Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1.3. Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác

Trong điều kiện kinh doanh trên thị trƣờng tự do, việc đƣa tin không đúng sự thật do cố ý hay vô ý về chủ thể kinh doanh khác là điều rất dễ xảy ra. Thông tin không đúng sự thật đó theo hƣớng tiêu cực và gây bất lợi cho chủ thể kinh doanh nếu nó đƣợc phổ biến ra ngoài. Đƣa thông tin xấu về một DN không đúng sự thật chính là hình thức của việc cung cấp thông tin không trung thực về DN. Đƣa thông tin không trung thực DN khác nhằm làm cho DN này mất uy tín, kéo theo đó mất

khách hàng và thu hẹp thị phần là những thiệt hại khó lƣờng đối với bên bị thiệt hại do hành vi cung cấp thông tin sai lệch. Để chống lại thủ đoạn cạnh tranh này, ngay cả pháp Luật dân sự của các quốc gia đều có những quy định mang tính nguyên tắc nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự, và uy tín của mọi pháp nhân và thể nhân.

Bên cạnh những quy định chung của pháp Luật dân sự, trong lĩnh vực kinh doanh thông thƣờng vẫn có các quy định riêng dành cho các thƣơng nhân với tƣ cách là chủ thể tham gia cạnh tranh trên thị trƣờng. Trong thực tiễn, chủ thể kinh doanh vì mục đích cạnh tranh có thể sử dụng cả những thông tin không đúng sự thật nhằm gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của đối thủ cạnh tranh khác.

Dƣới giác độ của pháp Luật chống CTKLM, mọi hành vi trực tiếp hay gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hƣởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và các hoạt động kinh doanh của DN khác đƣợc định danh là hành vi “gièm pha thƣơng nhân khác”. Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Cấm DN cung cấp thông tin không trung thực về DN khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực về DN gây ảnh hƣởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của DN đó”.

Pháp Luật Cạnh tranh chỉ cấm và tác động đến những hành cung cấp thông tin không trung thực về DN khi hành vi đó đƣợc thực hiện vì mục đích cạnh tranh. Chủ thể tiến hành hành vi này có thể là bất kỳ ai, thông qua bất kỳ cách thức nào để cung cấp thông tin không trung thực về DN khác nhƣ: thực hiện thủ đoạn bôi nhọ, lăng mạ, hạ thấp uy tín kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là trƣờng hợp điển hình về hành vi CTKLM ở dạng này, Tuy nhiên để một hành vi cung cấp thông tin không trung thực về DN khác bị cấm, nó phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác tức là việc cung cấp thông tin không trung thực đó phải có đối tƣợng là chủ thể kinh doanh cụ thể, đang tồn tại và có thể cùng hoặc không cùng quan hệ cạnh tranh.

Hành vi cung cấp thông tin không trung thực phải xuất phát từ một chủ thể kinh doanh hoặc ngƣời giúp đỡ cho chủ thể này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đối tƣợng của hành vi cung cấp thông tin không trung thực có thể liên quan đến các mặt DN khác nhƣ: uy tín, văn hóa DN, quy trình hoạt động, chất lƣợng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiềm lực kinh tế - tài chính...

Cũng cần phải phân biệt giữa cung cấp thông tin không trung thực, gièm pha, bôi nhọ... với những đánh giá, nhận xét về sản xuất, kinh doanh...của DN khác. Đây cũng là vấn đề xuất hiện phổ biến trong thực tiễn kinh doanh. Nhận định, đánh giá về một chủ thể kinh doanh nào đó là không tránh khỏi. Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá đó không có mục đích cạnh tranh, mang thái độ chủ quan và thông thƣờng không bị cấm dƣới giác độ của pháp luật chống CTKLM.

Hiện nay trên mạng Internet có nhiều trang mạng, blog...đang trở thành phƣơng tiện bị làm dụng cho những hành vi cung cấp thông tin không trung thực, bôi nhọ DN khác mà chƣa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu. Mặc dù vậy, việc xác định một hành vi đƣa thông tin xấu về một DN khác là hành vi cung cấp thông tin không trung thực theo Luật Cạnh tranh trở lên khá phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 33 - 35)