Nội dung điều chỉnh của pháp luật chống CTKLM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật chống CTKLM

Pháp Luật chống CTKLM ra đời nhằm đảm bảo thƣơng mại đƣợc diễn ra một cách công bằng và không bị tác động tiêu cực bởi những hành vi CTKLM, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thƣờng. Pháp Luật chống CTKLM xuất hiện là do nhu cầu của thị trƣờng, nhất là trong phạm vi Châu Âu – nơi mà thị trƣờng cũng nhƣ tự do thƣơng mại xuất hiện từ rất sớm. Ban đầu khái niệm pháp Luật Cạnh tranh đƣợc hiểu đồng nghĩa với pháp Luật chống CTKLM theo cách hiểu ngày nay.

Về nguyên tắc, pháp Luật chống CTKLM điều chỉnh những hành vi CTKLM. Hành vi CTKLM là hành vi cụ thể của mọi chủ thể tham gia thị trƣờng (kể cả không phải doanh nghiệp) nhằm mục đích cạnh tranh, thể hiện tính không lành mạnh có thể vô tình hoặc cố ý gây thiệt hại cho một đối thủ cạnh tranh hay một bạn hàng cụ thể. Tính không lành mạnh của hành vi cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trƣờng và đƣợc điều chỉnh cơ bản theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự (luật tƣ). Điều này đã đƣợc chứng minh bởi thực tế (chẳng hạn ở Pháp, Italia) ngay cả khi không có đạo luật về chống CTKLM với tính cách là một chế định pháp luật riêng biệt, pháp luật dân sự vẫn có thể đƣợc áp dụng để chống lại các hành vi CTKLM, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, hành vi CTKLM có thể bị xử lý về mặt hình sự. Dƣới cả hai giác độ xử lý trên thì pháp luật chỉ can thiệp khi có sự khiếu kiện của ngƣời có quyền lợi và lợi ích liên quan. Các chế tài phần lớn là buộc phải đình chỉ hành vi và bồi thƣờng thiệt hại xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 25 - 26)