Một số vấn đề đặt ra trong việc xử lý, giải quyết hành vi CTKLM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 61 - 62)

6. Kết cấu của Luận văn

2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc xử lý, giải quyết hành vi CTKLM

Xét thực tiễn hoạt động thị trƣờng với nhiều hiện tƣợng CTKLM trong các lĩnh vực khác nhau, có thể thấy số lƣợng vụ việc do Cục CTVBVNTD xử lý còn chƣa nhiều. Mặt khác, số lƣợng vụ việc liên quan đến CTKLM do các cơ quan khác xử lý theo thẩm quyền cũng hạn chế. Trong số các vụ việc đƣợc xử lý số lƣợng vụ việc liên quan đến các hành vi CTKLM nhƣ chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo, gièm pha DN khác, gây rối hoạt động của DN khác, ép buộc trong kinh doanh… còn chƣa nhiều.

2.4.1. Về quy định của pháp luật

Về quy định của pháp luật, trong Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018 chƣa có các văn bản hƣớng dẫn chi tiết về hành vi CTKLM, nhiều quy định dừng lại ở mức định tính do chƣa thể định lƣợng gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Nội dung quy định chƣa cụ thể có thể gây khó khăn cho cơ quan quản lý, mà còn cho cả các tổ chức, cá nhân liên quan để trong việc nhận thức, tìm hiểu và vận dụng pháp Luật Cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Riêng đối với hoạt động bán hàng đa cấp, do đã có Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp quy định chi tiết về thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của Cục CTVBVNTD, cũng nhƣ các Sở Công thƣơng địa phƣơng, trong đó có thẩm quyền kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực này nói chung, việc điều tra và xử lý vi phạm có rất nhiều thuận lợi, dẫn đến số lƣợng vụ việc Cục xử lý trong lĩnh vực này nhiều hơn đáng kể (9 trên tổng số 15 vụ việc).

Việc chồng lấn giữa pháp luật về CTKLM và các lĩnh vực pháp luật khác là một điểm cơ bản rất khó thay đổi và đƣợc chấp nhận trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Vấn đề này hiện này cũng đã đƣợc giải quyết cơ bản trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Tuy nhiên, pháp Luật Việt Nam đã thiếu những quy định giải quyết xung đột pháp lý cũng nhƣ phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi. Tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi trong khi Luật nội dung còn chƣa cụ thể đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động triển khai thực thi pháp luật, không chỉ đối với Cục CTVBVNTD mà còn đối với cả các cơ quan khác, thể hiện qua số

lƣợng vụ việc liên quan đƣợc các cơ quan khác xử lý nhƣ thanh tra, hay quản lý thị trƣờng là không nhiều. Lấy ví dụ nhƣ các quy định chống thông tin, quảng cáo so sánh, nói xấu DN khác, hoặc quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn tại pháp lệnh quảng cáo và nhiều văn vản khác đƣợc ban hành trƣớc Luật Cạnh tranh một thời gian dài, tuy nhiên theo thông tin từ cơ quan thanh tra văn hóa, số lƣợng vụ việc đƣợc cơ quan này xử lý đến nay vẫn không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)