1.2 Tìm hiểu chung về hệ thống Ngân hàng thương mại trên thế giới
2.1.2.2 Những kết quả đạt được
Tái cơ cấu hệ thống NHTM:
Sau quá trình phát triển nóng về số lượng ngân hàng và các loại hình dịch vụ, năm 2012 Chính phủ đã phê duyệt đề án số 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là các NHTM. Sau gần 3 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã được sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn; một số NHTM hoạt động yếu kém, nợ khách hàng lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu, NHNN đã mua với giá 0 VND và nhận nợ thay, chuyển sang mơ hình Ngân hàng TNHH một thành viên, sau đó giao cho Vietcombank và Vietinbank quản lý, điều hành (PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, 2015). Đối với một số chi nhánh NHTM nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động yếu kém, NHNN đã yêu cầu ngân hàng mẹ phải xử lý hoặc cho phép ngân hàng nước ngoài mua lại. Đơn cử như, ngân hàng liên doanh Việt Thái, hoạt động kém hiệu quả, không đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ theo quy định, NHNN đã cho phép Ngân hàng Siam Thái tiếp nhận, sau đó chuyển thành chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Đồng thời với q trình tự sáp nhập của các ngân hàng, NHNN tiếp tục hoàn thiện một số văn bản pháp lý để xử lý vấn đề sở hữu chéo, rà soát mạng lưới hoạt động của ngân hàng, mở rộng mạng lưới gắn với việc tăng vốn điều lệ thực chất và hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh/phòng giao dịch hiện có của từng ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, nhóm ngân hàng yếu kém đã được xử lý nhưng không xảy ra hiện tượng rút tiền gửi đột biến, quyền lợi của khách hàng vay và gửi tiền tại các ngân hàng bị sáp nhập, hoặc mua lại được đảm bảo, uy tín một số ngân hàng sau tái cấu trúc được cải thiện, khơng có xáo trộn trên thị trường tài chính (Viện Chiến lược và chính sách Tài chính, 2015).
Bảng 2.1. Các loại hình NHTM và số lượng
Loại hình ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 30/6/2015
NHTM nhà nước và ngân hàng
CP nhà nước có CP chi phối 05 05 05 05 05 04
NHTM cổ phần 37 37 34 34 30 25
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn
1 thành viên - - - - 01 03
NHTM liên doanh 5 04 04 04 04 02
Chi nhánh NHTM nước ngoài 50 50 50 48 46 47
NHTM 100% vốn nước ngoài 05 05 05 05 05 06
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN, www.sbv.gov.vn)
Vốn điều lệ:
Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có sự bứt phá thơng qua huy động vốn của các cổ đơng, trong đó có các cổ đơng chiến lược trong và ngồi nước. Một số ngân hàng đã có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư chiến lược lên đến 30% (Nguyễn Thị Mùi, 2015). Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình 2.1. Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại sau sáp nhập
Tỷ lệ an toàn vốn CAR.
Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống được cải thiện. Năm 2010, hệ số an tồn vốn bình qn của các NHTM Việt Nam là 10,98%, năm 2012 là 13,75%, sau đó giảm tương ứng xuống 13,25% năm 2013 và 12,75% năm 2014, nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tư trước đây khơng tính vào tổng dư nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dưới dạng ủy thác đầu tư, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp…(Viện Chiến lược và chính sách Tài chính, 2015)
Đơn vị: %
Hình 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại
(Nguồn: NHNN, Ủy ban giám sát Tài chính, website: cafef.vn)
Tuy nhiên, nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường… và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của một số NHTM theo yêu cầu của Basel II, thì hệ số CAR của các NHTM thấp hơn so với số liệu công bố trên. Điều này cho thấy sự phát triển chưa bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tăng trưởng tín dụng:
Trong hệ thống NHTM Việt Nam, khoản mục cho vay có tỷ trọng lớn nhất, rủi ro nảy sinh ở khoản mục này cũng là nhiều nhất. Giai đoạn 2007 - 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 35%/năm, nhưng giai đoạn 2012 - 2014 chỉ khoảng 10 - 11%/năm. Xét quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế cho thấy giai đoạn 2007 - 2010, tăng trưởng tín dụng thường gấp 5 - 6 lần tốc độ tăng GDP, đó là điều khơng hợp lý, thể hiện hiệu quả đồng vốn thấp, tăng
trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn. Từ năm 2012 đến 2015, tăng trưởng tín dụng thường cao hơn 2 lần tốc độ tăng GDP (Viện Chiến lược và chính sách Tài chính, 2015).
Đơn vị: %
Hình 2.3. Tăng trưởng tín dụng và tăng GDP
(Nguồn: Báo cáo NHNN 2009-1015)
Tỷ lệ nợ xấu:
Việc sử dụng nhiều biện pháp xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu mới phát sinh là việc làm cấp thiết cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, NHNN, sự nỗ lực xử lý nợ xấu của từng NHTM, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17% năm 2012 xuống 3,8% vào ngày 31/12/2014 (Nguyễn Thị Mùi, 2015). Một số NHTM ln có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới
2%/năm như BIDV, Vietcombank, Vietinbank... Hai trong số ba ngân hàng này được đánh giá là tuân thủ tương đối chặt chẽ các quy định về phân loại tài sản có hiện hành và hướng đến chuẩn mực quốc tế. Từ năm 2014 đến 2015, với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, thanh khoản được đảm bảo, tiền gửi của dân cư… vẫn tăng mặc dù lãi suất huy động đã giảm mạnh. Chất lượng nợ của hệ thống ngân hàng bước đầu được cải thiện, áp lực về suy giảm năng lực tài chính cũng giảm, tín dụng cho nền kinh tế có xu hướng tăng. 6 tháng đầu năm 2015, tín dụng tăng trưởng 7,83% so với cuối năm 2014, tăng 18,98% so với cùng kỳ. Vừa qua, Thống đốc NHNN đã chấp thuận cho 18 NHTM điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, một số NHTM nhỏ được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 35%/năm.
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, số lượng các ngân hàng giảm đi, quy mô vốn của một số ngân hàng tăng lên, thanh khoản đảm bảo, uy tín được cải thiện. Ổn định để phát triển bền vững là mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng tới.