Các giải pháp cho công ty Nam Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 86 - 91)

3.3.1.1 Chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn chiến lược tiếp cận phù hợp cho từng phân khúc sản phẩm

Tùy theo tính chất của thị trường, đặc điểm của sản phẩm mà Công ty cần lựa chọn chiến lược kinh doanh cho phù hợp để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Theo nghiên cứu của CBI, đối với phân khúc thị truờng thấp thì nên chú ý đến chiến luợc về giá. Đối với phân khúc thị trường cao, chất lượng mới là yếu tố quyết định. Riêng đối với phân khúc thịtrường tầm trung, rất khó phân biệt

giữa giá và chất lượng nên đây là phân khúc dễ thâm nhập. Hiện nay, dựa trên việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, có thể đề xuất hai chiến lược thâm nhập thị trường khả thi như sau:

Về chiến lược chi phí thấp: để có thể thực hiện chiến lược này đòi hỏi phải có thị phần lớn, năng suất cao, chi phí đơn vị thấp. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm mây tre đan của Việt Nam, tiền công lao động chiếm đến 65%. Với lợi thế nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, nhất là tại các làng quê nghèo, chỉ có nghề truyền thống, nên chi phí lao động tính bằng số tuyệt đối của Việt Nam thấp hơn so với những quốc gia sản xuất lớn. Hơn nữa, nếu Công ty có chính sách đầu tư hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống kho hàng, cơ sở vật chất phục vụ hoàn chỉnh… Công ty rất có điều kiện để tận dụng lợi thế theo quy mô, giảm giá thành đơn vị. Đây là chiến lược phù hợp cho các thị trường nhập khẩu các mặt hàng thủ công nghiệp với lô hàng số lượng lớn, mẫu mã đơn giản, tương tự nhau.

Về chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: bản chất của chiến lược này là tạo ra những sản phẩm được công nhận là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng. Khác biệt hóa có thể biểu hiện dưới hình thức như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, tính đặc trưng của sản phẩm, công nghệ chế biến, dịch vụ khách hàng… Tuy nhiên việc xây dựng và phát triển năng lực phân biệt nhằm tạo ra lợi thế khác biệt hóa thường rất tốn kém, đòi hỏi chi phí lớn và phải có được những thế mạnh về nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, bán hàng và marketing. Chiến lược này hoàn toàn có khả năng áp dụng cho các sản phẩm hàng thủ công, trang trí tinh xảo, độc đáo, lạ mắt, khó có khả năng làm nhái và sản xuất đồng loạt. Tuy nhiên, đề có thể thực hiện chiến lược này một cách hiệu quả, Công ty cần có kế hoạch xây dựng một thương hiệu đủ mạnh để có thể độc lập phân phối – tạo uy tín cho các sản phẩm này, cũng như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại quảng sản phẩm đi kèm với ý nghĩa của hoa văn được sáng tạo trên đó cũng như tính hữu dụng của nó. Các sản phẩm thủ công đặc biệt có thể tạo ra những câu chuyện ý nghĩa để du khách quốc tế có thể mang làm quà tặng nhau.

3.3.1.2 Đẩy mạnh công tác marketing, thâm nhập các thị trường ngách tiềm năng

Việc tìm kiếm những thị trường ngách tiềm năng để hỗ trợ cho các thị trường truyền thống là một yêu cầu quan trọng đối với Công ty trong thời gian tới. Để đảm bảo tính chủ động trong sản xuất và lưu trữ hàng hóa, Công ty cần có chiến lược cụ thể để tiếp cận những thị trường mới này.

Một số thị trường ngách khả thi cho sản phẩm thủ công nghiệp mà Công ty có thể tiếp cận trong thời gian tới là: Châu Phi (cụ thể là các quốc gia Nam Phi), Châu Mỹ La Tinh: Braxin, Mehico, châu Âu : Hà Lan, Thụy Điển, Nga, Ba Lan.

Đối với thị trường châu Âu, ngày càng có nhiều người già về hưu có nhiều thời gian hơn để chăm sóc trang hoàng nhà cửa nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm TCMN để trang trí ngày càng tăng. Tuy nhiên, đối với phân khúc này, giá cả là yếu tố cần được quan tâm. Nhu cầu mua sắm các mặt hàng quà tặng, kỉ niệm nhân các dịp lễ lạc, cưới hỏi... cũng tăng cao nên đây cũng là một phân khúc thị truờng đầy hứa hẹn. Bên cạnh đó, đối tuợng sống độc thân cũng là một phân khúc cần quan tâm. Tuy nhiên, sản phẩm dành cho đối tuợng này cần phải có mẫu mã thiết kế, màu sắc độc đáo, chủng loại đa dạng nhưng độc nhất đểthểhiện đuợc tính cách của người tiêu dùng. Các dịp lễ tết, giáng sinh, năm mới cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm TCMN. Ở các nước Bắc Âu, vào mùa xuân, người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm sản phẩm TCMN ngoài trời để phục vụ việc trang trí sân vườn. Sản phẩm cần có nguồn gốc thân thiện môi trường và làm tăng chất lượng cuộc sống. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà sản phẩm cần có kích thước phù hợp, ví dụ, đối với sản phẩm trang trí nội thất cần có kích thước nhỏ để trưng bày trên bàn, kệ. Đồng thời, cần đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. Người châu Âu ngày nay có nhiều kỳ nghỉ hơn nên dành nhiều thời gian cho nghệ thuật cũng như đi du lịch.

3.3.1.3 Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm

Thị trường châu Âu và Bắc Mỹ hiện nay vẫn là hai thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai thị trường này đang ngày càng thắt chặt hơn nữa các quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu đối với các

mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Những yêu cầu này dựa vào các vấn đề về môi trường.

Công ty có thể nghiên cứu áp dụng một số gợi ý như sau:

▪ Kiểm soát nguyên vật liệu đảm bảo phẩm chất trước khi đưa vào sản xuất.

▪ Tổ chức đánh giá nội bộ hàng tháng, nguyên tắc phải đánh giá chéo giữa các bộ phận mua hàng, bán hàng, quản lý chất lượng, kế hoạch sản xuất để có tính khách quan..

▪ Không chế tình hình sử dụng hóa chất: Sử dụng các loại hóa chất thân thiện với môi trường, an toàn cho người lao động và người sử dụng.Dưới đây đều là những nhà sản xuất lớn, có uy tín và kinh nghiệm đã được rất nhiều nhà sản xuất, nhà nhập khẩu tin tưởng và khuyên dùng. Tất cả các nhà sản xuất này đều luôn có sẵn các bảng MSDS (dữ liệu an toàn nguyên liệu) để cung cấp cho người mua, có các chế độ bảo hành và dịch vụ tốt, đồng thời cũngcó thể cung cấp các kết quả kiểm nghiệm mà họ có sẵn và đã được chứng nhận.

✓ Về chất bảo quản chống mối mọt: Beckem của Pháp, hiện có kho hàng tại T.P Hồ Chí Minh - Về các loại keo: có thể sử dụng keo của tập đoàn Casco Aczonobel hoặc keo SA của Malaysia. Tuy nhiên hiện nay chỉ có Casco là có trụ sở tại Việt Nam.

✓ Về các chất sơn phủ: Có thể sử dụng sơn phủ gốc nước của Berker hoặc Propan, sơn gốc dầu NC của Inchem hoặc các loại PU của Inchem - Về keo sữa: Có thể sử dụng keo PVAC của Casco

Trên đây đều là những nhà sản xuất lớn, có uy tín và kinh nghiệm đã được rất nhiều nhà sản xuất, nhà nhập khẩu tin tưởng và khuyên dùng. Tất cả các nhà sản xuất này đều luôn có sẵn các bảng MSDS (dữ liệu an toàn nguyên liệu) để cung cấp cho người mua, có các chế độ bảo hành và dịch vụ tốt, đồng thời cũng

▪ Dán nhãn kiểm tra các sản phẩm trước khi xuất khẩu. Ví dụ: các sản phẩm có tính chất tiếp xúc với thực phẩm như các loại bát tre, thìa tre, đũa, thớt đều phải trải qua “Food Contact Test” theo tiêu chuẩn LMBG của Đức; các sản phẩm xuất khẩu

vào thị trường Mỹ đều phải có giấy chứng nhận kiểm nghiệm chất lượng “Quality Test” trong đó sẽ bao gồm cả phần kiểm nghiệm chì.

3.3.1.4 Xây dựng và quảng bá thương hiệu riêng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam

▪ Để có cơ sở dữ liệu xây dựng thương hiệu, Công ty cần phải tiến hành nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ đối với sản phẩm, về độ nhận biết thương hiệu, mức độ sử dụng và trung thành đối với thương hiệu; nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng; xác định hình ảnh công ty lý tưởng trong ngành hàng; xác định sự thật ngầm hiểu hay thấu hiểu khách hàng... Đây là cơ sở tiền đề giúp Công ty xây dựng định vị thương hiệu nhằm tạo ra sự khác biệt và phù hợp đối với khách hàng trong từng phân khúc thị trường.

▪ Áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng các quy định của các nước nhập khẩu nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng về những nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của Công ty.

3.3.1.5 Đầu tư và tài chính

Nhằm giúp công ty Nam Sơn thực hiện tốt các chiến lược hội nhập theo chiều dọc, chiến lược phát triển thị trường, thì công ty cần có các giải pháp về tài chính sau:

Giám đốc tài chính: Trong cơ cấu tổ chức nhân sự, công ty Nam Sơn cần phải có một vị Giám đốc tài chính để giúp công ty kiểm soát các dòng tiền tệ lưu thông trong doanh nghiệp, điều phối các nguồn tiền vào-ra của doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động đầu tư và nhận đầu tư, phát huy tốt vai trò tại chính tại công ty.

Đầu tư tài chính: Có chính sách đầu tư tài chính, mua bán sáp nhập công ty một cách có hiệu quả nhất, qua đó sẽ khai thác các dòng tiền nhàn rỗi và mở rộng hoạt động ở các thị trường tiềm năng vì hiện nay Nam Sơn vẫn chưa sử dụng hết nguồn vốn hiện có.

Phân phối tài chính: Cần phải luôn đảm bảo an toàn và phân phối tài chính hợp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giúp công ty chủ động và kiểm soát tài chính của mình hiệu quả.

Thu hút vốn đầu tư: Công ty cần nâng cao năng lực tài chính: Phát hành cổ phiếu và lên sàn giao dịch chứng khoán để thu hút nguồn vốn nhằm giúp công ty gia tăng nguồn vốn để có thể nhập mới thêm máy móc công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

3.3.1.6 Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường dược, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, thực hiện tốt chiến lược phát triển sản phẩm mới và chiến lược phát triển thị trường, do đó vai trò và trách nhiệm của bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm là vô cùng quan trọng: Công ty cần nâng thêm tỷ lệ % chi phí dành cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để phòng R&D có kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu hiện đại và thu hút được nhân tài cho phòng R&D nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm mới, qua đó đem lại thành công hơn nữa cho công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 86 - 91)