Hàng trăm triệu USD kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay với tỉ lệ tăng đều so với mọi năm, sản phẩm mây, tre đan của Việt Nam vẫn đứng vững trên những thị trường lớn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các làng nghề và doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu sản phẩm mây tre đan vẫn chứng minh những bước đi chậm mà chắc. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến việc thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại các thị trường chủ lực. Về lâu dài, theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), quy hoạch vùng nguyên liệu mây tre đan cần có sự tập trung và có chiến lược quy hoạch cụ thể để bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu mây tre.
Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Việt Nam đang thiếu chiến lược phát triển bền vững cho các ngành nghề thủ công mỹ nghệ nói chung, nhất là mặt hàng mây, tre thua kém nhiều nước trong khu vực. Trên thực tế, nhiều chính sách phát triển các mặt hàng mây, tre, nứa, lá đề ra thiếu thực tế, không sát với sản xuất gây bức xúc cho doanh nghiệp. Đặc biệt, phong trào phát triển “mỗi làng một sản phẩm - OVOP” (nhóm hàng thủ công nông nghiệp) còn mang tính hình thức, phong trào và mạnh ai nấy làm.
Trong giai đoạn hiện nay, công ty Nam Sơn đặt ra mục tiêu và phương hướng phát triển trong tương lai 5 năm tới như sau:
Về thị trường: Đối với các thị trường truyền thống cần giữ vững vị trí, tiếp cận sâu hơn bằng cách đổi mới các sản phẩm xuất khẩu. Đối với thị trường mới : Vấn đề mở rộng thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng kim ngạch, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Càng có nhiều thị trường thì công việc kinh doanh càng ổn định, công ty càng ở thế chủ động trên thị trường. Hiện nay Nam Sơn mới đặt mối quan hệ với hơn 60 công ty ở các quốc gia khác nhau, đây
lai công ty không chỉ muốn thặt chặt hơn những mối quan hệ hiện có mà còn có xu hướng mở rộng ra thêm các khu vực thị trường tiềm năng khác như:Châu Phi (cụ thể là các quốc gia Nam Phi), Châu Mỹ La Tinh: Braxin, Mehico, châu Âu : Hà Lan, Thụy Điển, Nga, Ba Lan…Cụ thể, công ty đặt mục tiêu trên 100 công ty ở các quốc gia khác nhau vào năm 2022, tập trung vào hai thị trường chính là châu Mỹ và châu Âu, nâng giá sản phẩm trung bình từ 5-7%/năm.
Về sản phẩm: Mở rộng mặt hàng kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để giành được các đơn hàng giá trị lớn. Định hướng của công ty: tập trung vào các mặt hàng thế mạnh của công ty lànhóm 1 - thủ công mỹ nghệ trang trí như đèn, lẵng hoa, khay đựng…. Mặt hàng này cần được hoàn thiện hơn nữa về chu trình xử lý chống bóp méo, ẩm mốc mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty xuất khẩu khác trong nước và các nước xuất khẩu khác trên thế giới. Ngoài ra, công ty sẽ đầu tư thời gian nghiên cứu cải tiến chất lượng, mẫu mã các sản phẩm thuộc nhóm hàng 2 và 3 nhằm khai thác hết khả năng sẵn có của công ty, đồng thời làm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
Về nguồn cung nguyên vật liệu: Để phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu bền vững, công ty phải tạo được vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài. Công typhấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, tìm thêm nhiều nhà cung cấp uy tín và tự xây dựng thêm vùng nguyên liệu dự phòng ở khu vực miền núi Hòa Bình.
Về công tác quản lý: Tăng ngân sách đầu tư vào việc: chiêu mộ nhân tài và mua các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tự động. Chiêu mộ nhân tài: Tuyển thêm nhân viên và quản lý có năng lực cao đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô của công ty trong thời gian tới. Cài đặt thêm các phần mềm quản lý thông tin, theo dõi chu trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhằm giảm bớt sức người và tăng tốc độ, tăng độ chính xác cho các khâu làm việc.
Về hội nhập Quốc tế: cử nhân viên tham gia vào nhiều hội chợ mặt hàng gia dụng, hội chợ du lịch trên thế giới để học cách quảng bá, marketing sản phẩm; xúc tiến quảng bá cho các sản phẩm đặc thù của Việt Nam và là thế mạnh của công ty Nam Sơn.