2.2 Giới thiệu chung về Bancassurance trong NHTM Việt Nam
2.2.3.2 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng
Công thương Việt Nam (VBI).
Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (tên giao dịch là Bảo hiểm VietinBank, tên viết tắt là VBI) tiền thân là Công ty liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Châu Á của Singapore. (Website: vbi.vietinbank.vn)
Ngày 17/12/2008, VBI được Bộ Tài chính cấp Giấy phép chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên cơ sở mua lại tồn bộ phần vốn góp của phía đối tác nước ngồi để trở thành Cơng ty trực thuộc 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Qua gần 10 năm tăng trưởng và phát triển nhanh, mạnh mẽ, VBI hướng tới mục tiêu dẫn đầu trong thị trường bán lẻ.
Năm 2013, VBI xây dựng thành cơng mơ hình Bancassurance bán bảo hiểm qua Ngân hàng với mạng lưới hơn 150 Chi nhánh, 1000 phòng giao dịch và hơn 10000 cán bộ bán hàng của VietinBank và các ngân hàng đối tác.Với lợi thế cơ cấu tổ chức và mơ hình hoạt động gắn chặt với Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam (Vietinbank), VBI đã tận dụng và đi theo mơ hình Bancassurance theo chuẩn quốc tế để triển khai bán bảo hiểm thông qua ngân hàng Vietinbank.
Năm 2014, VBI là công ty bảo hiểm đầu tiên triển khai phần mềm Bancassurance và phần mềm bồi thường trực tuyến, tạo sự khác biệt trong công tác triển khai Bancassurance tại thị trường Việt Nam.
Năm 2015, VBI mở rộng hợp tác toàn diện triển khai Bancassurance với các Ngân hàng đối tác là OceanBank và GPBank.
Năm 2016, VBI đã đạt được kết quả kinh doanh vượt bậc, các chỉ tiêu đều tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản đạt 1.115 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2015; doanh thu đạt 880 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm 2015; trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc đạt 800 tỷ đồng; doanh thu nhận tái bảo hiểm đạt 80 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 74 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015.
Đặc biệt, VBI đã vinh dự nhận nhiều danh hiệu uy tín như “Top 10 Cơng ty bảo hiểm uy tín nhất Việt Nam 2016”, “Sao vàng Đất Việt 2015”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2014”, “Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng”, được tổ chức Vietnam Report vinh danh trong “Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”. Chú trọng vào việc đổi mới mơ hình quản lý hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả cao, VBI tự hào là Công ty con đầu tiên của VietinBank đạt được giấy chứng nhận ISO 9001:2008 và là Công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên trên thị trường triển khai ứng dụng phần mềm bán hàng Bancassurance để các cán bộ VietinBank cấp đơn trực tiếp cho khách hàng. Những danh hiệu trên đã khẳng định sự cố gắng phát triển khơng ngừng, sự vươn mình mạnh mẽ của VBI trong những năm qua.
2.2.3.3 Mơ hình Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam triển khai Bancassurance theo Mơ hình sở hữu đơn nhất, thành lập một công ty bảo hiểm con với tên gọi Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VIB) (Website: vbi.vietinbank.vn)
Đối với mơ hình này Vietinbank có thể tối đa hóa lợi ích (trên cơ sở cung cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói).
Hình thức pháp lý: Vietinbank sở hữu 100% vốn của VIB.
Cơ sở dữ liệu khách hàng: VIB có thể áp dụng tối đa cơ sở dữ liệu khách
hàng của Vietinbank, đồng thời Vietinbank sẵn sàng chia sẻ thị trường khách hàng với VIB.
Sản phẩm bảo hiểm được phân phối qua mơ hình: Các sản phẩm bảo
hiểm riêng biệt và các sản phẩm đặc thù có thể tích hợp với các sản phẩm ngân hàng.
Cụ thể, các sản phẩm hiện nay đang được triển khai tại VIB bao gồm 2 mảng: Sản phẩm bảo hiểm riêng biệt (Stand-alone Insurance Products): Bảo hiểm phi nhân thọ.
- Bảo hiểm cá nhân: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm sức khỏe; Bảo hiểm nhà tư nhân; Bảo hiểm du lịch; Bảo hiểm thẻ.
- Bảo hiểm doanh nghiệp: Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm ô tô; Bảo hiểm tàu thuyền; Bảo hiểm hàng hóa; Bảo hiểm kỹ thuật; Bảo hiểm sức khỏe; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm hỗn hợp.
Sản phẩm bảo hiểm tích hợp (Integrated Insurance Products):
Bảo hiểm tích lũy cho con; Bảo hiểm người vay vốn; Bảo hiểm oto Vietincar; Bảo hiểm nhà VietinHome; Bảo hiểm thẻ.
Quản lý hợp đồng bảo hiểm: Các hợp đồng bảo hiểm được cung cấp ra sẽ
do VIB quản lý.
Thu nhập của các bên: Theo mơ hình này, thu nhập của cơng ty bảo hiểm
VIB là một phần thu nhập của ngân hàng Vietinbank. Trách nhiệm của các bên:
Trách nhiệm của công ty bảo hiểm:
- Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển các trong các chương trình khuyến khích bán hàng đối với kênh phân phối.
- Phát triển và cung cấp các hỗ trợ marketing cần thiết cho dịch vụ bán hàng. - Khai thác tất cả các sản phẩm bảo hiểm.
- Quản lý khách hàng và cung cấp dịch vụ đơn theo yêu cầu.
- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo hiểm như sản phẩm, đào tạo sản phẩm,...
- Tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho đội ngũ bán hàng và đội ngũ quản lý. - Cung cấp các hệ thống cần thiết hỗ trợ đội ngũ bán hàng.
Trách nhiệm của Ngân hàng:
- Tạo điều kiện, mở cửa hệ thống chi nhánh trong việc phân phối sản phẩm hiệu quả.
- Cung cấp một cách tốt nhất cơ sở khách hàng.
2.2.3.4 Kết quả hoạt động của Bancassurance tại Ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam. phần Công thương Việt Nam.
Kết quả kinh doanh:
Giai đoạn 2009-2012
Mặc dù có mặt trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam khá sớm, tuy nhiên chỉ sau khi chuyển đổi mơ hình hoạt động từ liên doanh sang sở hữu đơn nhất cuối năm 2008, kết quả hoạt động của VBI mới có sự khởi sắc nhất định. Là Bancassurance thuộc Vietinbank - một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh của VBI cũng hướng tới thị trường khách hàng là khách hàng của Vietinbank: chủ yếu là khách hàng khu vực thành thị, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ ở các qui mô khác nhau.
Trong giai đoạn này, Tổng tài sản của VBI tăng bình quân 14,38%; Tổng doanh thu tăng bình quân 18%/năm; Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 3%/năm; Tổng dự phịng nghiệp vụ tăng bình qn 16,79%/năm; đóng góp vào ngân sách nhà nước bình quân 20,4%/năm (Báo cáo thường niên của VBI, 2009-2012).
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của VBI (2009-2012)
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012
Công ty thành viên Đơn vị 3 3 3 3
Văn phòng khu vực Đơn vị - - - -
Tổng đại lý bancassurance Đơn vị 89 150 150 150
Thị phần % 0,49 0,76 0,73 0,53
Tổng doanh thu phí BH gốc Tỉ đồng 67,354 130,760 151,412 121,061 Tăng trưởng doanh thu phí % 179,12 94,14 15,79 -20,05
Vốn điều lệ Tỉ đồng 300 300 500 500
Dự phòng nghiệp vụ Tỉ đồng 41,61 77,95 - -
Tổng tài sản Tỉ đồng 455 538 632 756
Tỉ lệ bồi thường % - 44,78 57,70 23,41
Lợi nhuận trước thuế Tỉ đồng 38,648 33,180 51,431 63,025
Hiện tại doanh thu từ hệ thống Vietinbank chiếm khoảng 85% doanh thu của VBI. Việc chuyển đổi mơ hình Bancassurance từ liên doanh sang sở hữu đơn nhất của VBI cũng tạo đà phát triển mạnh cho VBI. Nếu năm 2008 trở về trước doanh thu phí bảo hiểm gốc của VBI chỉ đạt trên 20 tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thì năm 2009 trở đi doanh thu phí bảo hiểm gốc của VBI đã có sự cải thiện rõ rệt với doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 67,354 tỉ đồng năm 2009; 130,760 tỉ đồng năm 2010; 151,412 tỉ đồng năm 2011 và 121,061 tỉ đồng năm 2012.
Năm 2012 hoạt động kinh doanh của VBI có sự sụt giảm đáng kể về doanh thu phí tuy nhiên kết quả kinh doanh lại được cải thiện khi tỉ lệ bồi thường giảm từ 57,70% năm 2011 xuống còn 23,41% năm 2012, lợi nhuận trước thuế tăng từ 51,431 tỉ đồng năm 2011 lên 63,025 tỉ đồng năm 2012.
VBI cũng có sự chủ động nhất định trong việc đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về cải thiện năng lực bảo hiểm và năng lực nhận tái bảo hiểm khi ln đảm bảo mức trích lập dự phịng cũng như tăng vốn điều lệ. Khác với BIC và ABIC, VBI là bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ duy nhất có giá trị tổng tài sản tăng trong năm 2012.
Xét tổng thể, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm VBI có sự cải thiện và bứt phá nhất định so với giai đoạn liên doanh trước đó và so với bản thân VBI qua các năm. Tuy nhiên nếu so sánh với các bancassurance khác có cùng lợi thế như BIC và ABIC hay dựa vào các nhân tố thuận lợi có được từ Vietinbank thì kết quả kinh doanh bảo hiểm của VBI vẫn chưa thực sự tốt.
Giai đoạn 2013-2015:
Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức nhưng VBI vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc về doanh thu và lợi nhuận. Bằng việc nỗ lực cung cấp dịch vụ vượt trội cho khách hàng bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, tăng cường cơng tác bán hàng, VBI đã có những bước phát triển đột phá như sau:
- Tổng doanh thu: năm 2014 đạt 310 tỷ đồng tăng trưởng 80% so với năm 2013; năm 2015 đạt 549 tỷ đồng, tăng trưởng 77% so với năm 2014.
- Tổng doanh thu bảo hiểm gốc: đạt 263 tỷ đồng, tăng trưởng 83% so với năm 2013; năm 2015 đạt 486 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với năm 2014, gấp hơn 5 lần tỷ lệ tăng trưởng bình qn chung tồn thị trường là 16,88%.
- Lợi nhuận trước thuế: đạt 63,22 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2013; năm 2015 đạt 68,4 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2014.
Hình 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VBI (2013-2016)
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của VBI 2013-2016)
Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm của tồn Cơng ty tập trung chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm gốc: bảo hiểm tài sản, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hóa, cịn lại các nghiệp vụ khác.
Bảng 2.3: Bảng tỷ trọng nghiệp vụ theo doanh thu của VBI (2013-2015)
Tỷ lệ: %
STT Nghiệp vụ gốc Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Bảo hiểm xe cơ giới 26,92 33,21 33
2 Bảo hiểm con người 5,01 20,29 19
3 Bảo hiểm tài sản 28,31 19,73 17
4 Bảo hiểm kỹ thuật 14,54 14,10 16
5 Bảo hiểm hàng hải 15,01 9,16 9
6 Bảo hiểm rủi ro hỗn hợp 6,6 2 5
7 Bảo hiểm khác 3,61 1,51 1
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)
Phân tích cụ thể từng nghiệp vụ như sau: Bảo hiểm con người
Đây là sản phẩm chủ lực đối với đối tượng khách hàng cá nhân và đã có bước tiến vượt bậc về doanh thu khi đạt con số 93,78 tỷ đồng năm 2015, tăng trưởng 74,4% so với năm 2014 (gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng trưởng bình qn chung tồn thị trường là 28,7%), chiếm 19,3% tỷ trọng nghiệp vụ và là nghiệp vụ có doanh thu phí
đứng thứ hai của VBI. Trong năm 2015, số tiền bồi thường của VBI là 21,82 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 23,26% (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường chung toàn thị trường là 44,3%) (Báo cáo thường niên của VBI, 2015). Năm 2015, Swiss Re công bố bản báo cáo về “nhu cầu và kỳ vọng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn đang tăng lên tại các thị trường mới nổi”, đồng thời dự kiến “phí bảo hiểm của các sản phẩm bồi thường theo thực tế phát sinh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020”. “Do mức thu nhập tại các thị trường mới nổi đang tăng lên nên người dân chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu và kỳ vọng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt hơn tại các thị trường mới nổi”. Nhận thức được các sản phẩm hướng tới con người là loại hình bảo hiểm tiềm năng, đem lại doanh thu cao, VBI đã chú trọng triển khai đồng loạt các sản phẩm hướng đến con người, trong đó phải kể đến các sản phẩm đóng gói dành cho khách hàng vay vốn như bảo hiểm con người VietinCare; các sản phẩm cho khách hàng tiền gửi như bảo hiểm An tồn cá nhân, Tiết kiệm tích lũy cho con đã mang lại cho VBI thêm khoảng 5.000 khách hàng mới. Đặc biệt hơn, VBI đã triển khai thành cơng sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tồn diện VBI Care tới hơn 20.000 cán bộ nhân viên VietinBank và người thân. Từ ngày 1/3 đến ngày 1/7/2016, viện phí nhiều dịch vụ sẽ tiếp tục thay đổi theo lộ trình giá mới. Các chun gia trong ngành nhìn nhận, thơng tin này sẽ giúp tăng trưởng doanh thu bảo hiểm sức khỏe. Định hướng 2017, VBI sẽ tiếp tục triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe bán lẻ cho các khách hàng cá nhân của VietinBank và các Ngân hàng hợp tác tác như OceanBank, GP Bank và Indovina Bank. Đây là nguồn khách hàng có số lượng lớn và hứa hẹn đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, VBI sẽ tập trung đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm người vay vốn, bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm tiết kiệm tích lũy, … theo hướng tích hợp với các sản phẩm ngân hàng. Đồng thời, VBI cũng tăng cường khai thác các sản phẩm bảo hiểm du lịch, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm tai nạn con người, cho các khách hàng cá nhân và tổ chức.
Hình 2.5: Biểu đồ Doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm con người 2013-2015. (đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm của VBI. Các sản phẩm bảo hiểm tài sản gồm có: bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Năm 2015, bảo hiểm tài sản đạt doanh thu 83,525 tỷ đồng, tăng trưởng 59,1% so với năm 2014 và chiếm 17,2% tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ tồn Cơng ty. Trong năm 2015, các đơn vị kinh doanh của VBI đã đẩy mạnh phối hợp với các chi nhánh VietinBank trong việc cung cấp bảo hiểm cho các tài sản được thế chấp tại Ngân hàng, đặc biệt là giải ngân cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, kho hàng hóa, … Tỷ lệ bồi thường gốc của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản năm 2014 là 18,18%. Đây là một tỷ lệ bồi thường đạt ngưỡng an tồn (Báo cáo thường niên của VBI, 2014-2015). Có được thành quả này do trong năm 2015, VBI đã nỗ lực hết sức trong việc kiểm soát rủi ro từ đầu vào, đặc biệt là các đối tượng thuộc ngành có rủi ro cao. Một số vụ tổn thất lớn năm 2015 mà VBI đã thực hiện giải quyết bồi thường như tổn thất gỗ Đại Việt, tổn thất Công ty dệt Sợi An Phước. Định hướng trong năm 2017 của VBI là tập trung khai thác bảo hiểm tài sản đảm bảo cho đối tượng khách hàng vừa và nhỏ của VietinBank và các Ngân hàng hợp tác như OceanBank, GP Bank và Indovina Bank. Ngoài ra, VBI sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm cháy nổ nhà tư nhân cho các khách hàng vay vốn tại Vietinbank và các Ngân hàng hợp tác. Về cơng tác kiểm
sốt rủi ro đầu vào, VBI sẽ triển khai thông qua việc áp dụng phần mềm đánh giá rủi ro từ xa qua smartphone.
Hình 2.6: Biểu đồ Doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 2013-2015. (đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)
Bảo hiểm kỹ thuật
Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật bao gồm các sản phẩm: Bảo hiểm xây dựng/lắp đặt, bảo hiểm máy móc và thiết bị nhà thầu, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm đổ