Kết quả hoạt động của Bancassurance tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức bancasurance tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 78)

2.2 Giới thiệu chung về Bancassurance trong NHTM Việt Nam

2.2.3.4 Kết quả hoạt động của Bancassurance tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam.

Kết quả kinh doanh:

Giai đoạn 2009-2012

Mặc dù có mặt trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam khá sớm, tuy nhiên chỉ sau khi chuyển đổi mơ hình hoạt động từ liên doanh sang sở hữu đơn nhất cuối năm 2008, kết quả hoạt động của VBI mới có sự khởi sắc nhất định. Là Bancassurance thuộc Vietinbank - một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh của VBI cũng hướng tới thị trường khách hàng là khách hàng của Vietinbank: chủ yếu là khách hàng khu vực thành thị, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ ở các qui mô khác nhau.

Trong giai đoạn này, Tổng tài sản của VBI tăng bình quân 14,38%; Tổng doanh thu tăng bình quân 18%/năm; Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 3%/năm; Tổng dự phịng nghiệp vụ tăng bình qn 16,79%/năm; đóng góp vào ngân sách nhà nước bình quân 20,4%/năm (Báo cáo thường niên của VBI, 2009-2012).

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của VBI (2009-2012)

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012

Công ty thành viên Đơn vị 3 3 3 3

Văn phòng khu vực Đơn vị - - - -

Tổng đại lý bancassurance Đơn vị 89 150 150 150

Thị phần % 0,49 0,76 0,73 0,53

Tổng doanh thu phí BH gốc Tỉ đồng 67,354 130,760 151,412 121,061 Tăng trưởng doanh thu phí % 179,12 94,14 15,79 -20,05

Vốn điều lệ Tỉ đồng 300 300 500 500

Dự phòng nghiệp vụ Tỉ đồng 41,61 77,95 - -

Tổng tài sản Tỉ đồng 455 538 632 756

Tỉ lệ bồi thường % - 44,78 57,70 23,41

Lợi nhuận trước thuế Tỉ đồng 38,648 33,180 51,431 63,025

Hiện tại doanh thu từ hệ thống Vietinbank chiếm khoảng 85% doanh thu của VBI. Việc chuyển đổi mơ hình Bancassurance từ liên doanh sang sở hữu đơn nhất của VBI cũng tạo đà phát triển mạnh cho VBI. Nếu năm 2008 trở về trước doanh thu phí bảo hiểm gốc của VBI chỉ đạt trên 20 tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thì năm 2009 trở đi doanh thu phí bảo hiểm gốc của VBI đã có sự cải thiện rõ rệt với doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 67,354 tỉ đồng năm 2009; 130,760 tỉ đồng năm 2010; 151,412 tỉ đồng năm 2011 và 121,061 tỉ đồng năm 2012.

Năm 2012 hoạt động kinh doanh của VBI có sự sụt giảm đáng kể về doanh thu phí tuy nhiên kết quả kinh doanh lại được cải thiện khi tỉ lệ bồi thường giảm từ 57,70% năm 2011 xuống còn 23,41% năm 2012, lợi nhuận trước thuế tăng từ 51,431 tỉ đồng năm 2011 lên 63,025 tỉ đồng năm 2012.

VBI cũng có sự chủ động nhất định trong việc đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về cải thiện năng lực bảo hiểm và năng lực nhận tái bảo hiểm khi ln đảm bảo mức trích lập dự phịng cũng như tăng vốn điều lệ. Khác với BIC và ABIC, VBI là bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ duy nhất có giá trị tổng tài sản tăng trong năm 2012.

Xét tổng thể, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm VBI có sự cải thiện và bứt phá nhất định so với giai đoạn liên doanh trước đó và so với bản thân VBI qua các năm. Tuy nhiên nếu so sánh với các bancassurance khác có cùng lợi thế như BIC và ABIC hay dựa vào các nhân tố thuận lợi có được từ Vietinbank thì kết quả kinh doanh bảo hiểm của VBI vẫn chưa thực sự tốt.

Giai đoạn 2013-2015:

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức nhưng VBI vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc về doanh thu và lợi nhuận. Bằng việc nỗ lực cung cấp dịch vụ vượt trội cho khách hàng bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, tăng cường cơng tác bán hàng, VBI đã có những bước phát triển đột phá như sau:

- Tổng doanh thu: năm 2014 đạt 310 tỷ đồng tăng trưởng 80% so với năm 2013; năm 2015 đạt 549 tỷ đồng, tăng trưởng 77% so với năm 2014.

- Tổng doanh thu bảo hiểm gốc: đạt 263 tỷ đồng, tăng trưởng 83% so với năm 2013; năm 2015 đạt 486 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với năm 2014, gấp hơn 5 lần tỷ lệ tăng trưởng bình qn chung tồn thị trường là 16,88%.

- Lợi nhuận trước thuế: đạt 63,22 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2013; năm 2015 đạt 68,4 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2014.

Hình 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VBI (2013-2016)

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của VBI 2013-2016)

Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm của tồn Cơng ty tập trung chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm gốc: bảo hiểm tài sản, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hóa, cịn lại các nghiệp vụ khác.

Bảng 2.3: Bảng tỷ trọng nghiệp vụ theo doanh thu của VBI (2013-2015)

Tỷ lệ: %

STT Nghiệp vụ gốc Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Bảo hiểm xe cơ giới 26,92 33,21 33

2 Bảo hiểm con người 5,01 20,29 19

3 Bảo hiểm tài sản 28,31 19,73 17

4 Bảo hiểm kỹ thuật 14,54 14,10 16

5 Bảo hiểm hàng hải 15,01 9,16 9

6 Bảo hiểm rủi ro hỗn hợp 6,6 2 5

7 Bảo hiểm khác 3,61 1,51 1

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)

Phân tích cụ thể từng nghiệp vụ như sau:  Bảo hiểm con người

Đây là sản phẩm chủ lực đối với đối tượng khách hàng cá nhân và đã có bước tiến vượt bậc về doanh thu khi đạt con số 93,78 tỷ đồng năm 2015, tăng trưởng 74,4% so với năm 2014 (gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng trưởng bình qn chung tồn thị trường là 28,7%), chiếm 19,3% tỷ trọng nghiệp vụ và là nghiệp vụ có doanh thu phí

đứng thứ hai của VBI. Trong năm 2015, số tiền bồi thường của VBI là 21,82 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 23,26% (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường chung toàn thị trường là 44,3%) (Báo cáo thường niên của VBI, 2015). Năm 2015, Swiss Re công bố bản báo cáo về “nhu cầu và kỳ vọng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn đang tăng lên tại các thị trường mới nổi”, đồng thời dự kiến “phí bảo hiểm của các sản phẩm bồi thường theo thực tế phát sinh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020”. “Do mức thu nhập tại các thị trường mới nổi đang tăng lên nên người dân chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu và kỳ vọng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt hơn tại các thị trường mới nổi”. Nhận thức được các sản phẩm hướng tới con người là loại hình bảo hiểm tiềm năng, đem lại doanh thu cao, VBI đã chú trọng triển khai đồng loạt các sản phẩm hướng đến con người, trong đó phải kể đến các sản phẩm đóng gói dành cho khách hàng vay vốn như bảo hiểm con người VietinCare; các sản phẩm cho khách hàng tiền gửi như bảo hiểm An tồn cá nhân, Tiết kiệm tích lũy cho con đã mang lại cho VBI thêm khoảng 5.000 khách hàng mới. Đặc biệt hơn, VBI đã triển khai thành công sản phẩm bảo hiểm sức khỏe toàn diện VBI Care tới hơn 20.000 cán bộ nhân viên VietinBank và người thân. Từ ngày 1/3 đến ngày 1/7/2016, viện phí nhiều dịch vụ sẽ tiếp tục thay đổi theo lộ trình giá mới. Các chun gia trong ngành nhìn nhận, thơng tin này sẽ giúp tăng trưởng doanh thu bảo hiểm sức khỏe. Định hướng 2017, VBI sẽ tiếp tục triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe bán lẻ cho các khách hàng cá nhân của VietinBank và các Ngân hàng hợp tác tác như OceanBank, GP Bank và Indovina Bank. Đây là nguồn khách hàng có số lượng lớn và hứa hẹn đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, VBI sẽ tập trung đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm người vay vốn, bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm tiết kiệm tích lũy, … theo hướng tích hợp với các sản phẩm ngân hàng. Đồng thời, VBI cũng tăng cường khai thác các sản phẩm bảo hiểm du lịch, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm tai nạn con người, cho các khách hàng cá nhân và tổ chức.

Hình 2.5: Biểu đồ Doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm con người 2013-2015. (đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)

Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm của VBI. Các sản phẩm bảo hiểm tài sản gồm có: bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Năm 2015, bảo hiểm tài sản đạt doanh thu 83,525 tỷ đồng, tăng trưởng 59,1% so với năm 2014 và chiếm 17,2% tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ tồn Cơng ty. Trong năm 2015, các đơn vị kinh doanh của VBI đã đẩy mạnh phối hợp với các chi nhánh VietinBank trong việc cung cấp bảo hiểm cho các tài sản được thế chấp tại Ngân hàng, đặc biệt là giải ngân cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, kho hàng hóa, … Tỷ lệ bồi thường gốc của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản năm 2014 là 18,18%. Đây là một tỷ lệ bồi thường đạt ngưỡng an tồn (Báo cáo thường niên của VBI, 2014-2015). Có được thành quả này do trong năm 2015, VBI đã nỗ lực hết sức trong việc kiểm soát rủi ro từ đầu vào, đặc biệt là các đối tượng thuộc ngành có rủi ro cao. Một số vụ tổn thất lớn năm 2015 mà VBI đã thực hiện giải quyết bồi thường như tổn thất gỗ Đại Việt, tổn thất Công ty dệt Sợi An Phước. Định hướng trong năm 2017 của VBI là tập trung khai thác bảo hiểm tài sản đảm bảo cho đối tượng khách hàng vừa và nhỏ của VietinBank và các Ngân hàng hợp tác như OceanBank, GP Bank và Indovina Bank. Ngoài ra, VBI sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm cháy nổ nhà tư nhân cho các khách hàng vay vốn tại Vietinbank và các Ngân hàng hợp tác. Về cơng tác kiểm

sốt rủi ro đầu vào, VBI sẽ triển khai thông qua việc áp dụng phần mềm đánh giá rủi ro từ xa qua smartphone.

Hình 2.6: Biểu đồ Doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 2013-2015. (đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)

Bảo hiểm kỹ thuật

Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật bao gồm các sản phẩm: Bảo hiểm xây dựng/lắp đặt, bảo hiểm máy móc và thiết bị nhà thầu, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm đổ vỡ máy móc, bảo hiểm nồi hơi, bảo hiểm cơng trình kỹ thuật dân dụng hồn thành, bảo hiểm hư hỏng hàng hóa trong kho lạnh. Trong năm 2015, nghiệp vụ này đã mang lại doanh thu 79,49 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,4% trên tổng doanh thu các nghiệp vụ, tăng trưởng 84,4%, tỷ lệ bồi thường 19,52% tương đương 15,52 tỷ đồng (Báo cáo thường niên của VBI 2015). Tận dụng lợi thế là Công ty thành viên 100% vốn của VietinBank, trong năm 2015, VBI tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Chi nhánh VietinBank để vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình – Hà Nam; đường dây 220 KV Xekaman 1; dự án xây dựng cơng trình QL1 đoạn tránh thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam,... Đồng thời, đối với những dự án lớn, VBI thành lập Tổ dự án bao gồm các thành viên từ các phịng ban nghiệp vụ, kinh doanh, tài chính kế tốn và tái bảo hiểm để nâng cao hiệu suất khai thác. Năm 2016, VBI vẫn sẽ tập trung khai thác các các dự án xây dựng lắp đặt do VietinBank và các Ngân hàng hợp tác tài trợ vốn, hạn chế khai thác các đối tượng có rủi ro cao như: Thủy điện tại các khu vực Tây Bắc và miền Trung, máy móc thiết bị hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.

Hình 2.7: Biểu đồ Doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật 2013-2015. (đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)

Bảo hiểm xe cơ giới

Năm 2015, doanh thu bảo hiểm xe cơ giới đạt 159,62 tỷ đồng, tăng trưởng 92,3% so với năm 2014 và là nghiệp vụ có tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ của VBI (chiếm 32,8%). Bảo hiểm vật chất xe cơ giới đạt 152,57 tỷ đồng chiếm tới 95,6% tổng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới, các nghiệp vụ bảo hiểm khác liên quan đến xe cơ giới đạt 7,04 tỷ VNĐ chiếm 4,4% tổng doanh thu. Tổng sổ tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại VBI là 69,31 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 43,42% trên tổng doanh thu (Báo cáo thường niên của VBI 2014-2015). Năm 2016, bảo hiểm xe cơ giới vẫn là mảng nghiệp vụ mũi nhọn của VBI, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trên tồn nghiệp vụ. Khơng chỉ định hướng tích hợp bảo hiểm xe ô tô với các sản phẩm cho vay mua xe của VietinBank và các ngân hàng liên kết khác trên tồn hệ thống, VBI cịn hướng tới chủ động liên kết với các showroom, garage cung cấp các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, VBI có chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo với những khách hàng có tỷ lệ tổn thất thấp từ đó triển khai cơ chế và các giải pháp đẩy mạnh công tác tái tục bảo hiểm để duy trì tỷ lệ tái tục ở mức cao.

Hình 2.8: Biểu đồ Doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 2013-2015. (đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VBI 2013-2015)

Bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp

Theo báo cáo của Bộ tài chính, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, với mức kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 165 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, đặc biệt là việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đang mở ra cơ hội thu hút dịng vốn đầu tư nước ngồi chảy mạnh vào thị trường Việt Nam. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi mới cấp phép tính đến tháng 9/2015 là 1.432 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 11,03 tỷ USD. Ngày càng nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) với đối tác nước ngoài và nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước. Các giao dịch này đang tạo ra nhiều yêu cầu từ đối tác nước ngoài để thu xếp bảo hiểm trách nhiệm. Một cơ sở quan trọng khác hỗ trợ cho sự phát triển của bảo hiểm trách nhiệm trong tương lai, đó là hành lang pháp lý liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm ngày càng hoàn thiện. Ngày càng nhiều lĩnh vực hoạt động phải mua bảo hiểm trách nhiệm theo luật định. Từ cuối năm 2015, các bệnh viện phải mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, giúp doanh thu sản phẩm này đạt 22,8 tỷ, tăng trưởng 22,49% so với năm 2014 (Báo cáo thường niên của VBI 2015). Bên cạnh đó, quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư và công ty định giá; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các dự án chính phủ - sắp ban hành. Đa dạng về sản phẩm là vậy, nhưng đây lại là một trong những nghiệp vụ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng doanh thu của thị trường bảo

hiểm phi nhân thọ Việt Nam, chỉ chiếm 2,23%. Năm 2015 doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp của VBI là 29,4 tỷ đồng, chiếm 6% tỷ trọng doanh doanh tồn cơng ty và tăng trưởng 104% so với năm 2014 (gấp 10 lần so với mức bình qn chung tồn thị trường). Trong năm 2016, VBI sẽ tiếp tục tập trung vào khai thác bảo hiểm tiền tập trung, bảo hiểm BBB, D&O cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng VietinBank và các Ngân hàng hợp tác như OceanBank, GP Bank và Indovina Bank. Về các sản phẩm truyền thống khác, VBI sẽ tập trung khai thác bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế và kiến trúc sư, trách nhiệm luật sư, công chứng viên. trách nhiệm nghề nghiệp cho cơ sở khám chữa bệnh. Ngoài ra, VBI sẽ cung cấp thêm một số sản phẩm bảo hiểm mới như bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm cho vật ni, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức bancasurance tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)