Nhóm chiến lược 2: Nhóm chiến lược kết hợp các điểm yếu và yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 84 - 85)

khách hàng

Mặc dù trên thị trường hiện nay đã có nhiều công ty trong nước tham gia vào ngành, chưa kể tới nhiều sự cạnh tranh từ các công ty bên ngoài lãnh thổ, bằng uy tín và thế mạnh của mình,công ty Nam Sơn vẫn duy trì được lượng khách hàng ổn định, trung thành lâu năm. Lượng khách hàng lớn của công ty nằm tại các nước phát triển nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu.Đây cũng là những thị trường còn nhiều tiềm năng, nhiều nhu cầu về mặt hàng TCMN nên cơ hội phát triển thị trường của doanh nghiệp còn rất rộng mở. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phát huy và kế thừa những giá trị đã có để củng cố hơn nữa mối quan hệ với khách hàng cũ, có nhiều chính sách tri ân khách hàng lâu năm, nhằm mục đích nâng tầm và vị thế những khách hàng đó lên các đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, tận dụng cơ hội cầu nối của các hiệp hội thương mại Nhà nước, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), các chính sách hỗ trợ về hàng rào thuế quan, quy trình thủ tục xuất khẩu của Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp Nam Sơn tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động triển lãm, giao thương với các đối tác nước ngoài.

Tuy vậy, hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật và thẩm mỹ của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng và khắt khe, chính vì vậy doanh nghiệp Nam Sơn cần phải phát huy thế mạnh về hoạt động nghiên cứu, dây chuyền công nghệ để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết kế và sáng tạo sản phẩm, sử dụng các loại hóa chất đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

3.2.2 Nhóm chiến lược 2: Nhóm chiến lược kết hợp các điểm yếu và yếu tố khách hàng khách hàng

Công ty chưa xây dựng được hệ thống thông tin cập nhật, đầy đủ về thị trường nước ngoài, vì thế cần tận dụng mọi kênh truyền thông của Nhà nước hỗ trợ để có thể nắm bắt được nhanh nhất nguồn thông tin cao cấp. Ngoài ra, tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và môi trường đầu tư được cải thiện để vay vốn ngân hàng, sử dụng vốn đê trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý, thu hút nhân tài trẻ và đẩy mạnh hoạt động Marketing. Công ty Nam Sơn có thể

xem xét thực hiện chiến lược hội nhập dọc xuôi chiều, thiết lập nhiều hệ thống kênh phân phối, các văn phòng đại diện tại các nước tiềm năng phát triển.Tuy nhiên, chiến lược này chưa thích hợp với quy mô và nguồn lực của Nam Sơn hiện tại.Công ty cần phải đẩy mạnh phát triển hơn nữa mới có thể áp dụng chiến lược này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp XNK nam sơn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)