Xây dựng đạo đức kinh doanh của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 86 - 90)

6. Kết cấu của Luận văn

3.2.3.4. Xây dựng đạo đức kinh doanh của DN

Đạo đức kinh doanh của DN là một yêu cầu quan trọng đảm bảo cho sự vận hành trôi chảy nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Luật Cạnh tranh chỉ quy định chung về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và biện pháp xử lý về mặt hành chính. Song điều đó ít có tính răn đe và định hƣớng cho hành vi kinh doanh của DN. Để hƣớng tới một môi trƣờng cạnh tranh văn minh, các DN trong nền kinh tế thị trƣờng cần chú trọng đạo đức kinh doanh, thậm chí xây dựng chƣơng trình tuân thủ đạo lý kinh doanh, bộ quy tắc ứng xử,… để đảm bảo DN phát triển bền vững và lâu dài.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta hiện nay, việc xác định chuẩn mực đạo đức kinh doanh đƣợc xét bởi các yếu tố: Đạo đức kinh doanh đƣợc xác lập sẽ bảo đảm cho các nhà kinh doanh phát huy đƣợc tiềm năng, tài lực, vật lực của họ để thực hiện kinh doanh có hiệu quả, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, lợi ích chính đáng của họ; đảm bảo các nhà

kinh doanh không bị xâm hại bởi các hành vi bất hợp pháp, CTKLM hay gian lận thƣơng mại, bị phân biệt đối xử hay chèn ép, ngăn cản họ thực hiện các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, đạo đức kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải luôn luôn chú ý đến các lợi ích chung của toàn xã hội, phải hoạt động trong khuôn khổ mà pháp luật quy định, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh khác và lợi ích của ngƣời tiêu dùng, không vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời khác và lợi ích của xã hội.

Đạo đức kinh doanh đƣợc thể hiện ở sự trung thực trong kinh doanh, tôn trọng đối thủ cạnh tranh, tôn trọng ngƣời tiêu dùng, cạnh tranh lành mạnh... Bên cạnh đó, chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng đƣợc thể hiện ở việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, phát triển kinh doanh, làm giàu chính đáng...

Việc xây dựng đạo đức kinh doanh cần phải đƣợc đƣa vào từng DN và xây dựng thành văn hóa và lối sống của DN. Bên cạnh đó đạo đức kinh doanh cũng phải đƣợc thƣờng xuyên trau dồi, giáo dục bằng cách đƣa vào các trƣờng cao đẳng, đại học để các nhà DN tƣơng lai hình thành nhận thức các chuẩn mực kinh doanh tốt đẹp ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp.

KẾT LUẬN

CTKLM chính là biểu hiện khuyết tật của nền kinh tế thị trƣờng. Có thể có nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau về hành vi này bởi nó xuất phát từ những đặc điểm riêng của nó đặc biệt là tính không xác định về nội dung. Bên cạnh đó, hành vi CTKLM cũng phụ thuộc vào quan niệm đạo đức truyền thống và tập quán kinh doanh… của các vùng khác nhau. Việc nhận diện những hành vi này đòi hỏi phải tìm hiểu những vấn đề thuộc về bản chất của nó.

Luật Cạnh tranh năm 2018 với một số đổi mới trong quy định liên quan đến hành vi CTKLM sẽ góp phần tạo lập môi trƣờng kinh doanh, cạnh tranh công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Những hành vi CTKLM, tùy vào tính chất của nó để có thể có những cách xử lý cho phù hợp, do đó việc phân loại những hành vi này là điều rất cần thiết.

Việc thực thi Luật Cạnh tranh mới dƣới giác độ của chống CTKLM sẽ phải đối mặt với những vấn đề trên thực tế do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số cũng nhƣ phát sinh những mô hình kinh doanh mới – kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) nhƣ vụ tranh chấp giữa Vinasun và Grab đang giải quyết hiện nay. Chính vì vậy, việc không ngừng nâng cao nhận thức CTKLM để có các biện pháp chống lại hành vi này trong tƣ duy cũng nhƣ hành động là cần thiết đối với DN.

Với việc nghiện cứu Luận văn này, tác giả mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cƣờng xử lý và giải quyết tranh chấp liên quan CTKLM. Song đây là một vấn đề khó và rộng, tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong lần đầu nghiên cứu khoa học của mình nên rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các bạn để có thể nghiên cứu vấn đề này tốt hơn trong tƣơng lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Ngọc Cƣờng, Một số vấn đề tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001.

2. Cục CT&BTNTD, Báo cáo thường niên năm 2016, năm 2017 (tải từ

Website của Bộ Công Thƣơng).

3. Vũ Thị Giang, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đề tài: cạnh tranh không lành mạnh, thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam.

4. Đặng Hùng (2017), mạnh tay xử lý cạnh tranh du lịch không lành mạnh,

http://cand.com.vn/chuyendongvanhoa truy cập ngày 12/01/2017.

5. Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.

6. Nguyễn Hữu Huyên, Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu,

NXB Tƣ pháp, Hà Nội 2004.

7. Nguyễn Mạnh Kháng, Bàn về chức năng tố tụng của Tòa án và vấn đề độc

lập của hoạt động xét xử, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 10/2008.

8. Nguyễn Long (2017), Làm thế nào để tăng tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam? http://enternews.vn truy cập ngày 18/1/2019.

9. Đinh Mỹ Loan, Xây dựng mô hình cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh,

chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 2007.

10. Tăng Văn Nghĩa, Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và đề xuất áp dụng, Đề tài NCKH cấp bộ (Bộ GDĐT), Hà Nội 2005.

11. Tăng Văn Nghĩa, Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả Luật cạnh tranh trong thực tiễn, Đề tài NCKH cấp bộ (Bộ Thƣơng Mại), Hà Nội

2007.

12. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình Pháp luật cạnh tranh, NXB giáo dục Việt

13. Nguyễn Nhƣ Phát (2006), “Đưa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh vào cuộc sống”, Tạp chí Luật học, số 6/2006.

14. Nguyễn Quỳnh (2017), Một doanh nghiệp du lịch vi phạm pháp luật cạnh tranh, https://vov.vn/kinhte/doanhnghiep truy cập ngày 28/12/2017.

15. Lê Anh Tuấn, Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam,

Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội 2008.

16. Báo điện tử Tổng cục Du lịch, cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại khách du lịch, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13469, truy cập ngày 18/01/2018.

17. Lê Doanh Vĩnh (Chủ biên), Ths. Hoàng Xuân Bắc, Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)