Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HDbank thực hiện tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong mọi trường hợp;
- Đảm bảo hài hòa mục tiêu quản lý rủi ro với mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ;
- Quản lý theo định hướng tập trung, thống nhất và toàn diện;
- Quán triệt nguyên tắc phân tán rủi ro và đa dạng hóa trong phân bổ nguồn nhân lực;
- Đảm bảo sự minh bạch và công khai mọi hoạt động quản lý rủi ro; tính linh hoạt, chủ động đối phó với mọi rủi ro phát sinh.
Nội dung cơ bản của quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại HDbank bao gồm ba nội dung chính sau:
Giới hạn tín dụng (GHTD) đối với khách hàng
Giới hạn tín dụng là tổng dư nợ tối đa mà ngân hàng chấp nhận giao dịch với khách hàng trong một thời kỳ, thường là 1 năm. Tổng dư nợ tối đa trong giới hạn tín dụng bao gồm dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và mở L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, cho vay thấu chi. Việc quy định giới hạn tín dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro tổng thể; tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng; mở rộng quyền chủ động của chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng [19]. Ngoài ra tại HDbank còn quy định giới hạn cấp tín dụng đối với một số ngành và lĩnh vực nhất định theo từng năm hoặc từng giai đoạn cụ thể. [23]
Tuân thủ Thông tư số 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 39/2016/TT-NHNN, HDbank luôn đáp ứng các quy định về giới hạn tín dụng với khách hàng. Theo đó, giới hạn tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15%, với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của HDbank tại thời điểm xét duyệt cho vay, trừ khi có quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Phân vùng đầu tư:
Nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và giám sát khoản vay có hiệu quả, mỗi chi nhánh tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Tuy nhiên, tùy theo năng lực cũng như đặc điểm địa lý nơi đặt trụ sở, chi
nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng nằm ngoài khu vực đầu tư của mình.
Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động cấp tín dụng.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại HDbank là một tổ hợp các quy trình đồng bộ và được phân chia theo các cấp bậc. Các cấp phê duyệt bao gồm: Trưởng phòng khách hàng, Giám đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở, Phó tổng giám đốc phụ trách khách hàng, Hội đồng tín dụng Hội sở, Ủy ban tín dụng. Việc phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng tại HDbank vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh và đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của chi nhánh, vừa đáp ứng mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống HDbank.
Bảng 0.5: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng của ĐVKD tại HDbank
Nguồn:HDbank (2016), Quyết định số 1709/2016/QĐ- TGĐ ngày 17/05/2016.
Về nguyên tắc làm việc của Hội đồng tín dụngHDbank, chủ tịch hội đồng là chủ tọa phiên họp. Khi chủ tịch hội đồng vắng mặt, cử tọa cuộc họp, theo thứ tự ưu tiên, sẽ do Phó chủ tịch hội đồng hoặc thành viên thường trực.
Hội đồng tín dụng (với thành phần từ 02 thành viên trở lên) tổ chức nhóm họp phải tuân theo nguyên tắc là tại mỗi cuộc họp bảo đảm có đại diện của Khối nghiệp vụ (Khối KHCN/KHCDN) và có đại diện của đơn vị kinh doanh (Phó Tổng giám đốc phụ trách ĐVKD hoặc giám đốc vùng.
Căn cứ trên nguyên tắc tổ chức họp nêu trên, phòng tái thẩm định bán lẻ/Trung tâm tín dụng doanh nghiệp sắp xếp, trình Chủ tịch Hội đồng hoặc phó chủ tịch Hội đồng (theo phê duyệt cá nhân/doanh nghiệp) ký lịch họp. Đồng thời, thông báo lịch họp định kỳ hoặc đột xuất đến các thành viên trong Hội đồng tín dụng để tham dự
họp và đến các đơn vị kinh doanh để đăng ký/thông báo thời gian trình hồ sơ.
Quyết định thông qua của Hội đồng tín dụng tại mỗi cuộc họp phải theo nguyên tắc đồng thuận 100% các thành viên tham gia họp; trường hợp có ý kiến khác, phải trình lên cấp tiếp theo.
Khi hồ sơ đề xuất cấp tín dụng không được cơ quan phê duyệt có thẩm quyền thống nhất thông qua, thì ĐVKD đươc trình lại cơ quan phê duyệt tín dụng đó để tái xét duyệt hoặc lên cơ quan phê duyệt tín dụng cao hơn và chỉ được thực hiện trình tối đa hai cấp và mỗi cấp chỉ được trình một lần.
Bảng 0.6: Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Hội đồng tín dụng tại HDbank: Mức cấp tín dụng Số lƣợng Thành viên phê duyệt/chuyên trách Mức cấp tín dụng Số lƣợng Thành viên phê duyệt/chuyên trách Có Tài sản đảm bảo Số lƣợng Thành viên phê duyệt/chuyê n trách Không Tài sản đảm bảo Số lƣợng Thành viên phê duyệt/chuyên trách I/ 1 Cấp 1 ≤ 3 tỷ đồng 01 thành viên chuyên trách 01 thành viên chuyên trách ≤ 5 tỷ đồng 01 thành viên chuyên trách 01 thành viên chuyên trách
2 Cấp 2 ≤ 10 tỷ đồng 03 thành viên ≤ 3 tỷ đồng 03 thành viên ≤ 20 tỷ đồng 03 thành viên ≤ 3 tỷ đồng 03 thành viên
II/ 1 Cấp 1 ≤ 12 tỷ đồng 03 thành viên Thuộc thẩm quyền hội đồng khu vực tuy nhiên do khổng đủ TV hoặc không đủ điều họp. Phó chủ tịch hội đồng/thành viên thường trực phê duyệt ≤ 30 tỷ đồng 03 thành viên ≤ 04 tỷ đồng 02 thành viên , đó có Phó chủ tịch hội đồng tham dự 2 Cấp 2 ≤ 20 tỷ đồng 04 thành viên ≤ 500 triệu đồng Phó chủ tịch hội đồng phê duyệt ≤ 50 tỷ đồng 04 thành viên ≤ 10 tỷ đồng 04 thành viên trong đó có Phó chủ tịch hội đồng tham dự 3 Cấp 3 ≤ 40 tỷ đồng 04 thành viên trong đó có Chủ tịch/Phó chủ tịch hội đồng tham dự ≤ 1 tỷ đồng 02 thành viên , đó có Phó chủ tịch hội đồng tham dự 4 Cấp 4 ≤ 50 tỷ đồng 04 thành viên trong đó có Chủ tịch/Phó chủ tịch hội đồng tham dự ≤ 2 tỷ đồng 04 thành viên trong đó có Phó chủ tịch hội đồng tham dự hoặc 03 TV có Chủ tịch hội đồng tham dự III/
Không Tài sản đảm bảo
Ủy ban tín dụng hội sở (phê duyệt vƣợt mức phán quyết của Hội đồng tín dụng hội sở). Cấp thẩm
quyền STT
Có Tài sản đảm bảo Không Tài sản đảm bảo Có Tài sản đảm bảo
Hội đồng tín dụng hội sở
Tín dụng đối với khách hàng tổ chức
Hội đồng tín dụng khu vực
Tín dụng đối với khách hàng cá nhân
Nguồn: HDbank (2015), Quyết định số 2941/2015/QĐ- TGĐ ngày 06/10/2015
Việc thống nhất cơ chế quản lý này từ Hội sở chính cho tới các chi nhánh và đơn vị trực thuộc đã tạo ra tính chủ động, linh hoạt trong việc giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như các vấn đề khác phát sinh trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra mỗi cán bộ tín dụng cũng nâng cao trách nhiệm của cá nhân khi đề xuất khoản vay. Hội đồng tín dụng Hội sở bao gồm: các phó tổng giám đốc khách hàng và quản lý rủi ro, trưởng (phó) phòng tái thẩm định bán lẻ/KHDN, trưởng (phó) phòng pháp chế, chính sách tín dụng, công nợ, quản lý rủi ro tín dụng và cán bộ tín dụng trực tiếp tham gia khoản vay… sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng và giảm thiểu rủi ro ngay từ khâu phê duyệt.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh, trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu tới công tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng giám đốc có thể khống chế mức dư nợ tối đa đối với từng chi nhánh hoặc ban hành các văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới; áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng, mặt hàng hay lĩnh vực đầu tư.
Xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ:
Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là thông lệ Quốc tế Basel II, chuẩn mực quốc tế IAS 39, HDbank hiện đang trong quá trình hoàn thiện, triển khai áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng nhằm phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 thay vì theo Điều 6 như hiện tại. Hệ thống xếp hạng nội bộ của HDbank, cũng giống như hệ thống xếp hạng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc
tế như Moody‟ s, Standard & Poor được xây dựng nhằm đánh giá rủi ro tín dụng
của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba, từ đó đưa ra kết quả xếp hạng khách hàng chính xác phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng như làm căn cứ khi xét duyệt cho vay. Đây là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, cũng như là cơ sở cho việc xây dựng chính sách khách hàng, phán quyết tín dụng cũng như phân loại tài sản và trích lập dự phòng rủi ro.
Hệ thống xếp hạng nội bộ tại HDbank bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, gồm 10 hạng (AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D) cho 20
ngành kinh tế với các thông tin khách hàng được cập nhật định kỳ hàng quý.
Các nhóm chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa trên các thông tin về báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
Nhóm chỉ tiêu cân nợ: tổng nợ phải trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động: vòng quay vốn lưu động, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, suất sinh lời của tài sản, khả năng thanh toán lãi vay.
Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng: khả năng trả nợ, nguồn trả nợ, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
Nhóm chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp: năng lực, lý lịch tư pháp, kinh nghiệm quản lý, trình độ học vấn, tính năng động nhạy bén… của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá quan hệ với ngân hàng: số lần cơ cấu nợ, tình hình nợ quá hạn, tình hình trả nợ theo lịch sau khi đã được cơ cấu, thiện chí trả nợ của khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác….
Nhóm chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ngành: triển vọng của ngành, khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới, các chính sách của Chính phủ, Nhà nước, lợi thế của ngành…
Nhóm chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh giá về thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra, mức ổn định, tốc độ tăng trưởng của doanh thu…
Dựa trên việc đánh giá các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cán bộ tín dụng sẽ chấm điểm và xếp hạng khách hàng.
Tổng điểm = Điểm tài chính x Hệ số + Điểm phi tài chính x Hệ số phi tài chính
Bảng 0.7: Phân loại tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Nguồn: HDbank (2010), Quyết định số 22/2010/QĐ- HĐQT ngày 10/02/2010
Trong đó, các doanh nghiệp xếp hạng từ A cho tới AAA đều là các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng và có thiện chí trả nợ.
Các doanh nghiệp từ hạng B cho tới BBB: hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm lực tài chính và năng lực quản lý trung bình, triển vọng ngành ổn định. Các khách hàng này có thể tồn tại trong điều kiện chu kỳ kinh doanh bình thường nhưng có thể gặp khó khăn khi điều kiện kinh tế trở nên khó khăn và kéo dài.
Doanh nghiệp hạng B: hoạt động có hiệu quả không cao, dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế. Bất cứ một sự suy thoái kinh tế nhỏ nào cũng có thể có tác động rất lớn đến loại hình doanh nghiệp này. Các khoản tín dụng cấp cho loại khách hàng này chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh không cải thiện.
Doanh nghiệp xếp hạng C tới CCC: doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém, khả năng trả nợ kém (có nợ quá hạn), nếu không khắc phục kịp thời thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn.
Doanh nghiệp hạng D: doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn (thậm chí nợ khó đòi), bộ máy quản lý yếu kém, nhiều khả năng ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn vay.