7. Kết cấu của luận văn
1.1 Cơ sở lý luận về động lực làm việc
1.1.5 nghĩa của việc tạo động lực
Nguồn lực trong tổ chức là hữu hạn, đặc biệt là nguồn lực về nhân sự. Nguồn nhân lực là nguồn lực then chốt, quyết định tính thành bại của tổ chức, là nguồn lực đáng để đầu tư nhất (Gary Backer, 1992). Chính vì thế, vấn đề tạo được động lực làm việc cho nhân viên là một vấn đề quan trọng. Nhân viên có động lực làm việc thì hiệu quả cơng việc mới được gia tăng, dẫn đến sự tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ của tổ chức. Điều này được chứng minh trong các nghiên cứu của Ovidiu-Iliuta Dobre (2013), Peter Ebong Ajang (2007), động lực làm việc có tác động tích cực đến năng suất và hiệu quả công việc. Trong cùng một điều kiện làm việc, người lao động có động lực làm việc sẽ thể hiện kết quả cơng việc cao hơn hẳn người khơng có động lực làm việc. Theo đó, sự phát triển của tổ chức phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó, nguồn nhân lực sẽ hồn thành tốt công việc khi được động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để làm việc.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Amabile (1985), động lực còn ảnh hưởng đến sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong tổ chức. Người có động lực làm việc thường có
khuynh hướng sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới mẻ, đột phá hơn những người còn lại. Mặt khác, động lực làm việc tốt sẽ góp phần tạo mơi trường làm việc thoải mái, thân thiện, cởi mở, tăng tương tác giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức, từ đó giúp cho sự hợp tác vượt bộ phận (cross department) diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngồi ra, nhân viên cịn có thể thích nghi nhanh với những ý tưởng mới, dễ dàng chấp nhận sự thay đổi làm cho tổ chức được “thay máu năng lượng”, mơi trường làm việc ln tích cực. Đây là điều quan trọng mà các tổ chức cần ghi nhớ, xây dựng và duy trì để sử dụng nguồn lực được hiệu quả, đưa tổ chức ngày càng phát triển vững mạnh.