Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 61 - 75)

2.2.2.1 Mô hình phân tích PEST

(1) Các yếu tố chính trị

Nhìn chung, Việt Nam có một nền chính trị hòa bình, ổn định. Đó là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì áp dụng các chính sách phát triển các ngành kinh tế một cách bền vững, nhất quán. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Tiến sĩ Philippe Delalande cho rằng: “Thành công của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị”. Chúng ta không phủ nhận những hạn chế, yếu kém vẫn còn tồn tại hiện nay. Nhận rõ những hạn chế, yếu kém trong đời sống xã hội, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể để sửa chữa, để khắc phục. Những trường hợp cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật ở mọi cấp đều được điều tra, xử lý kịp thời đúng người, đúng tội mà không có trường hợp ngoại lệ. Các vụ án kinh tế phức tạp được các cơ quan chức năng đưa ra xét xử công khai, được nhân dân đồng tình, ghi nhận.Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tích cực đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật, tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

Việt Nam ban hành nhiều chính sách để khuyến khích ngành xuất khẩu mây tre đan:

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có ban hành quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre.Quyết định này quy định về quy hoạch, chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển ngành

mây, tre; trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức có liên quan đến tạo vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre ở Việt Nam.Chính sách này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến tạo vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre. Quyết định có nội dung chính như sau:

- Khuyến khích quy hoạch, phát triển vùng trồng nguyên liệu mây, tre

- Nhà nước khuyến khích khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống và khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng mây tre đan.

- Nhà nước có các chính sách ưu đãi về hỗ trợ đầu tư, tín dụng

- Lao động nông thôn trong ngành mây tre được áp dụng chính sách đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Về thuế:

• Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đầu tư trồng rừng nguyên liệu mây, tre được miễn, giảm thuế sử dụng đất.

• Cơ sở sản xuất hàng mây tre được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu không phần trăm (0%) đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất hàng mây tre trong nước chưa sản xuất được theo danh mục do Bộ Công thương ban hành. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mây tre mới đi vào hoạt động được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

• Mây, tre khai thác từ rừng tự nhiên chịu thuế suất thuế tài nguyên 10%. Hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác mây, tre từ rừng tự nhiên để phục vụ sinh hoạt được miễn thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật. - Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

• Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu hàng mây tre ký hợp đồng tiêu thụ lâu dài, ổn định với

• Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mây tre được nhà nước hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

• Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, sản phẩm mới phục vụ cho các cơ sở sản xuất theo định hướng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu sản phẩm mây tre của thị trường trong và ngoài nước.

• Tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng, các rào cản kỹ thuật để cơ sở sản xuất hàng mây, tre có cơ sở định hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp.

• Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện bố trí địa điểm thuận lợi, hỗ trợ kinh phí để xây dựng chợ, cửa hàng, trung tâm ở địa phương để mua bán nguyên liệu mây, tre; thực hiện thí điểm phát triển làng nghề mây tre gắn với các tuyến, điểm du lịch làng nghề.

Việt Nam và EU đã chính thức triển khai đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vào tháng 6-2012. Sau 14 vòng đàm phán, FTA Việt Nam - EU đã chính thức hoàn thành vào tháng 12-2015 tại Brussels.FTA Việt Nam - EU đang được ví như một hiệp định hiện đại và đóng vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa giữa hai nền kinh tế.

(2) Các yếu tố kinh tế

❖ Tình hình kinh tế Thế giới và Việt Nam nói chung:

Triển vọng tăng trưởng GDP yếu: Tăng trưởng đầu ra trong các EMDEs xuất khẩu hàng hóa chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, giảm từ 8,9% trong năm 2011 xuống còn 0,4 phần trăm vào năm 2015, thấp hơn mức trung bình trước khủng hoảng (2003-08) là 11,5%. Đặc biệt, tăng trưởng ở Trung Quốc đã chậm lại và phải đối mặt với nhu cầu bên ngoài yếu và các chính sách nhằm chuyển hướng hoạt động kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ. Điều này đã làm giảm hàng hoá toàn cầu và nhu cầu, tạo ra những tác động bất lợi cho xuất khẩu hàng hóa (Ngân hàng Thế giới 2016)

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Nền kinh tế

Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO (2007 – 2016) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế.

Xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2010-2016, xuất khẩu hàng hóa đang có xu hướng tăng chậm dần, giảm từ mức tăng 34,2% năm 2011 xuống chỉ còn 7,9% năm 2015 và 8,6% năm 2016. Suy thoái toàn cầu đã kéo theo tăng trưởng thấp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là các thị trường phát triển, ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2016 giảm do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm giá cả trên thế giới. Giá bình quân xuất khẩu giảm 1,8% so với năm 2015, đặc biệt là nhóm hàng nhiên liệu giảm tới 20,1%. Nếu loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá thì xuất khẩu năm 2016 tăng 10,6% (trên mức mục tiêu đầu năm là 10%). Tuy nhiên với mức tăng trưởng dương, quy mô xuất khẩu hàng hóa vẫn tiếp tục được mở rộng từ 32,4 tỷ USD năm 2005 lên 72,2 tỷ USD năm 2010 và 175,9 tỷ USD năm 2016. Trong khi đó, tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cũng thấp hơn hẳn giai đoạn trước năm 2010 (trừ năm 2009 với khủng hoảng kinh tế). Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn là hệ quả của việc sản xuất trong nước bị thu hẹp so với giai đoạn trước. Năm 2015 khi Việt Nam quay trở lại thâm hụt thương mại cũng chính là năm kinh tế Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Quy mô nhập khẩu đã tăng từ mức 84,8% tỷ USD năm 2010 lên 173,3 tỷ USD năm 2016.

Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2005-2016

(Đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê

❖ Tình hình xuất khẩu mặt hàng mây tre, cói nói riêng:

- Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, năm 2016 xuất khẩu hàng mây, tre, cói đạt 262,9 triệu USD, tăng 1,01% so với năm 2015. Tính riêng tháng 12/2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 26,1 triệu USD, tăng 5,3% so với tháng trước – đây là tháng kim ngạch tăng trưởng thứ ba liên tiếp.

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre, lá, cói thảm của Việt Nam trong giai đoạn năm 2012 – 2016

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

- Hàng mây, tre, cói của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Pháp…. trong đó Hoa Kỳ là thị trường chủ lực, đạt kim ngạch cao nhất 61,9 triệu USD, chiếm 23,5% tổng kim ngạch, tăng 0,9% so với năm 2015. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, tăng 2,18% đạt 42,9 triệu USD, kế đến là Đức, tuy đứng thứ ba trong bảng xếp hạng kim ngạch, nhưng tốc độ xuất khẩu mặt hàng này giảm nhẹ, giảm 2,6% so với năm trước, tương ứng với 32 triệu USD.

- Năm 2016 tốc độ xuất khẩu hàng mây tre cói sang các thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm phần lớn, chiếm 77,7% và xuất sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh vượt trội, tăng 37,99% tuy kim ngạch chỉ đạt 7,2 triệu USD, ngược lại số thị trường với tốc độ suy giảm chỉ chiếm 22,2% và xuất sang Nga giảm mạnh nhất, giảm 33,92%. Tình hình xuất khẩu sang một số thị trường khác có tốc độ tăng trưởng khá như: Đài Loan, Đan Mạch.

211.1 229.7 242.1 259.8 262.9 0 50 100 150 200 250 300

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường Năm 2016 So với năm 2015 (%)

Tổng 262.927.483 1,18 Hoa Kỳ 61.926.988 0,90 Nhật Bản 42.938.891 2,18 Đức 32.015.345 -2,60 Hà Lan 12.590.092 0,77 Hàn Quốc 11.276.314 6,83 Anh 9.732.052 4,08 Pháp 8.212.961 10,46 Australia 8.102.064 -23,58 Đài Loan 7.729.452 24,46 Trung Quốc 7.289.277 37,99

Tây Ban Nha 7.112.914 8,58

Canada 5.972.167 1,41 Italia 5.715.404 9,65 Thuỵ Điển 5.330.654 -0,62 Ba Lan 4.065.767 3,24 Đan Mạch 2.781.286 16,00 Bỉ 2.488.693 8,22 Nga 742.515 -33,92

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

(3) Các yếu tố văn hóa – xã hội

Xã hội hóa văn hóa tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước trên thế giới, đã thúc đẩy phát triển các hình thức sáng tạo, thưởng thức văn hóa theo hướng hiện đại đồng thời cũng phục hồi cả nhiều loại hình văn hóa truyền thống. Các sản phẩm truyền thống cũng như các làng nghề truyền thống cũng được nhà nước chú trọng bảo tồn và tạo điều kiện phát triển.Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc trao đổi sản phẩm văn hóa - nghệ thuật với nước ngoài được đẩy mạnh, chẳng hạn thông qua các Festival quốc tế; theo lời mời của các đối tác, các nhà tài trợ; tham gia các cuộc

thi quốc tế; những ngày văn hóa Việt Nam tại các nước hay những ngày văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện cho việc thông thương các mặt hàng TCMN. Thu nhập bình quân đầu người đang trong chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2015 con số này đã là 2.109 USD, năm 2016 là 2.215 USD, cao gấp gần 7,7 lần so với năm 1995. Sau 10 năm gia nhập WTO, GDP bình quân đầu người đạt ở mức khả quan, mức sống của người dân đã dần được cải thiện. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam trong 10 năm qua tuy có suy giảm trong năm 2009 nhưng vẫn đạt ở mức khá cao, năm 2016 là 80,5%, thuộc loại cao so với tỷ lệ chung của thế giới, đứng thứ hạng khá cao so với các nước trong khu vực ASEAN.

Biểu đồ 2.7: Tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiếp tục tăng mạnh mẽ từ các thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc và Châu Mỹ Latinh. Đối với thị trường châu Âu, ngày càng có nhiều người già về hưu có nhiều thời gian hơn để chăm sóc trang hoàng nhà

mua sắm các mặt hàng quà tặng, kỉ niệm nhân các dịp lễ lạc, cưới hỏi... cũng tăng cao nên đây cũng là một phân khúc thị truờng đầy hứa hẹn.Các dịp lễ tết, giáng sinh, năm mới cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm thủ công.Ở các nước Bắc Âu, vào mùa xuân, người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngoài trời để phục vụ việc trang trí sân vườn.Vòng đời sản phẩm có xu hướng ngắn hơn nên sản phẩm luôn phải hợp thời trang về mẫu mã và màu sắc.Người dân các nước ngày nay có nhiều kỳ nghỉ hơn nên dành nhiều thời gian cho nghệ thuật cũng như đi du lịch.Điều này làm kích thích nhu cầu mua sắm hàng quà tặng, đồ dùng lưu niệm tăng.

(4) Yếu tố công nghệ

Cả thế giới đều đang trong cuộc Cách mạng công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời, góp phần phát triển mọi ngành nghề.Theo báo cáo của VINASA, CNTT Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực.Năm 2014, Tổng cục Hải quan đã khai trương cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và triển khai chính thức tại các cảng biển quốc tế, rút ngắn thời gian xử lý thông quan hàng hóa. Bộ Công Thương đã kết nối được 3 thủ tục vào hệ thống một cửa quốc gia, gồm: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ ASEAN; thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu mô tô phân khối lớn và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với các chất làm suy giảm tầng ozon.Công nghệ có tác động tích cực đến việc kinh doanh đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử.Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước như công ty Nam Sơn có thể dễ dàng, nhanh chóng trao đổi thông tin liên lạc cũng như tìm kiếm các đối tác ở nhiều nơi trên thế giới. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí khi giao dịch và tăng tỷ lệ làm việc từ xa. Ngoài ra, khoa học công nghệ phát triển góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất thông qua việc sử dụng các máy móc hỗ trợ, làm giảm sức người, tăng năng suất lao động và góp phần vào giá trị gia tăng của sản phẩm đầu ra.

2.2.2.2 Các yếu tố nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp Nam Sơn

(1) Yếu tố nhà cung cấp

Hiện nay, diện tích tre nứa toàn quốc là gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng toàn quốc). Về tài nguyên song mây, ước tính nước ta có khoảng 30 loài song mây (trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao) thuộc sáu chi, phần lớn diện tích được phân bố và khai thác ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đác Lắc, Đồng Nai, Quảng Nam... Điều đáng nói là tre nứa, song mây có biên độ sinh thái rộng, có khả năng gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi, đồng thời có thể gây trồng phân tán. Không những vậy, việc trồng, khai thác, chế biến tre nứa, song mây đang góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận gia đình sinh sống dựa vào rừng. Qua khảo sát ở những địa phương có điều kiện gây trồng, chế biến tre nứa, song mây đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Điển hình như trồng luồng ở tỉnh Thanh Hóa đã tạo thu nhập cho 30% số gia đình, với thu nhập gần 100 nghìn đồng/ngày/lao động. Hay trồng thâm canh mây nếp ở tỉnh Thái Bình, sau năm năm trồng có thể thu lãi ổn định từ 60 đến 90 triệu đồng/ha/năm... Ngoài ra, hiện nay cả nước có 723/2.017 làng nghề chế biến mây, tre đan và hơn một nghìn doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, trong đó có mặt hàng mây, tre đan, thu hút 342 nghìn lao động. Theo đánh giá, hằng năm nước ta tiêu thụ từ 400 đến 500 triệu cây tre nứa và từ 600 đến 800

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)