3.3.2.1 Tập trung quy hoạch xây dựng những vùng nguyên liệu chất lượng cao
Để khắc phục những khó khăn trên về nguyên liệu, ngành Lâm nghiệp cần phải xây dựng chiến lược quy hoạch để bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu mây tre. Bên cạnh nguồn nguyên liệu mây tre phân bố sẵn trong rừng tự nhiên, cần phải nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo phát triển các loài mây tre có giá trị kinh tế cao, quy hoạch phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn.
3.3.2.2 Tăng cường các chính sách hỗ trợ về thủ tục, tài chínhcho doanh nghiệp
Còn theo Tổng cục Lâm nghiệp, cần thiết xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư để khuyến khích phát triển mây tre; hoàn thành giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, hộ gia đình để đảm bảo quyền sở hữu thực sự nhằm bảo tồn và phát triển vùng nguyên liệu.
Cần có chính sách ưu đãi tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục, khuyến khích phát triển và tổ chức các làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN tại các nơi có điều kiện phát triển sản xuất ngành TCMN: cụ thể là ở nông thôn và vùng ven đô thị để tận
dụng nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Có chủ trương tài trợ cho vay ưu đãi các dự án phát triển ngành TCMN, tạo điều kiện cho các đơn vị TCMN mở rộng và phát triển sản xuất hàng TCMN. Có vay tín chấp với các đơn vị đã có hợp đồng xuất khẩu, tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu thực hiện hợp đồng (có thể thông qua sự giới thiệu của hội).
Có chế độ thuế riêng đối với nguyên liệu đầu vào của ngành TCMN, chú ý đến tính đặc thù của từng loại nguyên liệu, đặc biệt không bắt buộc phải có hoá đơn tài chính đốivớicác nguyên liệu thuộc phế liệu, thứ liệu, chất thải từ nông sản sau thu hoạch hoặc chế biến được thu mua hoặc thu gom từ nông dân. Nếu sợ thất thu thuế thì nên có chế độ cho phép đơn vị sản xuất hàng TCMN thu mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán, để doanh nghiệp yên tâm thu mua nguyên liệu tập trung sản xuất tránh để doanh nghiệp vừa làm vừa sợ bị xuất toán chi phí giá thành nguyên liệu, ảnh hưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có quy định cụ thể về việc sử dụng laođộng nhàn rỗi không thường xuyên ở nông thôn, đối với lao động gia công hàng TCMN, để chi phí tiền gia công được chấp nhận là chi phí hợp lý.
Có chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho ngành TCMN thường xuyên trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ để mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối, nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.3.2.3 Tổ chức, phát triển mạng lưới thông tin thương mại quốc gia
Hỗ trợ các Hiệp hội chuyên ngành, hỗ trợ mạng lưới mây tre đan Việt Nam bằng cách: Thường xuyên cung cấp thông tin dự báo về diễn biến thị trường, giá cả và các thay đổi quy định về pháp luật nhập khẩu hàng TCMN của các nước, để tăng tính liên kết để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, thị trường, tránh rủi ro cho doanh nghiệp hoặc định hướng mở rộng thị trường.
3.3.2.4 Đào tạo, khuyến khích nâng cao trình độ
Hỗ trợ cho hội ngành nghề tổ chức các lớp dạy nghề, nâng cao trình độ sản xuất, quản lý, thiết kế sang tác mẫu sản phẩm TCMN.
Tài trợ cho các giải sáng tác mẫu mã kiểu dáng sản phẩm TCMN, để khuyến khích thiết kế sáng tạo, phát triển các mẫu mã sản phẩm TCMN mới, phù hợp với nhu cầu thị trường để khẳng định và tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm TCMN Việt Nam đối với thị trường thế giới.
Nếu chúng ta có chính sách khuyến khích phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp ngành TCMN có điều kiện đầu tư phát triển, tăng cường khả năng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có mẫu mã riêng, kiểu dáng đẹp, chất lượng phù hợp, hữu ích với giá cả hợp lý có khả năng tiếp nhận các đơn hàng lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Thủ công mỹ nghệ được coi là lĩnh vực được ưu tiên khuyến khích phát triển nhằm khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho các lao động tại các miền quê và vùng núi. Ngoài ra, TCMN cũng là ngành hàng đặc trưng, mang dấu ấn văn hóa rõ nét của Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh trên trường Quốc tế nên có thể coi các Hiệp định Thương mại toàn cầu là cánh cửa mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Chọn hướng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng mây tre lá, công ty Xuất nhập khẩu Nam Sơn đã xác định được những thuận lợi và khó khăn nói chung của mình. Tuy có nhiều thế mạnh và cơ hội nhưng cùng với sự vận động không ngừng nghỉ của kinh tế thế giới và xu hướng tự do hóa thương mại, công ty luôn phải chuẩn bị các chiến lược để sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới đặt ra khi tham gia vào chuỗi cung ứng thủ công mỹ nghệ toàn cầu.
Mặt hàng mây tre đan của công ty xuất khẩu vào thị trường thế giới hiện nay đang gặp rào cản về nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, tiêu chuẩn chất lượng và nghiên cứu, đổi mới mẫu mã sản phẩm. Do đó việc kiểm soát nguồn cung nguyên liệu và đổi mới công nghệ sản xuất, thiết kế sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu là yêu cầu cấp thiết đặt ra nhằm giúp hàng mây tre đan của Nam Sơn có chỗ đứng vững chắc ở thị trường này. Người viết hi vọng ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể tăng cường mối liên kết dọc từ Chính phủ, Các bộ ban ngành đến các doanh nghiệp xuất khẩu và sau cùng là người nông dân. Cần thiết phải có sợi dây vững chắc để truyền tải thông tin – chính sách, trợ giúp kỹ thuật và xúc tiến thương mại giữa các bên liên quan. Xuất khẩu mây tre đan của Công ty nói riêng và Việt Nam nói chung đang đặt kỳ vọng rất lớn vào các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản do đó việc hoàn chỉnh từ các yếu tố điều chỉnh thương mại vĩ mô đến những yếu tố vi mô của doanh nghiệp xuất khẩu là rất quan trọng.
Luận văn với đề tài “Xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Xuất khẩu nhập khẩu Nam Sơn” đã cơ bản đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Công ty đã tìm ra được hướng thực thi chiến lược hội nhập dọc phù hợp nhất cho mình và người viết có đề xuất một số giải pháp giúp bản thân Công ty phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội do môi trường bên ngoài đem lại
để gia tăng vị thế khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian tới; đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để cải thiện môi trường kinh doanh, tăng tính hiệu quả và minh bạch của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Do hạn chế về kiến thức cũng như dung lượng, luận văn có thể còn chưa bao quát được hết mọi khía cạnh của vấn đề, song hy vọng có thể đem đến cho bạn đọc một cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động của một doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam điển hình trong chuỗi cung ứng. Từ đây, bài viết có thể mở ra các hướng đi nghiên cứu doanh nghiệp xuất khẩu với các chiến lược kinh doanh khác, ngoài chiến lược hội nhập dọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (i) Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Kim Anh, Quản lý chuỗi cung ứng, Tài liệu hướng dẫn học tập, ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh, 2006
2. Nguyễn Công Bình, Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Thống kê, 2008
3. Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2016, Hà Nội, 2017 4. Hoàng Văn Châu, Logistics và Vận tải Quốc tế, NXB Thông tin và Truyền
thông, 2009
5. Dự án Xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam, Báo cáo của hội thảo: Đánh giá tiềm năng phát triển thương mại công bằng trong ngành chè, cà phê, ca cao, gia vị và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, 2015
6. Trần Lê Đoài, Luận văn tiến sĩ:“Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014
7. Nguyễn Văn Đức, “Cách thức nào cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế”, Kinh tế và Dự báo số 13/2011
8. ITPC, Sơ lược về ngành hàng thủ công mỹ nghệ - mây, tre, lá, 2012
9. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI, Báo cáo điều tra cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập ngành thủ công mỹ nghệ, 2011
10.Tập thể tác giả, Quản trị chuỗi cung ứng, Trường ĐH kinh tế - ĐH Đà Nẵng, 2007
11.Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010 12.Viettrade, Báo cáo xúc tiến thương mại, 2016.
(ii) Tài liệu tiếng Anh
13.APICS Insights and Innovation, Supply chain Stategy Report: Make the most of supply chain strategy, APICS Supply chain council, 2011
14.Chopra Sunil & Peter Meindl, Supply Chain Management: Strategy, Planning and Operation, 2001
15.Cohen, S., & Rousell, J. , Strategic Supply chain Management, McGrawHill/Irwin Publisher, 2005
16.David Ketchen and Tomas Hult, Bridging organization theory and supply chain management: The case of best value supply chains, Journal of Operations Management 25, 2007
17.David Simchi-Levi, Philip Kaminsky, and Edith Simchi-Levi, Designing and Managing the Supply Chain, 2nd edition, McGraw-Hill/Irwin, 2002
18.Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics, 1998
19.Fredendall, Lawrence D., and Ed Hill, Basics of Supply Chain Management, Boca Raton, FL: St. Lucie Press, 2001
20.Ganeshan and Harrison, An Introduction to Supply Chain Management,1995 21.Hau Lee, Aligning supply chain strategies with product uncertainties, California
Management Review 44, no. 3, 2002
22.Marshall Fisher, What Is the Right Supply Chain for Your Product?, Harvard Business Review, March-April, 1997
23. Michael E. Porter, Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors, New York: Free Press, 1980)
24.Roberta S.Russell, Bernard W.Taylor III, Operations Management, Prentice Hall, 4th edition, 2003
25.Sunil Chopra, Peter Meindl,Supply chain management: strategy, planning and operation, 6th edition, Pearson Education, 2016
26.Tony Hines, Supply chain Strategies: Customer Driven and Customer Focused, Elsevier, 2004
27.UPS, Supply Chain Strategy The Importance of Aligning Your Strategies, United Parcel Service of America, Inc, 2005
28.S. Venkataramanaiah, N. Ganesh Kumar, Building Competitiveness: A Case of Handicrafts Manufacturing Cluster Units, 2011
(iii) Tài liệu từ Internet
29.Agro, Hà Tây đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan,
http://agro.gov.vn/news/tID4963_Ha-Tay-day-manh-xuat-khau-cac-mat-hang-
may-tre-dan.html, truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2017
30.Artex Saigon,Xuất khẩu mây, tre: Năng lực nhỏ cản tiềm năng lớn,
http://www.artexsaigon.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/xuat-khau-may-tre-nang-luc-
nho-can-tiem-nang-lon.html, truy cập ngày 15 tháng 02 năm 2017
31.Báo Công thương, Ngành mây tre đan: Thị trường lớn, khai thác nhỏ,
http://baocongthuong.com.vn/nganh-may-tre -dan-thi-truong-lon-khai-thac-
nho.html, truy cập ngày 02 tháng 02 năm 2017
32.Bộ Công thương, Tình hình xuất khẩu của Ngành mây tre đan năm 2013 và thực trạng, http://nhanhieuviet.gov.vn/vn/tin-tuc-xnk/tinh-hinh-xuat-khau-cua-nganh-
may-tre-dan-nam-2013-va-thuc-trang-50637.phtml, truy cập ngày 03 tháng 02
năm 2017
33.Ispard, Thực trạng các doanh nghiệp ngành mây tre đan và các giải pháp thúc đẩy phát triển,http://ipsard.gov.vn/news/tID2792_Thuc-trang-cac-doanh-nghiep-
nganh-may-tre-dan-va-cac-giai-phap-thuc-day-phat-trien.html, truy cập ngày 15
tháng 04 năm 2017
34.Marketing box, http://marketingbox.vn/Mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-
Michael-Porter.html, truy cập ngày 15 tháng 03 năm 2017
35.Saga, Phân tích PEST – Bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh,
http://www.saga.vn/phan-tich-pest-buc-tranh-toan-canh-ve-moi-truong-kinh-
doanh~34462, truy cập ngày 10 tháng 02 năm 2017
36.Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, Tình hình và giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng mây, tre, cói, http://congthuong.hochiminhcity.gov.vn/ttsk/-
/asset_publisher/Jeo2E7hZA4Gm/content/id/690189, truy cập ngày 20 tháng 12
năm 2016
37.Supply chain insight, Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng: bắc cấu qua dòng nước xoáy,http://gscom.vn/portal/chuyende-scm/hoach-dinh-chien-luoc-chuoi-
cung-ung-bac-cau-qua-dong-nuoc-xoay.html, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016
38.Tổng cục thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=720, truy cập ngày 01 tháng 04 năm 2017
39.Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2016,
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=103 8&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%
20k%E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch, truy cập ngày 15
tháng 02 năm 2017
40.Vietabroader, Quản lý chuỗi cung ứng, http://insider.vietabroader.org/supply-
chain/, truy cập 05 tháng 02 năm 2017
41.VNP, Vietcraft - cầu nối xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,
http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/vietcraft-cau-noi-xuat-khau-hang-thu-cong-
my-nghe/201094.html, truy cập 25 tháng 03 năm 2017
42.Xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam, Thương mại công bằng – phát triển bền vững nông sản và thủ công mỹ nghệ Việt Nam,
http://fairtrade.org.vn/thuong-mai-cong-bang-phat-trien-ben-vung-nong-san-va-
thu-cong-my-nghe-viet.html, truy cập ngày 01 tháng 03 năm 2017
43.Xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam, http://fairtrade.org.vn/ha-noi-xuc-
tien-xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe-sang-bac-au.html, truy cập ngày 01