Đối với hành vi CTKLM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 68)

6. Kết cấu của Luận văn

3.2.1.1. Đối với hành vi CTKLM

a) Khái niệm CTKLM

Với mô hình một luật điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh đã khép lại những tranh luận của giới khoa học pháp lý xung quanh việc ban hành một hay nhiều điều luật về cạnh tranh ở Việt Nam khi so sánh với hệ thống pháp Luật Cạnh tranh của nhiều nƣớc trên thế giới, mà ở đó pháp Luật Cạnh tranh đƣợc ban hành ở nhiều đạo luật (Ở Hoa Kì có ít nhất 6 đạo luật, Trung Quốc có Luật CTKLM và Luật kiểm soát độc quyền…)

Nhƣ chúng ta đã phân tích tại phần Chƣơng I về khái niệm CTKLM tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh thì việc cần thiết hiện nay là làm rõ nội dung “các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh”. Tƣơng tự nhƣ vậy, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định “Hành vi CTKLM là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện

chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác”

(khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018). Về cơ bản, Luật Cạnh tranh mới không tiếp tục quy định một số hành vi CTKLM đã đƣợc quy định trong một số luật khác và khẳng định nguyên tắc các hành vi CTKLM đã đƣợc quy định tại các luật khác đƣợc thực hiện theo pháp luật từng ngành đó để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, do nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta chỉ mới hình thành nên các thông lệ, tập quán thƣơng mại tại Việt Nam chƣa đủ thời gian để hình thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh đƣợc tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự nguyện thực hiện nhƣ những quy tắc xử xự có tính chất bắt buộc, do đó cần làm rõ nội dung này làm căn cứ thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng toàn bộ các quy định về CTKLM. Có thể xác định các tiêu chí này bằng những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, thƣơng mại nhƣ:

- Nguyên tắc trung thực. - Nguyên tắc thiện chí. - Nguyên tắc hợp tác.

- Nguyên tắc khác (phù hợp với nhu cầu và thực tiễn…)

Trong các loại hành vi đƣợc coi là hành vi CTKLM theo quy định của Luật Cạnh tranh, có một số hành vi mà pháp luật của các quốc gia khác quan niệm là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣng chƣa đƣợc Luật Cạnh tranh của Việt Nam cụ thể hóa là hành vi CTKLM. Chẳng hạn nhƣ hành vi chấm dứt đột ngột quan hệ kinh doanh với đối tác mà không đƣợc báo trƣớc một thời gian hợp lí theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp là hành vi CTKLM nhƣng Luật Cạnh tranh Việt Nam không coi hành vi này là hành vi CTKLM. Các hành vi bán hàng hóa với giá quá thấp, từ chối giao dịch kinh doanh không có lí do chính đáng, phân biệt về giá theo pháp luật một số nƣớc cũng có thể xếp vào loại hành vi CTKLM nhƣng Luật Cạnh tranh Việt Nam không xếp vào loại hành vi này mà có lẽ những loại hành vi này chỉ có thể bị xử lý theo các quy định về phòng chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong Luật Cạnh tranh. Hơn nữa thì “nhiều hành vi có chung bản chất nhƣng Luật Cạnh tranh lại tách ra thành các hành vi riêng biệt nhƣ ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác”.

b) Về hƣớng dẫn thi hành các quy định về chống CTKLM:

Cho đến nay, vẫn chƣa có Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh năm 2018. Những vấn đề sau cần phải đƣợc chú trọng khi ban hành Nghị định này nhƣ:

Thứ nhất, loại hành vi CTKLM nào sẽ đƣợc áp dụng cơ chế xử lý hành chính

nhƣ Luật Cạnh tranh đã quy định. Hiện tại các hành vi CTKLM vẫn có thể bị xử lý về mặt hành chính bởi nhiều hình thức khác nhau mà không đƣợc giải quyết trực tiếp từ các quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ hai, Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp

khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh áp dụng nhƣ sau (Điều 110 Luật Cạnh tranh):

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

4. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Cơ cấu lại DN lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

b) Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

c) Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

d) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của DN hình thành sau tập trung kinh tế;

đ) Cải chính công khai;

e) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.

Vấn đề đặt ra ở đây là cơ quan cạnh tranh có quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm hay không? Thêm vào đó, ngoài các biện pháp mà cơ quan quản lý cạnh tranh đƣợc quyền áp dụng kể trên, chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp nào khác nhƣ đã quy định tại Điều 113 hay không? Nếu có thì cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng. Đây là những vấn đề cần có hƣớng dẫn cụ thể.

Thứ ba, về thủ tục điều tra, xử lý hành vi CTKLM. Luật Cạnh tranh đã quy

định tƣơng đối rõ trình tự, thủ tục điều tra, xử lý hành vi CTKLM. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung khá quan trọng liên quan tới chủ quyền và lợi ích của các bên liên quan trong vụ việc chƣa đƣợc Luật đề cập tới, cụ thể là: Luật Cạnh tranh chƣa hề quy định nghĩa vụ gửi các giấy tờ, hồ sơ khiếu nại cho bên bị khiếu nại biết để trả lời. Luật cũng chƣa quy định thời hạn gửi các quyết định liên quan đến việc điều tra, xử lý hành vi CTKLM khi đã có đề nghị của điều tra viên… Việc thiếu các quy định kể trên có thể dẫn tới sự tùy tiện trong quá trình áp dụng, làm giảm hiệu quả phòng chống các hành vi CTKLM, vì thế trong thời gian tới cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể vấn đề này.

c) Về chủ thể bị áp dụng các quy định về chống CTKLM

Thông thƣờng pháp Luật Cạnh tranh tác động đến tất cả các chủ thể tham gia thị trƣờng tiến hành các hoạt động kinh doanh khi hành vi của họ có dấu hiệu không lành mạnh. Nguyên văn thuật ngữ đối tƣợng áp dụng, quy định tại Điều 2 của Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm “Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (được gọi chung là DN) bao gồm cả DN sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và

DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”2. Tuy nhiên khái niệm DN ở trên mới chỉ

đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, cho nên, nhiều nhóm chủ thể khác cũng tham gia thị trƣờng đã bị bỏ sót. Các văn phòng đại diện và chi nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt nam, nếu hoạt động của chúng (không phải là kinh doanh) ảnh hƣởng tiêu cực tới cạnh tranh thì cũng phải chịu sự điều chỉnh của Luật. Đó là chƣa kể đến các loại hình “bán kinh doanh” khác nhƣ nhà in, nhà xuất bản, các tạp chí, báo chƣa đƣợc coi là doanh nghiệp theo cách hiểu của Luật Cạnh tranh. Do đó nếu những chủ thể này thực hiện hành vi cạnh tranh có thể coi là CTKLM theo quy định của văn bản pháp luật đối với chủ thể đó, thuộc ngành nghề đó, bởi vì không thỏa mãn yếu tố chủ thể theo quy định của Luật Cạnh tranh đối với hành vi CTKLM.

Tuy nhiên, pháp luật chống CTKLM của hầu hết các nƣớc đều theo quy định tất cả các chủ thể tham gia thị trƣờng nhằm mục đích cạnh tranh đều có thể là đại chỉ áp dụng của Luật chứ không nhất thiết là DN. Pháp luật chống CTKLM không chỉ điều chỉnh các hành vi của các chủ thể kinh doanh mà còn phải điều chỉnh cả những hành vi của những cá nhân, tổ chức, cơ quan không phải chủ thể kinh doanh, nhƣng hành vi của họ “ trợ giúp” cho cạnh tranh của ngƣời khác gây ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng cạnh tranh. Qua đó, có thể thấy rằng trƣờng hợp một cá nhân nếu tiến hành hành vi trợ giúp vì mục đích cạnh tranh của một DN nào đó có dấu hiệu “không lành mạnh” thì cũng cần đƣợc xem xét để xử lý.

3.2.1.2. Đảm bảo sự hài hòa, tính tương thích giữa các luật liên quan

Để điều tra một vụ việc cạnh tranh nhất là vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng luôn phải sử dụng đến kết quả từ quá trình thực thi pháp luật thuế để tính doanh thu, pháp luật kiểm toán để tính chi phí, thủ tục xử lý hành vi vi phạm. Do đó sự không phù hợp tƣơng thích với hệ thống luật liên quan đến cạnh tranh sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình thực thi luật cạnh tranh. Vì vậy Luật Cạnh tranh cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và đảm bảo sự tƣơng thích với các chế định pháp luật khách nhƣ Luật kiểm toán, Luật thƣơng mại, Luật thuế... và có

2 Luật Cạnh tranh năm 2018, Điều 2 (Đối tƣợng áp dụng) quy định “Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh

sự tham gia của cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình soạn thảo hoặc sửa đổi những luật liên quan sẽ là một nhân tố quan trọng đảm bảo tính tƣơng thích giữa các luật từ khía cạnh, chính sách cạnh tranh.

Việc Việt Nam đã trở thành thành viên của công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và là thành viên chính thức của WTO thì Việt Nam từng bƣớc thực thi Hiệp định TRIPS. Theo đó các quốc gia khi gia nhập có nghĩa vụ ban hàng cả luật nội dung và luật hình thức với các thiết chế khác để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách có hiệu quả trƣớc hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Với chức năng thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại và diễn đàn cho các cuộc đàm phán thƣơng mại WTO là tổ chức có sứ mệnh thực hiện chức năng đó. Theo đó các rào cản thƣơng mại phải đƣợc giảm xuống thấp hơn là một trong những mục tiêu có ý nghĩa nhất giúp thƣơng mại phát triển. Điều này đòi hỏi các nƣớc thành viên phải thực hiện “minh bạch hóa”, thúc đẩy “cạnh tranh công bằng”. Bên cạnh đó Việt Nam cần đáp ứng các nhu cầu hội nhập quốc tế. Pháp luật Việt Nam cần phải có sự phù hợp với pháp luật quốc tế và khu vực.

Pháp luật về chống CTKLM ở Việt Nam phải tạo ra môi trƣờng pháp lý an toàn, bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng, phù hợp với “luật chơi” chung của nền thƣơng mại thế giới.

Bên cạnh đó pháp luật chống CTKLM phải là công cụ thúc đẩy khả năng cạnh tranh lành mạnh trong nƣớc phát triển, bảo vệ môi trƣờng và các chủ thể kinh doanh trong nƣớc khỏi bị xâm phạm bởi các hành vi CTKLM từ phía các chủ thể kinh doanh nƣợc ngoài đảm bảo hội nhập và phát triển.

Mặc dù Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức thƣơng mại và kinh tế của khu vực và thế giới, song việc thƣờng xuyên rà soát, duy trì và tăng cƣờng tính tƣơng thích và hội nhập với khu vực và thế giới cũng nhƣ các tổ chức thƣơng mại là hoàn toàn cần thiết.

3.2.2. Hoàn thiện trình tự, thủ tục xử lý các vụ việc CTKLM

Khác với các đạo luật khác nhƣ Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự là những Luật mang tính chất hình thức quy định về trình tự, thủ tục giải quyết

các vụ việc dân sự, hình sự thì Luật Cạnh tranh lại vừa mang tính chất nội dung, vừa mang tính chất hình thức điều chỉnh cả về các hành vi, quan hệ cạnh tranh, cả về trình tự thủ tục xử lý nội dung, cần thiết phải có những điều chỉnh, hoàn thiện các quy định về tố tụng cạnh tranh của Luật và các văn bản hƣớng dẫn liên quan nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi pháp luật cạnh tranh.

3.2.2.1. Giải pháp về thẩm quyền giải quyết vụ việc

Năng lực và thẩm quyền của các cơ quan giải quyết vụ việc CTKLM theo quy định của Luật Cạnh tranh còn nhiều vấn đề đặt ra. Vì vậy mặc dù số lƣợng các vụ việc CTKLM gia tăng với tính chất mức độ ngày càng phức tạp song một số vụ đƣợc các cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp còn nhiều hạn chế, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu. Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Cạnh tranh (2018) quy định: “Đối với hành vi vi phạm quy định về CTKLM và các hành vi khác

vi phạm quy định của luật này không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý hành vi vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan”. Do có

sự chồng chéo thẩm quyền xử lý hành vi CTKLM nên DN không biết tố cáo ở đâu, tố cáo nhƣ thế nào. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến DN ngại tố cáo.

Ví dụ nhƣ trƣờng hợp một DN có hành vi CTKLM tổng hợp vi phạm từ nhiều hành vi khác nhau nhƣ bản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa... nằm trên bao bì sản phẩm. Khi đó Thanh tra bộ khoa học và công nghệ chỉ xử lý đến vấn đề liên quan đến bảo hộ thƣơng hiệu hàng hóa. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch xử lý vấn đề liên quan đến quyền tác giả, – Bộ Công thƣơng lại chịu trách nhiệm phát hiện và xử lý hành vi này.

Do vậy Luật Cạnh tranh cần quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan. Tuy nhiên nếu để một cơ quan chuyên môn duy nhất chuyên môn hóa xử lý hành vi CTKLM thì cần phải có quy định đến sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật đặc thù cho từng cơ quan có liên quan.

Có thể thấy rằng, Luật Cạnh tranh mặc dù đã có quy định về các hành vi CTKLM nhƣng mới chỉ dừng lại ở giác độ cấm đoán hành chính. Vấn đề bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)