tại HDbank
2.4.2.1 Cơ cấu tài sản đảm bảo tại Hdbank
Bảng 0.8: Bảng cơ cấu Tài sản đảm bảo tại HDbank các năm 2014 - 2016
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo quản trị rủi ro của Ngân hàng HDbank các năm 2014 - 2016.
Qua bảng số liệu trên ta thấy xu hướng cho vay có thế chấp bằng BĐS chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM. Đây là một xu hướng hợp lý khi BĐS được coi là tài sản có giá trị và đảm bảo khả năng tránh rủi ro, bảo toàn vốn cho các NHTM. Bên cạnh đó HDbank đang ngày càng chú ý đến việc tăng lượng khách hàng cho vay thế chấp BĐS khi nhu cầu về cho vay đối với khách hàng cá nhân ngày càng tăng lên và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng.
Biểu đồ 0.5: Biểu đồ cơ cấu giá trị định giá TSĐB tại HDbank thời điểm 31/12/2016 Giá trị định giá Giá trị phân bổ cho vay Giá trị định giá Giá trị phân
bổ cho vay Giá trị định giá
Giá trị phân bổ cho vay Bất động sản 61.713.105 23.163.975 89.643.471 38.111.604 115.562.962,48 47.083.295 Phƣơng tiện vận tại 3.721.025 1.968.349 7.094.796 3.684.606 7.336.503 4.522.867 Hàng hóa máy móc thiết bị 8.997.987 2.344.297 23.301.769 5.077.828 16.439.212 2.524.261 Tiền/SKT 10.351.886 8.269.760 7.831.655 5.703.140 11.451.530 9.545.301 TSĐB khác 27.404.428 9.168.170 42.669.741 13.832.022 57.962.715 20.120.277
Chỉ tiêu
31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016
Tính đến cuối tháng 12/2016, cho vay thế chấp bằng BĐS tại HDbank là 47.0833 tỷ đồng, chiếm khoảng 63% tổng dư nợ.
Bảng 0.9 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay thế chấp BĐS tại HDbank 2014 - 2016
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Tổng dư nợ cho vay 41.992.591 56.558.835 74.214.916
Dư nợ thế chấp bằng BĐS 23.163.975 38.111.604 47.083.295
Giá trị định giá BĐS 61.713.105 89.643.471 115.562.962
Số lượng khách hàng thế chấp bằng BĐS 22.886 35.787 43.557
Tỷ trong dự nợ thế chấp bằng BĐS 55,16% 67,38% 63,44%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo quản trị rủi ro của HDbank các năm 2014 – 2016.
Biểu đồ 0.6: Biểu đồ cơ cấu giá trị phân bổ cho vay TSĐB tại HDbank thời điểm 31/12/2016
Đến cuối năm 2016, tổng dư nợ vốn cho vay kinh doanh bất động sản khoảng 37.494 tỷ đồng, trong đó dư nợ đảm bảo bằng BĐS là 20.080 tỷ đồng chiếm khoảng 51,13% tổng dư nợ thế chấp bằng BĐS toàn ngân hàng, trong đó số vốn đầu tư vào bất động sản lớn tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 18.619 tỷ đồng, chiếm khoảng 49,7% tổng dư nợ cho vay bất động sản trong cả nước.Theo số liệu báo cáo, vốn cho vay cuối năm 2016 của ngân hàng, trong lĩnh vực bất động
sản bao gồm 9 nhóm bất động sản, chủ yếu vào các nhóm đối tượng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh 24.111 tỷ đồng; khu công nghiệp - khu chế xuất 300 tỷ đồng; đô thị mới 2.120 tỷ đồng; cao ốc cho thuê 1.897 tỷ đồng; trung tâm thương mại 6.456 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa nhà ở của người dân 903 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa nhà để bán 199 tỷ đồng; thế chấp quyền sử dụng đất 1.506 tỷ đồng; kinh doanh bất động sản khác là 199 tỷ đồng.
Biểu đồ 0.7: Biểu đồ dƣ nợ kinh doanh bất động sản 2015 - 2016
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo quản trị rủi ro của Ngân hàng HDbank. các năm 2014 - 2016.
Cụ thể trên bảng có thể thấy tổng dư nợ kinh doanh BĐS của HDbank tính đến 31/12/2016 tăng 93,69% so với quý I năm 2015. Tổng dư nợ tăng cho thấy mức độ tăng trưởng tín dụng của HDbank tương đối lớn và dường như thực trạng thị trường BĐS trong giai đoạn 2015 - 2016 “nóng” trở lại. Điều đó được thể hiện qua số liệu quý I năm 2015, dư nợ cho vay kinh doanh BĐS chiếm đến 49,96% tổng dư nợ thì đến quý IV năm 2015, tỷ trọng đó đã giảm nhẹ còn 47,83%, trong khi đó dư nợ đối với BĐS tăng lên 25.097 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự giảm nhẹ tỷ trọng nêu trên
không phải do giảm dư nợ cho vay BĐS mà do tốc độ tăng của tổng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ BĐS là khoảng 5%. Đến hết quý 2 năm 2016, tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh BĐS/tổng dư nợ đã tăng lên đáng kể lên 51,78 %, tăng 3,95% so với thời điểm cuối năm 2015. Tại thời điểm 31/12/2016 dư nợ kinh doanh BĐS là 37.785 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,91% tổng dư nợ. Qua số liệu bảng nêu trên, có thế thấy dư nợ cho vay kinh doanh BĐS tăng lên tuy nhiên tỷ trọng dự nợ cho vay kinh doanh BDS thế chấp bằng BĐS lại giảm xuống, cụ thể: Quý I năm 2015 là 70,34%, quý II năm 2015 là 72,86%, sau đó lần lượt là: 61,17%; 64,57%; 60,69%; 51,69%; 52,36%; 53,14%.
2.4.2.2 Đánh giá mức độ bảo đảm của tài sản là BĐS:
H = Giá trị của khoản vay
Giá trị của tài sản đảm bảo
Đây là chỉ tiêu cho biết mức độ bù đắp vốn của một tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
Bảng 0.10: Tỷ lệ cho vay/ giá trị TSĐB là BĐS trong 2 năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Dư nợ cho vay đảm bảo TSBĐ
là BĐS 23.163.975 38.111.604 47.083.295
Giá trị TSBĐ BĐS 61.713.105 89.643.471 115.562.962
Tỷ lệ H 0,38 0,43 0,41
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo quản trị rủi ro của HDbank các năm 2014 - 2016.
Xem trên biểu đồ ta thấy, chỉ số này được duy trì khá ổn định qua các năm nhưng đang có xu hướng ở ngưỡng 0,45 cho thấy mức độ thắt chặt yêu cầu đảm bảo của ngân hàng, đòi hỏi giá trị BĐS lớn hơn để làm tăng trách nhiệm của khách hàng và cơ sở thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra. Hiện nay ngân hàng thường cố tình định giá giảm TSBĐ và chỉ cho vay ở tỷ lệ thấp.
Đối với hình thức thế chấp, ngân hàng thường cho vay tối đa 70% giá trị tài sản. Khách hàng thường thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, giá trị của tài sản này
thường khá lớn trong khi ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn (năm 2016, tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 42,4%/ tổng dư nợ) nên nhu cầu vốn thường không cao lắm, nên tỷ lệ cho vay/ giá trị TSĐB chỉ là dưới 60%.