Cần áp dụng hòa giải trong giải quyết các vụ việc cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 82)

6. Kết cấu của Luận văn

3.2.2.5 Cần áp dụng hòa giải trong giải quyết các vụ việc cạnh tranh

Trong các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thì hòa giải là một trong những phƣơng thức có nhiều ƣu điểm và đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Bởi hòa giải có tác dụng giúp cho bên “chơi xấu” và bên “bị chơi xấu” không mất nhiều thời gian, tiền bạc khi giải quyết các vụ cạnh tranh. Khi hòa giải thành thì có nghĩa là ý chí của các bên đã thống nhất và bên “chơi xấu” sẽ chấm dứt hành vi vi phạm. Việc thực thi Luật Cạnh tranh không phải chỉ là giải quyết những vụ việc qua điều tra, xử phạt vi phạm hay có những chế tài khác. Đa số công việc của các cơ quan quản lý cạnh tranh, không chỉ ở Việt Nam là làm thế nào để các doanh nghiệp không vi phạm hoặc nếu có (chƣa đến mức quá nặng) thì hòa giải với nhau? Thực tế cho thấy, hòa giải vẫn là “án lệ” của cơ quan quản lý khi xử lý các hành vi không lành mạnh. Nếu thực hiện đƣợc hòa giải sẽ rất có lợi cho các bên nhƣ tiết kiệm thời gian, chi phí..

3.2.3. Một số đề xuất khác

3.2.3.1. Tăng cường khả năng phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành trong việc giải quyết những vụ việc liên quan đến CTKLM

Do các hành vi cạnh tranh xuất hiện ở các lĩnh vực khác nhau, một số văn bản pháp luật khác nhau và những quy định này đƣợc thực thi bởi một số cơ quan khác bên cạnh cơ quan quản lý cạnh tranh. Vì lý do đó, có thể dẫn đến sự quy định và áp dụng không thống nhất đối với các vụ việc cạnh tranh, chẳng hạn nhƣ việc thực thi các quy định về chống CTKLM, sở hữu trí tuệ, quản lý thị trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng… Hiện nay chƣa có bất kì một văn bản nào đề cập đến sự phân định và phối hợp của các cơ quan thẩm quyền trong việc thực thi Luật cạnh tranh. Sự phức tạp và chồng lấn về thẩm quyền theo các văn bản thực thi pháp luật khác nhau, sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiến hành các thủ tục tố tụng và ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này cần có một văn bản có đủ hiệu lực pháp lý

để phân định rõ thẩm quyền và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong việc đảm bảo thực thi pháp Luật Cạnh tranh có hiệu quả.

3.2.3.2. Phổ biến kiến thức pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật về chống CTKLM nói riêng chống CTKLM nói riêng

Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực này hiện nay chƣa rộng khắp trong xã hội nhất là giới DN nên nhận thức, ý thức xã hội về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Bản thân hiệp hội có lĩnh vực gắn với quy định của pháp luật về hành vi CTKLM nhƣng thực tế cũng chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với pháp luật về cạnh tranh. Ngƣời ta cũng đã ví Luật Cạnh tranh trong kinh doanh cũng tựa nhƣ “nhạc thính phòng” trong đời sống văn hóa tinh thần, bởi vậy không phải ai cũng biết và dễ dàng hiểu đƣợc Luật. Do đó nâng cao hiểu biết và nhận thức của ngƣời dân, đặc biệt là chủ thể kinh doanh về Luật Cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo thực thi Luật hiệu quả. Nếu các chủ thể kinh doanh có kiến thức về pháp Luật Cạnh tranh thì những vụ việc vi phạm sẽ đƣợc giảm thiểu đáng kể do ứng xử kinh doanh của họ phần nào đã có sự định hƣớng của pháp luật. Từ kinh nghiệm của các nƣớc, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nên:

Thứ nhất, thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng, hội thảo tìm hiểu về kiến thức pháp luật và thi hành pháp Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật về CTKLM nói riêng, trong đó đối tƣợng chủ yếu là các doanh nhân. Qua đây có thể nâng cao hiểu biết pháp luật, đặc biệt là những vụ xử lý vi phạm đƣợc thông tin tới tận tay DN sẽ là những cảnh báo trƣớc về hậu quả của vi phạm.

Thứ hai, phổ biến và tuyên truyền nội dung của Luật Cạnh tranh trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về Luật Cạnh tranh, diễn đàn đối thoại trực tiếp hoặc mời các chuyên gia về Luật Cạnh tranh giảng dạy trên truyền hình, đài phát thanh, tổ chức các hội thảo… Những biện pháp này có chi phí thấp nhƣng mang lại hiệu quả rất cao.

Thứ ba, giáo dục đạo đức kinh doanh cho thƣơng nhân, làm cho họ biết những hậu quả xấu của việc kinh doanh bất chính cũng nhƣ lợi ích lâu dài từ việc cạnh tranh lành mạnh, trung thực. Nếu một khi DN nhận thức đƣợc và chú trọng đến đạo đức kinh doanh thì những hành vi CTKLM sẽ đƣợc giảm bớt.

Tóm lại, đã đến lúc ngƣời tiêu dùng, DN và các cơ quan quản lý phải cộng tác chặt chẽ với nhau để chống lại các hành vi CTKLM. Chỉ khi nào môi trƣờng sản xuất, kinh doanh thật sự lành mạnh, thì quyền lợi của các DN có thƣơng hiệu mới đƣợc bảo đảm, sự phát triển của các DN trong nƣớc mới bền vững và mạng lại lợi ích thiết thực cho thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng.

3.2.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật và tự bảo vệ của DN và người tiêu dùng Về phía DN:

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách để xây dựng thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa. Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lƣợc cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn nhƣ xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Tất cả các tổ chức cá nhân kinh doanh và hiệp hội nghề hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Điều này sẽ giúp DN đƣợc hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực tế cho thấy hiện nay có nhiều DN đƣợc thành lập và hoạt động lâu đời vẫn chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của ý thức pháp luật trong kinh doanh. Họ chƣa thực sự hiểu biết pháp luật cho họ những quyền gì, họ phải thực hiện những nghĩa vụ gì và pháp luật quy định nhƣ thế nào với những hoạt động mà họ quan tâm. Điều này lý giải về lâu dài để tạo môi trƣờng CTKLM cần nâng cao nhận thức cho họ. Học tập ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển, các công ty lớn họ luôn có một bộ phận chuyên trách về việc tham mƣu pháp luật cho DN hoặc họ sẵn sàng thuê tƣ vấn pháp luật trong trƣờng hợp cần thiết. Vấn đề này hầu nhƣ ít gặp ở các DN Việt Nam.

Bên cạnh đó DN cần nâng cao ý thức bảo vệ mình trƣớc các hành vi CTKLM của đối thủ cạnh tranh và bảo vệ thƣơng hiệu, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, liên tục cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ, đƣa ra mẫu mã sản phẩm

mang tính đặc trƣng đảm bảo an toàn cao để khó có thể có hành vi xâm hại sở hữu công nghiệp, có cơ chế đảm bảo bí mật kinh doanh của DN...

Nâng cao khả năng bảo vệ người tiêu dùng:

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay càng gay gắt, nhiều DN cạnh tranh với nhau không chỉ với mục đích là loại bỏ nhau mà còn làm mọi cách để tồn tại trên thị trƣờng, không những làm xâm hại đến quyền lợi của ngƣời tiêu dùng mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Điều đáng lo ngại hiện nay là kiến thức tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam hiện nay còn ở mức rất thấp. Ngƣời tiêu dùng Việt Nam hiện nay chủ yếu sống ở vùng nông thôn, ít đƣợc tiếp cận với các thông tin đầy đủ về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm là những thông tin bảo vệ chính mình.

Thực tế cho thấy hội nhập kinh tế đang diễn ra hết sức sức sâu rộng và nhanh chóng trong khi đó việc nâng cao kiến thức ngƣời tiêu dùng lại diễn ra chậm hơn. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, các phƣơng thức xâm phạm quyền lợi của ngƣời tiêu dùng lại diễn ra tinh vi hơn, đa dạng hơn và phổ biến nhiều so với trƣớc kia. Nhiều hình thức kinh doanh mới, đan xen các hình thức mua bán hiện đại với sự giúp đỡ của công nghệ làm cho ngƣời tiêu dùng dễ bị lừa gạt, không có khả năng chống đỡ, không thể có đƣợc khả năng học hỏi, cập nhật thông tin nhanh và chủ động nhƣ thời kỳ hội nhập này. Vì vậy mỗi ngƣời tiêu dùng hãy tự cập nhật học hỏi và bổ sung kiến thức cho mình để tự bảo vệ những lợi ích chính đáng cho mình.

Mặt khác, thói quen mua hàng không lấy hóa đơn hoặc có hóa đơn nhƣng không đƣợc lƣu giữ của ngƣời tiêu dùng Việt Nam gây nhiều khó khăn khi muốn bảo vệ ngƣời tiêu dùng bị xâm phạm. Thói quen không đọc kỹ thông tin trong hợp đồng mẫu (điều kiện giao dịch chung), trên bao bì khi mua sản phẩm thực tế đã chứng kiến nhiều cảnh tƣợng cấp cứu vì sử dụng hàng hóa hết hạn sử dụng, thói quen mua hàng theo phong trào ngay cả khi không có nhu cầu sử dụng... Các thói quen này làm cho DN lợi dụng từ chối trách nhiệm của mình khi có tranh chấp xảy ra. Những thói quen này của ngƣời tiêu dùng cần phải đƣợc thay đổi.

Một đặc điểm lớn nữa của ngƣời tiêu dùng Việt Nam có xu hƣớng chấp nhận hoặc bằng lòng với thực tế, ngại va chạm khi quyền lợi của mình bị xâm hại. Khác

với ngƣời tiêu dùng các nƣớc có nền kinh tế phát triển, ngƣời tiêu dùng Việt Nam chƣa có thói quen khiếu nại với các nhà kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, yêu cầu đổi hàng hóa đúng chất lƣợng, đòi bồi thƣờng thiệt hại hoặc tố cáo lên cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Do đó ngƣời tiêu dùng cần mạnh dạn khiếu nại, trƣớc hết là đòi quyền lợi cho mình, sau là đòi quyền lợi cho cộng đồng ngƣời tiêu dùng.

Cần nhấn nhấn mạnh là việc khiếu nại của ngƣời tiêu dùng đối với cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ trƣớc hết theo nguyên tắc thƣơng lƣợng, hòa giải. Vì vậy, nếu việc thƣơng lƣợng hòa giải mà bù đắp đƣợc những mất mát của ngƣời tiêu dùng thì nên dừng lại. Trƣờng hợp ngƣợc lại ngƣời tiêu dùng có thể kiện theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp này ngƣời tiêu dùng nên cân nhắc là chắc chắn quyền lợi của mình đã bị vi phạm và chuẩn bị chắc chứng cứ và lý lẽ trƣớc khi khiếu nại.

Cuối cùng, mỗi ngƣời tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật, tìm hiểu rõ về nguồn gốc và dịch vụ khi mua sắm để trở thành những “ngƣời tiêu dùng thông thái”. Mỗi một ngƣời tiêu dùng thông thái sẽ góp một phần nhỏ của mình phát hiện và tẩy chay những hành vi CTKLM trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

3.2.3.4. Xây dựng đạo đức kinh doanh của DN

Đạo đức kinh doanh của DN là một yêu cầu quan trọng đảm bảo cho sự vận hành trôi chảy nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Luật Cạnh tranh chỉ quy định chung về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và biện pháp xử lý về mặt hành chính. Song điều đó ít có tính răn đe và định hƣớng cho hành vi kinh doanh của DN. Để hƣớng tới một môi trƣờng cạnh tranh văn minh, các DN trong nền kinh tế thị trƣờng cần chú trọng đạo đức kinh doanh, thậm chí xây dựng chƣơng trình tuân thủ đạo lý kinh doanh, bộ quy tắc ứng xử,… để đảm bảo DN phát triển bền vững và lâu dài.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta hiện nay, việc xác định chuẩn mực đạo đức kinh doanh đƣợc xét bởi các yếu tố: Đạo đức kinh doanh đƣợc xác lập sẽ bảo đảm cho các nhà kinh doanh phát huy đƣợc tiềm năng, tài lực, vật lực của họ để thực hiện kinh doanh có hiệu quả, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, lợi ích chính đáng của họ; đảm bảo các nhà

kinh doanh không bị xâm hại bởi các hành vi bất hợp pháp, CTKLM hay gian lận thƣơng mại, bị phân biệt đối xử hay chèn ép, ngăn cản họ thực hiện các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, đạo đức kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải luôn luôn chú ý đến các lợi ích chung của toàn xã hội, phải hoạt động trong khuôn khổ mà pháp luật quy định, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh khác và lợi ích của ngƣời tiêu dùng, không vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời khác và lợi ích của xã hội.

Đạo đức kinh doanh đƣợc thể hiện ở sự trung thực trong kinh doanh, tôn trọng đối thủ cạnh tranh, tôn trọng ngƣời tiêu dùng, cạnh tranh lành mạnh... Bên cạnh đó, chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng đƣợc thể hiện ở việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, phát triển kinh doanh, làm giàu chính đáng...

Việc xây dựng đạo đức kinh doanh cần phải đƣợc đƣa vào từng DN và xây dựng thành văn hóa và lối sống của DN. Bên cạnh đó đạo đức kinh doanh cũng phải đƣợc thƣờng xuyên trau dồi, giáo dục bằng cách đƣa vào các trƣờng cao đẳng, đại học để các nhà DN tƣơng lai hình thành nhận thức các chuẩn mực kinh doanh tốt đẹp ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp.

KẾT LUẬN

CTKLM chính là biểu hiện khuyết tật của nền kinh tế thị trƣờng. Có thể có nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau về hành vi này bởi nó xuất phát từ những đặc điểm riêng của nó đặc biệt là tính không xác định về nội dung. Bên cạnh đó, hành vi CTKLM cũng phụ thuộc vào quan niệm đạo đức truyền thống và tập quán kinh doanh… của các vùng khác nhau. Việc nhận diện những hành vi này đòi hỏi phải tìm hiểu những vấn đề thuộc về bản chất của nó.

Luật Cạnh tranh năm 2018 với một số đổi mới trong quy định liên quan đến hành vi CTKLM sẽ góp phần tạo lập môi trƣờng kinh doanh, cạnh tranh công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Những hành vi CTKLM, tùy vào tính chất của nó để có thể có những cách xử lý cho phù hợp, do đó việc phân loại những hành vi này là điều rất cần thiết.

Việc thực thi Luật Cạnh tranh mới dƣới giác độ của chống CTKLM sẽ phải đối mặt với những vấn đề trên thực tế do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số cũng nhƣ phát sinh những mô hình kinh doanh mới – kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) nhƣ vụ tranh chấp giữa Vinasun và Grab đang giải quyết hiện nay. Chính vì vậy, việc không ngừng nâng cao nhận thức CTKLM để có các biện pháp chống lại hành vi này trong tƣ duy cũng nhƣ hành động là cần thiết đối với DN.

Với việc nghiện cứu Luận văn này, tác giả mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cƣờng xử lý và giải quyết tranh chấp liên quan CTKLM. Song đây là một vấn đề khó và rộng, tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong lần đầu nghiên cứu khoa học của mình nên rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các bạn để có thể nghiên cứu vấn đề này tốt hơn trong tƣơng lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Ngọc Cƣờng, Một số vấn đề tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)