Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN

Tự do kinh doanh là quyền không thể thiếu đƣợc của bất kỳ chủ thể kinh doanh về mặt thực tế cũng nhƣ tiềm năng. Vì mục tiêu đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh chủ thể kinh doanh có sử dụng những hành vi CTKLM thông qua việc dồn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải chấp nhận ký kết hợp đồng, hoặc thừa nhận các điều kiện thƣơng mại không mong muốn mà do điều kiện hoàn cảnh nào đó đã không có cách lựa chọn nào khác.

Ép buộc kinh doanh thƣờng xuất hiện từ những quan hệ kinh doanh không có sự tƣơng xứng về thế mạnh thị trƣờng giữa các bên. Theo đó bên có thế mạnh sẽ

khai thách lợi thế của mình để ép buộc chủ thể kinh doanh nhỏ hơn phải chấp nhận hợp đồng hoặc điều kiện mà bên có thế mạnh đƣa ra. Bởi vậy chủ thể kinh doanh nhỏ phải từ bỏ hoặc ngừng giao dịch những DN thuộc mối quan hệ cũ của họ. Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: Cấm doanh nghiệp ép buộc

khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

Dƣới giác độ pháp luật dân sự những giao dịch dân sự, thƣơng mại nhƣ vậy thiếu sự tự nguyện, xâm phạm quyền tự định đoạt của một trong các bên tham gia và chúng có thể bị tuyên bố vô hiệu. Việc ép buộc thể hiện bằng cách gây áp lực, đe dọa gây thiệt hại buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN khác làm theo ý chí của mình, nếu không khách hàng, đối tác DN sẽ phải chịu những hậu quả bất lợi mà DN ép buộc tạo ra. Hậu quả bất lợi dƣờng nhƣ không tránh khỏi đối với khách hàng/đối tác kinh doanh của DN khác làm cho họ buộc phải làm theo những yêu cầu của DN tiến hành hành vi ép cuộc đó chuyển sang giao dịch với mình hoặc với một chủ thể khác đƣợc chỉ định. Hành vi ép buộc có thể thực hiện thông qua mọi con đƣờng, mọi mối quan hệ trong giao dịch cũng nhƣ ngoài giao dịch để đạt đƣợc mục đích kinh doanh không lành mạnh. Bởi vậy hành vi ép buộc trong kinh doanh thể hiện động cơ và mục đích xấu của chủ thể tiến hành hành vi.

Dƣới giác độ nghiên cứu, chủ thể tiến hành hành vi ép buộc trong kinh doanh có thể là chủ DN, nhân viên của DN, hoặc bất kỳ cá nhân nào khác giúp sức với mục đích CTKLM. Việc chứng minh đƣợc động cơ, mục đích....của những hành vi này là điều kiện cơ bản để có thể quy kết chủ thể đó có vi phạm quy định về chống CTKLM hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 32 - 33)