

- Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghề ngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mình, ngân hàng khơng thể bỏ qua sự “an tồn”. Vì vậy, ngồi việc cho vay và đầu tư để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động được để đảm bảo an tồn về khả năng thanh tốn và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra.

Như vậy, các nghiệp vụ trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Vì các nghiệp vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác động qua lại với nhau. Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vốn, ngược lại

nhu cầu sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động. Các nghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng mục đích chính là thu hút khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả

CHƯƠNG II: BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

2.1 Giới thiệu chung về Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại Việt Nam

- 1875: hệ thống ngân hàng Việt nam có tiền thân là ngân hàng Đơng dương. Ngân hàng này do thực dân Pháp thiết lập nhằm phục vụ cho quân đội viễn chinh của Pháp ở Đông dương.

- 1946: sau khi giành được thắng lợi từ cuộc cách mạng tháng 8/1945, năm 1946 quốc hữu hóa ngân hàng Đơng dương thành lập Nha tín dụng, đây là tiền thân cho Ngân hàng Nhà nước Việt nam về sau.

- 6/5/1951: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

- 1960: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý.

- 1975-1990: Đặc điểm của hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn này được tổ chức theo mơ hình ngân hàng một cấp. NHNN vừa là cơ quan quản lý tiền tệ tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh khơng vì mục tiêu lợi nhuận.

- 1990- nay: Hệ thống Ngân hàng Việt Nam được đổi mới cơ bản về tổ chức và nội dung hoạt động, từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

Ngày 24 /05/1990, chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký sắc lệnh công bố hai pháp lệnh: một là pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hai là Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Cơng ty tài chính giá trị hiệu lực từ ngày 01/10/1990. Theo quy định của hai pháp lệnh này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức gần như hệ thống Ngân hàng ở các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới, tức là hệ thống Ngân hàng hai cấp (Cơng đồn Ngân hàng Việt Nam, 2015).

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước - NHNN): là một cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, là cơ quan duy nhất phát hành tiền tệ của nước CHXHCN Việt Nam.

+ Các Tổ chức Tín dụng: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.

Các NHTM mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi đối tượng thành phần kinh tế, mở rộng thị trường. Nhiều nghiệp vụ Ngân hàng mới bước đầu được thực hiện như nghiệp vụ cầm đồ, chiết khấu các giấy tờ có giá, tài trợ bán hàng trả góp, tín dụng th mua, đấu thầu tín phiếu kho bạc, hùn vốn mua cổ phần các doanh nghiệp,…

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, các NHTM bỏ dần các cấp trung gian, tách biệt dần các hoạt động chính sách và hoạt động thương mại, tăng tính độc lập tương đối cho các chi nhánh, mạnh dạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai các nghiệp vụ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức bancasurance tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)