Các đặc trưng của TP NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trái phiếu doanh nghiệp của vietinbank (Trang 30 - 39)

- Cấu trúc trái phiếu của NHTM đơn giản hơn so với trái phiếu tổ chức kinh tế. Trái phiếu NHTM thường không kèm theo các cam kết ràng buộc về kết quả kinh doanh, các vi phạm nghĩa vụ chéo… như trái phiếu của tổ chức kinh tế.

- Đa dạng về kỳ hạn: Có thể là trái phiếu ngắn hạn (1-5 năm), trung hạn (5- 10 năm) hoặc trái phiếu dài hạn (10-20 năm).

- Trái phiếu không được bảo đảm bằng tài sản. NHTM huy động vốn trái phiếu dựa trên uy tín và tên tuổi của mình.

- Có thể được nhận làm tài sản cầm cố, thế chấp để vay vốn tại chính NHTM đó hoặc các tổ chức tín dụng khác, tùy thuộc vào uy tín của NHTM phát hành và quy định của tổ chức nhận cầm cố, thế chấp.

1.2.4 Vai trò của TP NHTM

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh trung và dài hạn bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM.

Hoạt động tín dụng và đầu tư là 2 hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Tuy nhiên khả năng gia tăng quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn của NHTM. Sự phụ thuộc ở đây thể hiện ở 3 mặt:

+ Thứ nhất, sự dồi dào của nguồn vốn: Ngân hàng có nguồn vốn càng lớn thì khả năng gia tăng quy mô hoạt động tín dụng và đầu tư càng lớn. Do đó, đa dạng hóa kênh huy động vốn là một trong các phương án để NHTM gia tăng tiềm lực vốn của mình.

+ Thứ hai, chi phí huy động vốn: Chi phí huy động vốn càng thấp thì biên lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động tín dụng và đầu tư càng lớn.

+ Thứ ba, tính bền vững của nguồn vốn. Hoạt động cho vay trung và dài hạn và hoạt động đầu tư là các hoạt động dài hạn, đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn đối ứng dài hạn, kiểm soát tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, hạn chế rủi ro thanh khoản.

Như vậy, với những đặc tính trên, kênh huy động vốn trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn quan trọng để cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho các ngân hàng, góp phần gia tăng tiềm lực vốn của ngân hàng thông qua việc đa dạng hóa kênh huy động vốn.

Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn huy động của các NHTM, nguồn vốn huy động từ trái phiếu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và được tổng hòa với các nguồn vốn khác nên khó có thể xác định cụ thể nguồn vốn trái phiếu huy động về được sử dụng cho mục đích nào, cho khoản vay nào. Do đó các chỉ tiêu đo lường về tác động của kênh trái

phiếu đối với hoạt động tín dụng nói chung chỉ mang tính chất tương đối. Một số chỉ tiêu đánh giá tác động của kênh huy động vốn trái phiếu tới hoạt động tín dụng của NHTM như sau:

+ Tăng trưởng tổng số dư trái phiếu/tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng: cho biết 1 đồng tăng trưởng huy động vốn trái phiếu tạo ra bao nhiêu đồng tăng trưởng dư nợ tín dụng.

+ Riêng đối với trái phiếu tăng vốn cấp 2 còn có tác động đến quy mô hoạt động tín dụng thông qua tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Theo quy định tại Thông tư 36, dư nợ tín dụng là tài sản có rủi ro thuộc cấu phần tính trong mẫu số của công thức tính CAR. Với một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu xác định, tăng được 1 đồng vốn tự có từ phát hành trái phiếu sẽ giúp tăng thêm 11 đồng tài sản có sinh lời.

- Đảm bảo các chỉ tiêu và giới hạn an toàn trong hoạt động của các NHTM Trong hoạt động kinh doanh của mình, NHTM luôn phải tuân thủ các quy định ràng buộc của NHNN về các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động. Việc tuân thủ này có ý nghĩa sống còn để NHTM có thể tiếp tục được phép triển khai hoạt động kinh doanh của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, các NHTM luôn đưa mục tiêu đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động là một trong những mục tiêu chiến lược kinh doanh trong mọi thời kỳ.

Khác với các kênh huy động vốn thông thường khác của NHTM, kênh huy động trái phiếu, mà cụ thể là trái phiếu tăng vốn cấp 2 là một trong những cấu trúc trái phiếu có thể gia tăng vốn tự có cho NHTM, qua đó tác động đến các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng, các tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Cụ thể:

+ Đối với chỉ tiêu hệ số an toàn vốn.

Theo điều 9, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là “Thông tư 36”) quy định tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất là 9%.

Trong đó, công thức xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) được quy định như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) = Vốn tự có * 100%/Tài sản có rủi ro

Trong đó, vốn tự có của tổ chức tín dụng bao gồm có vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2.

Đồng thời, theo quy định tại Mục A, Phụ lục I, Thông tư 36 (đã trình bày tại mục 1.2.2), trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện nhất định sẽ được tính vào vốn tự có cấp 2 của tổ chức tín dụng.

Như vậy, trường hợp NHTM phát hành trái phiếu đáp ứng điều kiện để tính vào vốn tự có cấp 2 theo quy định tại Thông tư 36 sẽ góp phần làm gia tăng nguồn vốn tự có của NHTM, từ đó giúp tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Để đo lường tác động của kênh phát hành trái phiếu tăng vốn đối với việc gia tăng hệ số an toàn vốn của ngân hàng có thể căn cứ trên 2 chỉ số sau:

++ Tỷ lệ gia tăng hệ số an toàn vốn tuyệt đối sau phát hành.

++ Tỷ lệ gia tăng hệ số an toàn vốn/1 đồng gia tăng vốn trái phiếu cho biết phát hành thêm 1 đồng vốn trái phiếu sẽ giúp tăng thêm bao nhiêu % hệ số an toàn vốn tối thiểu. Tỷ lệ này càng cao thì việc phát hành trái phiếu càng hiệu quả.

Đặc biệt, trái phiếu tăng vốn cấp 2 sẽ có vai trò vô cùng quan trọng đối với các NHTM đang trong giai đoạn bước đệm để tìm kiếm nguồn vốn cấp 1 hoặc khó khăn trong việc tăng vốn cấp 1 nhưng vẫn cần đảm bảo nguồn vốn tự có đối ứng để đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng hoạt động ngân hàng và đảm bảo các quy định về an toàn vốn duy trì hoạt động theo quy định của NHNN.

+ Đối với chỉ tiêu về giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng.

Theo điều 13, Thông tư 36 quy định “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá

25% vốn tự có của ngân hàng”. Như vậy khi NHTM phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 để gia tăng vốn tự có sẽ gián tiếp tăng giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và một nhóm khách hàng của ngân hàng (về giá trị tuyệt đối), giúp gia tăng dư địa cho ngân hàng để thu hút, cho vay các khách hàng tốt mà ngân hàng mong muốn đẩy mạnh quan hệ, hạn chế phải xin Ngân hàng Nhà nước cho phép cho vay vượt giới hạn.

+ Đối với chỉ tiêu về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Theo quy định tại khoản 5, điều 17 Thông tư 36, NHTM chỉ được phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo tỷ lệ tối đa là 40% (áp dụng từ ngày 01/01/2019). Điều này có nghĩa, khi NHTM gia tăng được nguồn vốn trung và dài hạn từ trái phiếu thì nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn sẽ giảm xuống, qua đó giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, gia tăng khả năng đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.

Tuy nhiên nếu NHTM duy trì tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn vốn thiếu hiệu quả do chi phí vốn của ngân hàng gia tăng (chi phí huy động vốn trung và dài hạn lớn hơn nhiều so với chi phí huy động vốn ngắn hạn). Do đó, đối với mỗi NHTM, tùy vào mục tiêu hoạt động, tùy từng thời điểm sẽ phải xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn hợp lý, tổng hòa giữa 2 mục tiêu lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản.

- Khẳng định tên tuổi và uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Theo thông lệ quốc tế, trái phiếu là sản phẩm trên thị trường vốn chuyên nghiệp được các nhà đầu tư đầu tư dựa trên xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành. Theo đó, đối với trái phiếu của NHTM, các ngân hàng có kết quả xếp hạng tốt với quy mô phát hành trái phiếu lớn, chi phí phát hành rẻ sẽ gián tiếp khẳng định uy tín và tên tuổi trên thị trường, vị thế của NHTM đó trong mắt nhà đầu tư. Do đó có thể thấy rằng kênh huy động vốn trái phiếu ngoài ý nghĩa kinh tế còn có vai trò gián tiếp khuếch trương tên tuổi và hình ảnh của NHTM phát hành, qua đó mở ra cơ hội huy động vốn với hiệu quả tốt hơn cho ngân hàng đó trong tương lai.

1.2.5 Những hạn chế của TPDN NHTM.

Việc phát hành trái phiếu sẽ giúp NHTM giải quyết được một số vấn đề cấp bách hiện tại như cải thiện hệ số an toàn vố (CAR), tăng nguồn vốn trung và dài hạn, tuy nhiên trong tương lai sẽ phải đối mặt với không ít áp lực gây ảnh hưởng tới lợi nhuận. Trong đó có rủi ro về lãi suất, vì huy động vốn trung và dài hạn thì thường có lãi suất cao. Phát hành trái phiếu, ngoài chi phí về lãi suất trả cho người mua trái phiếu, NHTM còn phải trả các chi phí khác như chi phí tư vấn, chi phí đại lý phát hành, đại lý thanh toán…Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng bởi chi phí vốn đầu vào tăng, khi lượng lớn trái phiếu đáo hạn, ngân hàng sẽ phải trả một lượng tiền lớn cho khách hàng.

Phát hành trái phiếu (đặc biệt là phát hành riêng lẻ) do hạn chế về thông tin, lãi suất phát hành do sự thỏa thuận giữa NHTM và người mua trái phiếu thỏa thuận nên lãi suất không phản ánh đúng và sát với lãi suất thực tế trên thị trường.

1.3 Phát triển TP NHTM

1.3.1 Khái niệm

Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội… Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Như vậy cho thấy khái niệm phát triển trái phiếu doanh nghiệp đó là quá trình vận động của trái phiếu theo chiều hướng đi lên và phát triển từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Phát triển TP NHTM là phạm trù kinh tế, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau:

- Sự tăng lên về quy mô TP NHTM, làm tăng thêm giá trị của trái phiếu và sự biến đổi tích cực về cơ cấu, sự tăng lên về chủng loại và tính thanh khoản, từ đơn giản đến phức tạp .., có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.

Biểu đồ 1.1: Quy mô phát hành TPDN của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2015-2018.

Nguồn: Phòng thị trường vốn - VietinBank

Qua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng TP NHTM phát hành tăng trưởng đều từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2018 khối lượng phát hành suy giảm do các năm trước bởi lý do năm 2018 thị trường chứng khoán (cổ phiếu) tăng trưởng tốt dẫn đến một lượng vốn lớn chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu.

- Sự phát triển về chất lượng TP.NHTM, chất lượng các đợt phát hành… Các đợt phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại qua các năm từ 2015 đến 2018 với mức lãi suất giảm dần phản ánh thông tin lãi suất sát với lãi suất thị trường. Phát hành trái phiếu của các NHTM trước đây chủ yếu theo phương thức phát hành riêng lẻ. Trong một vài năm gần đây, các ngân hàng đã phát hành theo phương thức chào bán ra công chúng do các ngân hàng ngày càng được nâng cao trình độ cũng như nhận thức, lượng khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú (ví

dụ VietinBank có 02 đợt phát hành ra công chúng năm 2017 và 01 đợt năm 2018) - Sự tác động của tăng trưởng TP NHTM làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn, cải thiện hệ số an toàn...

Khi các NHTM huy động vốn trái phiếu, mà cụ thể là trái phiếu tăng vốn cấp 2 giúp các NHTM gia tăng vốn tự có, qua đó tác động đến các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng.

- Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của bản thân chủ thể kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài (các cơ quan quản lý, hệ thống pháp lý…) có vai trò quan trọng.

Ở khía cạnh vận động theo hướng đi lên của TPDN sẽ được thể hiện ở sự tăng lên về quy mô, số lượng, giá trị TPDN được phát hành của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước từ đó tăng cường nguồn vốn cho đầu tư sản xuất - kinh doanh của ngân hàng, đóng góp vào kết quả hoạt động của toàn ngân hàng. Ở khía cạnh phát triển về trình độ thể hiện trong chất lượng của TPDN…

1.3.2 Những phương thức cơ bản về phát hành TP NHTM

- Chào bán trái phiếu ra công chúng (trái phiếu là một loại chứng khoán nợ và vẫn áp dụng theo quy định này)

Khoản 12 Điều 6 Luật chứng khoán 2006 có quy định:

“12. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;

b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.”

Thứ nhất, có thể có nhiều nhà đầu tư được chào mua chứng khoán. Trên thực tế, thông thường có ít nhất một trăm nhà đầu tư được chào bán. Đối với những giao dịch chào bán chứng khoán lớn thì có thể có rất nhiều nhà đầu tư được chào mua chứng khoán. Pháp luật không đặt ra bất kỳ hạn chế nào về số lượng tối đa các nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán phát hành ra công chúng. Tùy theo nhu cầu và nguồn vốn có thể tiếp cận trên thị trường sẽ quyết định số lượng các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trái phiếu doanh nghiệp của vietinbank (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)