7. Kết cấu của luận văn
2.4 Phân tích thực trạng việc tạo động lực làm việc của viên chức khối hành chính
2.4.4 Chính sách lương và phúc lợi
2.4.4.1 Kết quả kiểm định thang đo
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo chính sách lương và phúc lợi theo Cronbach’s Alpha như sau:
Bảng 2.11: Kiểm định thang đo “Chính sách lương và phúc lợi” Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,887
Biến Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
LUONG1 0,698 0,869
LUONG2 0,776 0,851
LUONG3 0,791 0,847
LUONG4 0,647 0,880
LUONG5 0,737 0,861
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Kết quả kiểm định chi tiết tham khảo phụ lục 2 đính kèm.
Kết quả kiểm định trên cho thấy, thang đo chính sách lương và phúc lợi đạt yêu cầu về độ tin cậy, do đó luận văn có thể đo lường các yếu tố liên quan đến chính sách lương và phúc lợi thông qua các yêu tố như sau:
- Thứ nhất, lương cạnh tranh, hấp dẫn - Thứ hai, lương thưởng xứng đáng
- Thứ ba, chính sách lương thưởng cơng khai và cơng bằng - Thứ tư, phúc lợi bảo hiểm đầy đủ
- Thứ năm, phụ cấp hợp lý
2.4.4.2 Thực trạng về chính sách lương và phúc lợi
Trên cơ sở kiểm định trên, luận văn tính tốn các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, và độ lệch chuẩn từ kết quả khảo sát các yếu tố liên quan đến chính sách lương và phúc lợi của viên chức khối hành chính Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp.HCM. Kết quả chi tiết như sau:
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Lương cạnh tranh, hấp dẫn 1 5 3,32 0,853 Lương thưởng xứng đáng 1 5 3,49 0,964
Chính sách lương thưởng cơng khai và
cơng bằng 1 5 3,79 0,948
Phúc lợi bảo hiểm đầy đủ 2 5 4,15 0,744
Phụ cấp hợp lý 2 5 4,00 0,787
Chính sách lương và phúc lợi nói chung 2 5 3,75 0,717
(Nguồn: kết quả nghiên cứu của luận văn)
Kết quả trên cho thấy, nhìn chung chính sách lương và phúc lợi của Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp.HCM được viên chức khối hành chính đánh giá chưa cao lắm (đánh giá trung bình 3,75/5) trong việc tạo động lực làm việc cho viên chức. Chi tiết trong chính sách lương và phúc lợi, viên chức khối hành chính đánh giá chưa cao ở 2 yếu tố, thứ nhất là sự cạnh tranh, hấp dẫn trong chính sách lương và thứ hai là lương thưởng xứng đáng. Trong khi đó, yếu tố phụ cấp hợp lý và phúc lợi bảo hiểm được viên chức khối hành chính đánh giá cao hơn hẳn. Kết quả trên cho thấy, theo đánh giá của viên chức khối hành chính, chính sách phúc lợi, bảo hiểm và phụ cấp của Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương đã phần nào tạo được động lực làm việc cho viên chức khối hành chính. Riêng đối với yếu tố công khai và cơng bằng trong chính sách lương thưởng, viên chức khối hành chính đánh giá ở mức độ hợp lý với điểm đánh giá trung bình là 3,79/5 điểm. Theo John Stacy Adams (1963), công bằng là yếu tố để tạo động lực làm việc cho nhân viên, và theo Maslow (1943), để tạo động lực làm việc cho nhân viên, nhà quản trị cần hiểu rõ nhu cầu hiện tại của nhân viên và tập trung thỏa mãn nhu cầu của nhân viên.