Quy trình cấp tín dụng hiện tại
Với đề án cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ năm 2013, ngân hàng đã từng bước đổi mới hoạt động, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Trước kia, việc cấp tín dụng chỉ qua 2 cấp: cán bộ tín dụng nghiên cứu khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng hoặc cấp cao hơn là giám đốc chi nhánh phê duyệt. Hiện nay, việc cấp tín dụng được thực hiện thống nhất theo một quy trình rõ ràng. Bộ phận tín dụng thay vì chỉ có một phòng như trước kia thì nay được tách thành nhiều phòng/ bộ phận nhằm đảm bảo kiểm soát tốt nhất hoạt động cấp tín dụng như: phòng Chính sách tín dụng, phòng khách hàng, phòng tái thẩm định, phòng quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ.
Phòng Chính sách tín dụng là bộ phận đề ra các chính sách, quy trình, hướng dẫn cụ thể hoạt động cấp tín dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng, từng ngành kinh tế và trong từng thời điểm cụ thể. Bộ phận đặt tại Hội sở chính, và
quản lý hoạt động cho vay thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo từng sản phẩm, với từng địa bàn, khu vực đầu tư.
Phòng quản lý rủi ro nghiên cứu, phân tích, các rủi ro mang tính chất vĩ mô mà ngân hàng có thể gặp phải khi cho vay nhằm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng. Phòng này trực thuộc Hội sở, phụ trách, đo lường, phân tích và báo cáo rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất (ii) rủi ro thị trường (tỷ giá, giá vàng,..) của cả hệ thống. Trong đó có bộ quận quản lý rủi ro tín dụng chủ yếu báo cáo số liệu về các giới hạn và hạn mức trong hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư TPDN theo quy định của HDbank và NHNN; Tổng hợp báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của toàn hệ thống…vv.
Phòng khách hàng chịu trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu và tư vấn các sản
phẩm vay vốn phù hợp tới khách hàng. Mỗi chi nhánh đều có phòng khách hàng để triển khai các sản phẩm vay vốn lưu động, bảo lãnh, thấu chi...
Phòng tái thẩm định xem xét, đánh giá lại hồ sơ trình cấp tín dụng, hồ sơ
vượt thẩm quyền của Chi nhánh/phòng giao dịch.
Phòng quản lý và hỗ trợ tín dụng: Soạn thảo, lập hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm và thực hiện thủ tục tại cơ quan chức năng (phòng tài nguyên môi trường, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm…), thực hiện nhập dữ liệu và lưu trữ hồ sơ giải ngân theo quy định.
Phòng quản lý nợ có trách nhiệm quản lý khoản vay, kiểm soát quá trình
giải ngân, thu hồi gốc và lãi vay đúng hạn, kịp thời, lưu trữ hồ sơ tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Trên thực tế, dù mỗi loại hình cho vay đều có những đặc điểm riêng, nhưng quy trình cho vay về cơ bản là thống nhất. Quy trình cho vay là tập hợp các nguyên tắc, luật lệ của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, bao gồm các bước từ khi chuẩn bị cho tới khi chấm dứt hợp đồng [20]. Theo quyết định 1398/2013/QT-TGĐ ngày 05/10/2013, quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng tóm tắt gồm 10 bước sau đây:
Bƣớc 1: Tiếp cận khách hàng
Trong quá trình cạnh tranh gay gắt, đua giành thị phần giữa các ngân hàng thương mại, cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án khả thi, có hiệu quả để cho vay. Thông qua nhiều nguồn thông tin, như qua các mối quan hệ, qua sự
giới thiệu của khách hàng cũ, do thông tin từ các ngân hàng khác, thông tin về các dự án… cán bộ tín dụng chủ động tiếp cận khách hàng để cho vay.
Bƣớc 2: Tiếp nhận, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:
Về cơ bản, hồ sơ vay vốn gồm có:
Hồ sơ pháp lý: quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, mã số thuế, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, giấy ủy quyền… nhằm chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
Hồ sơ tài chính: các báo cáo tài chính của khách hàng trong 3 năm gần nhất, báo cáo nhanh tình hình tài chính đến thời điểm vay vốn...
Hồ sơ liên quan đến khoản vay: gồm giấy đề nghị vay vốn, phương án sử dụng vốn vay, các tính toán thể hiện hiệu quả của dự án, chứng từ chứng minh các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án (hợp đồng nội, hợp đồng ngoại, các giấy phép thực hiện dự án…)
Hồ sơ về đảm bảo tiền vay: các tài liệu, giấy tờ về tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh của ngân hàng khác…
Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh các loại tài liệu theo yêu cầu, tính toán hiệu quả phương án kinh doanh, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, tìm kiếm các thông tin liên quan từ phía thị trường, từ đối thủ cạnh tranh, từ khách hàng, từ hệ thống thông tin tín dụng nội bộ và Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC)… phục vụ công tác thẩm định và xét duyệt cho vay sau này.
Bƣớc 3: Đề xuất cấp tín dụng
Cán bộ khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng, trong đó thể hiện các thông tin liên quan đến khách hàng (quá trình thành lập, thị phần, vốn chủ sở hữu, hoạt động kinh doanh chính, tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tài chính...); các thông tin liên quan đến nội dung đề xuất cấp tín dụng; các lợi ích mà HDbank có thể nhận được, chính sách dự kiến áp dụng cho khách hàng (ưu đãi về lãi suất, phí…).
Bƣớc 4: Thẩm định rủi ro
Thẩm định rủi ro là bước đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với khoản đề xuất cấp tín dụng và được thể hiện bởi báo cáo tái thẩm định rủi ro. Báo cáo thể hiện quan điểm của cán bộ tái thẩm định về mức độ rủi ro của khoản đề xuất đối với ngân hàng ở tính phù hợp so với quy trình, quy chế, chính sách hiện tại của nhà nước và HDbank; các rủi ro có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; các rủi ro liên quan đến năng lực tài chính/phi tài chính; các rủi ro liên quan trực tiếp đến khoản đề xuất và các dấu hiệu rủi ro khác có thể xảy ra.
Bƣớc 5: Phê duyệt giới hạn tín dụng/ khoản vay
Một đặc trưng cơ bản của quy trình cấp tín dụng tại HDbank là quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng. Các cấp bậc này bao gồm: Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng khu vực, Hội đồng tín dụng Hội sở, Ủy ban tín dụng .
Bƣớc 6: Ký kết hợp đồng
Cán bộ quan hệ khách hàng thương lượng lại với khách hàng về các điều kiện vay vốn được phê duyệt. Trong trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn đó, cán bộ tín dụng có thể tiến hành đàm phán lại. Nếu khách hàng đồng ý với các điều kiện, điều khoản mà HDbank đưa ra, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ chuyển hồ sơ lên phòng quản lý và hỗ trợ tín dụng soạn thảo, ký kết hợp tín dụng, thế chấp và văn bản khác có liên quan, ngoài ra cán bộ phòng quản lý và hỗ trợ tín dụng cũng thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.
Bƣớc 7: Ghi nhập và giám sát dữ liệu trên hệ thống
Quy trình ghi nhập dữ liệu bắt đầu sau khi đã xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng, ký kết các hợp đồng tín dụng, phê duyệt các sửa đổi tín dụng. Theo quy định, chỉ cán bộ và lãnh đạo phòng quản lý và hỗ trợ tín dụng mới được ghi nhập, sửa chữa dữ liệu trên hệ thống. Cán bộ tác nghiệp chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện các thông tin không khớp đúng giữa văn bản và thông tin trên hệ thống công nghệ.
Bƣớc 8: Lƣu giữ hồ sơ tín dụng an toàn
Hồ sơ tín dụng, đảm bảo tiền vay được lưu giữ an toàn tại phòng quản lý và hỗ trợ tín dụng và không được phép cho khách hàng mượn vì bất kì lý do gì.
Bƣớc 9: Giải ngân, thu nợ
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tiếp nhận mọi yêu cầu rút vốn của khách hàng và kiểm tra thủ tục vốn vay về tính hợp lý, hợp lệ của bộ hồ sơ nhằm phát hiện kịp thời những điểm không phù hợp với hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tác nghiệp tiến hành các thủ tục giải ngân và chuyển tiếp sang các phòng khác có liên quan để giải ngân cho khách hàng nhanh chóng, kịp thời.
Bƣớc 10: Giám sát, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro
Kiểm tra, giám sát và phát hiện các dấu hiệu rủi ro sau khi cho vay được coi là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cán bộ làm công tác tín dụng và được đánh giá là quan trọng tương đương với việc đề xuất và phê duyệt một khoản vay. Do đó, tại khâu này các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình thực hiện.
Thường xuyên, định kỳ kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm. Việc kiểm tra được lập thành biên bản nhằm đánh giá tính tuân thủ các cam kết theo hợp đồng tín dụng, tình trạng thực tế của tài sản hình thành từ vốn vay, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường. Khi phát hiện dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng tập trung phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của khoản vay.
Sơ đồ 0.2: Quy trình tín dụng tại HDbank
Nguồn: HDbank (2013), Quy trình cấp tín dụng số 1398/2013/QT-TGĐ ngày 05/10/2013
Đánh giá:
Việc xây dựng mô hình tín dụng và chuyên môn hóa cao các khâu trong quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh (CN) và Trụ sở chính (TSC) hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ nhất, công việc front office và back office trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại TSC, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.
Thứ hai, do các chi nhánh tập trung vào công việc tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của HDbank đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm, mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách hàng sẽ được sử dụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Thứ ba, việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa TSC và chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trên cơ sở đó kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Thứ tư, khối QLRR đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của HDbank, bảo đảm phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệ quốc tế.
Nhìn chung, tất cả những thay đổi trong hoạt động của HDbank đều hướng đến mục tiêu cao nhất là phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Khách hàng tin tưởng, đặt quan hệ tín dụng với HDbank ngày càng nhiều cũng cho thấy sự thành công của việc chuyển đổi mô hình tín dụng mới.