6. Kết cấu của Luận văn
2.4.3. Vấn đề “Tố tụng kép” trong việc bồi thường thiệt hại
Luật Cạnh tranh không phân chia riêng biệt thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm pháp Luật CTKLM cho Tòa án dân sự mà giao cho Cục CTVBVNTD trực tiếp xử lý. Vấn đề này cũng chƣa đƣợc thay đổi theo Luật Cạnh tranh năm 2018. Theo quy định tại Điều 118, khoản 2 Luật Cạnh tranh: “Đối với hành vi vi phạm quy định về CTKLM và các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này không thuộc trường
hợp tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan”. Nhƣ vậy về cơ bản hành vi CTKLM sẽ đƣợc xử lý theo pháp
luật hành chính. Trƣớc đó, Điều 117 có quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Ngƣời ta có thể hiểu đƣợc rằng, bên bị thiệt hại muốn đƣợc bồi
thƣờng thiệt hại phải kiện ra Tòa dân sự (Toà án Nhân dân) để bù đắp thiệt hại bởi hành vi CTKLM. Nhƣ vậy sẽ cần 2 giai đoạn tố tụng riêng biệt để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua chế tài bồi thƣờng thiệt hại đƣợc áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án.
Hơn nữa, khi xem xét vụ việc CTKLM, các Tòa án Việt Nam có xu hƣớng xem xét cả nội dung lẫn hình thức vụ việc. Trong trƣờng hợp này ngƣời khiếu nại về CTKLM sẽ phải thực hiện liên tiếp hai thủ tục tố tụng tại cơ quan quản lý cạnh tranh (để đình chỉ vi phạm) và Tòa án (để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại). Có thể thấy cách làm nhƣ vậy tƣơng đối phức tạp, mất thời gian, mặt khác còn đặt ra vấn đề thẩm quyền của Tòa án xử lý.