Tình hình kinhdoanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 53 - 60)

2.1.3.1. Các mặt hàng kinh doanh của công ty

Hình thức kinh doanh chủ yếu của công ty Nam Sơn là xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đây là hoạt động mang lại doanh thu chính cho công ty chiếm khoảng 80% đến 90% tổng doanh thu hàng năm.Xuất khẩu cũng được xác định là hoạt động chủ yếu của công ty trong thời gian tới.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của công ty Nam Sơn năm 2016

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Nam Sơn 2016)

Ngoài ra, Nam Sơn còn hợp tác buôn bán với các đơn vị xuất khẩu trong nước hay tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiêu thụ và sử dụng mặt hàng mây tre đan, doanh thu ở mảng này chỉ chiếm từ khoảng 10% đến 20% tổng doanh thu hàng năm của công ty.

Các sản phẩm của công ty được sản xuất bằng tay bởi các thợ thủ công lành nghề ở địa phương, được chia ra làm 5 loại sản phẩm theo nguyên liệu chính làm ra sản phẩm, đó là: tre, mây, guột, mành và gỗ. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công ty có sản xuất thêm các sản phẩm kết hợp giữa gỗ và mây tre, để tận dụng được ưu điểm của các loại nguyên liệu này.

Giỏ tre Mành tre Khay tre

91% 9%

Xuất khẩu

Khay gỗ Thùng mây Tre xiên

Hình 2.1: Một số sản phẩm của công ty Nam Sơn

Nguồn: namsoncompany.vn

Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng được nhu cầu khác nhau theo từng thời kỳ, của từng khách hàng ở các thị trường khác nhau. Ví dụ như về mặt hàng mây tre thì có các loại giỏ, khay đĩa, hộp, thùng, túi… đa dạng về màu sắc từ màu nâu vàng của tre đến các màu từ sơn hay phẩm (xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng) được nhập về từ Đài Loan. Hơn nữa, công ty còn cung cấp các vật dụng trang trí từ đồ thủ công mỹ nghệ như các loại đèn lồng (hình cầu, hình trụ và hình hộp chữ nhật), mũ hay lồng bàn.

Sản phẩm của công ty xuất khẩu đi nhiều nước với nhiều khách hàng khác nhau đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng khó tính như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…Các mặt hàng vừa thể hiện được vẻ đẹp truyền thống văn hóa của Việt Nam đồng thời không kém phần hiện đại và hữu dụng. Theo khuynh hướng tiêu dùng trên thị trường, công ty chủ yếu tập trung vào phân khúc đồ trang trí nội thất và cho ra đời những dòng sản phẩm phù hợp, có chất lượng cao và độc đáo về thiết kế. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty đã tạo được chỗ đứng nhất định ở một số thị trường nổi tiếng khó tính và có yêu cầu cao về chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã.

2.1.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty Nam Sơn giai đoạn 2013 – 2016

(Đơn vị: Triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh thu 19.037,63 25.583,62 30.100,73 38.250,52 Tăng trưởng (%) 29,24% 34,38% 17,66% 27,08% Lợi nhuận 1.867,07 2.550,09 2.700,07 2,960.15 Tăng trưởng (%) 56,19% 36,58% 5,89% 9,63%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Nam Sơn giai đoạn 2013-2016

Qua bảng số liệu trên, trong giai đoạn 2013 – 2016, tổng doanh thu của công ty đạt cao nhất là vào năm 2016, với doanh thu đạt hơn 38 tỷ VNĐ, tăng 27,08% so với năm trước.Từ khoảng năm 2013, công ty có những bước tăng trưởng vượt bậc, tạo thêm được nhiều quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài. Năm 2013, công ty đạt doanh thu 19 tỷ VNĐ và lợi nhuận tăng trưởng cao đạt mức 56,19% do công ty nhận được đơn đặt hàng lớn, giá trị cao. Từ năm 2015 mặc dù tổng doanh thu của công ty đạt mức cao hơn nhưng chi phí mà công ty phải trả cho nguyên vật liệu và các dich vụ logistics cũng tăng lên khiến lợi nhuận đạt được cũng không cao.

2.1.3.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu mây tre đan công ty Nam Sơn

(Đơn vị: %)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Nam Sơn giai đoạn 2014 - 2016

Sản phẩm mây tre đan xuất khẩu của công ty Nam Sơn được phân thành các nhóm chính sau:

Nhóm 1: Bao gồm các loại đồ trang trí thủ công như lẵng hoa, lộc bình, làn, giỏ, chao đèn, khay, mũ du lịch… có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau được kết phối từ các loại nguyên vật liệu hay đơn thuần là một loại nguyên liệu. Sản phẩm này chủ yếu được làm từ cây có sợi như song mây, guột, giang.Các mặt hàng loại này rất đa dạng và đẹp. Lợi nhuận của nhóm hàng một rất cao và đây là nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty, chiếm khoảng 80%.

Nhóm 2: Các sản phẩm gia đình như mành trúc, mành tre, buông các loại, cụ thể là mành thô, mành lụa, mành bỏ, mành khuyên. Các loại chiếu mây, đũa tre, tăm và các loại sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng. Loại này đem lại lợi nhuận không cao như các nhóm hàng trên và chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty.

Nhóm 3: Các sản phẩm nội thất gồm bàn ghế, giường, tủ được làm chủ yếu từ các loại nguyên liệu như song, mây, guột, có kết phối với gỗ để làm tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ. Loại này chiếm khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2014 2015 2016 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1

đan của công ty. Nhóm này đem lại lợi nhuận tương đối vì sản xuất đơn giản, nguyên liệu sẵn có, hàng dễ tiêu thụ.

2.1.3.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty

Sau gần 30 năm hoạt động, Công ty TNHH XNK Nam Sơn đã trở thành một trong những đơn vị đứng đầu của thành phố Hà Nội trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và gây dựng được uy tín trên một số thị trường lớn nhất định.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ mô tả kim ngạch xuất khẩu của công ty Nam Sơn năm 2013 – 2016

(Đơn vị tính: %)

Nguồn: Báo cáo phòng xuất khẩu công ty TNHH XNK Nam Sơn giai đoạn 2013 - 2016

Đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu của Nam Sơn là Hoa Kỳ. Đây là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng mây tre lá của công ty. Hoa Kỳ là một đối tác làm ăn uy tín đầy tiềm năng của công ty, thường chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đã có rất nhiều đơn vị nhập khẩu phía Hoa Kỳ cử nhân viên sang quan sát quy trình sản xuất, đánh giá khả năng kinh doanh và ký hợp đồng thường xuyên với công ty.

Thị trường lớn thứ 2 của Nam Sơn là Nhật Bản. Các đối tác Nhật Bản luôn 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2013 2014 2015 2016 Khác Đức Nhật Bản Hoa Kỳ

gian giao hàng, có nguồn cung cấp nguyên vật liệu rõ ràng.Hiện nay mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Nam Sơn đang hấp dẫn người tiêu dùng Nhật nhờ vào các sản phẩm mang bản sắc và đặc trưng riêng của Việt Nam mà vẫn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Nhật Bản; hàng làm bằng tay rất khéo, khách hàng được quảng bá về lai lịch sản phẩm; giá cả phù hợp, có thể có các mặt hàng tốt với giá rẻ... Doanh nghiệp cũng đồng thời tiến hành tập trung đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị gia tăng cao, bằng cách mạnh dạn đổi mới nguyên liệu, mẫu mã, phát triển các sản phẩm mới và sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật chiếm khoảng 30-35%.

Thị trường đạt kim ngạch đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Nhật Bản là Đức, chiếm khoảng 20%. Các thị trường khác như Pháp, Anh, Đài Loan, Bỉ…chiếm xấp xỉ 6%.

2.1.3.5. Cơ cấu xuất khẩu của công ty theo hình thức xuất khẩu

Có rất nhiều hình thức giao dịch xuất khẩu, tuy nhiên công ty Nam Sơn áp dụng chủ yếu áp dụng hai hình thức xuất khẩu là trực tiếp và gián tiếp.

Biểu đồ 2.4: Các hình thức xuất khẩu của công ty Nam Sơn năm 2016

(Đơn vị tính: %)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Nam Sơn giai đoạn 2016

85% 15%

Trực tiếp Gián tiếp

Hình thức thứ nhất: Trực tiếp

Công ty trực tiếp xuất khẩu với đối tác nước ngoài, người mua và người bán trực tiếp thiết lập mối quan hệ với nhau. Có người đại diện bán hàng nước ngoài và giao dịch mua bán trực tiếp trên mạng. Công ty và bạn hàng không cần phải thông qua đơn vị thứ ba để thiết lập qua hệ mua bán cũng như tư vấn, dịch vụ xuất nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)