2018 của một số NHTM:
3.3.3 Thúc đẩy triển khai tạo nguồn cầu mới cho thị trường, xây dựng cơ sở
tầng thông tin.
++ Mới đây tại Quyết định 242/2019 phê duyệt Ðề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và giải pháp thúc đẩy việc thành lập và hoạt động của Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, xây dựng hướng dẫn thỏa ước giữa người sử dụng lao động và người lao động về tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện… Ðề án cũng nêu rõ cơ quan quản lý ban hành các chính
sách khuyến khích phát triển chương trình hưu trí tự nguyện. Việc ra đời quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện là dấu hiệu tích cực cho việc khơi thông nguồn vốn đầu tư trái phiếu của NHTM nói chung và của Vietinbank nói riêng.
++ Thiết lập chuyên trang thông tin tập trung về TPDN để quản lý tập trung toàn bộ thông tin về thị trường TPDN phát hành. Với việc thiết lập chuyên trang về TPDN tại Sở GDCK, thông tin, cơ sở dữ liệu về tình hình phát hành TPDN và tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành sẽ được Sở GDCK tập hợp một cách thống nhất, chuyên nghiệp để cung cấp cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành trái phiếu và cơ quan quản lý khai thác.
++ Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo sản phẩm trái phiếu doanh nghiêp (đặc biệt là trái phiếu của NHTM) rộng rãi ra công chúng, tránh trường hợp “có thị trường, hàng hoá mà dân không biết, chẳng đầu tư”
3.3.4 Xếp hạng tín nhiệm phải được coi là yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Yêu cầu các ngân hàng muốn phát hành trái phiếu ra công chúng bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm. Xếp hạng tín nhiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuẩn hóa và đưa thị trường trái phiếu Việt nam tiệm cận với thị trường quốc tế, tạo điều kiện để đón bắt nguồn vốn đầu tư quốc tế. Đặc biệt đối với các NHTM, nếu xếp hạng tín nhiệm trở thành chuẩn mực đầu tư trên thị trường thì các NHTM sẽ là các tổ chức được hưởng lợi lớn. Các NHTM thường là các tổ chức có quy mô và hoạt động kinh doanh dẫn đầu toàn thị trường, do đó kết quả xếp hạng tín nhiệm thường nổi trội hơn so với mặt bằng chung của toàn thị trường. Khi tiêu chí xếp hạng tín nhiệm là phổ biến thì đây sẽ là thước đo giúp NHTM quảng bá hiệu quả cho chất lượng và tiềm lực tài chính của mình, qua đó hỗ trợ tích cực cho việc phát hành trái phiếu của mình. Đối với hoạt động xếp hạng tín nhiệm, khung pháp lý tại Việt Nam thực tế đã được ban hành từ năm 2014. Cơ quan quản lý cũng đã cấp 1 giấy phép nhưng doanh nghiệp này đến nay chưa cung cấp dịch vụ nào ra thị trường, đó là Công ty cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating được tổ chức kinh doanh các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP, xếp
hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức; xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế cũng đặt ra câu hỏi tại sao họ cần xuất hiện ở Việt Nam bởi thị trường hiện tại hoàn toàn chưa có nhu cầu với các dịch vụ do các tổ chức này cung cấp.
Thực tế hiện nay không có quy định bắt buộc của pháp luật về việc doanh nghiệp phải có xếp hạng tín nhiệm mới được phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường Việt nam cũng chưa có thói quen hoặc quy định sử dụng xếp hạng tín nhiệm độc lập của tổ chức phát hành làm cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư. Việc thiếu xếp hạng tín nhiệm đang kìm chân sự phát triển của thị trường và cần nhanh chóng thực hiện điều này để các nhà đầu tư có thể phân biệt được mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp, từ đó có thể lựa chọn, quyết định đầu tư. Để từng bước thay đổi thói quen và chuẩn hóa lại thị trường, các cơ quan cần có những bước đi mang tính dài hạn và chiến lược, có thể xem xét lộ trình thực hiện như sau:
++ Bước 1: Thành lập một hoặc một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập chuyên nghiệp trong nước, thuộc quản lý của cơ quan có thẩm quyền, có thể là Bộ tài chính để xếp hạng chung cho doanh nghiệp hoặc thuộc Ngân hàng Nhà nước để xếp hạng cho các tổ chức tín dụng.
++ Bước 2: Quy định lộ trình để các doanh nghiệp thực hiện xếp hạng tín nhiệm. Theo đó quy định với từng cấp độ doanh nghiệp. Có thể đi từ các doanh nghiệp niêm yết quy mô lớn, các công ty đại chúng hoặc có thể xem xét phân theo ngành nghề hoạt động…
++Bước 3: Đưa điều kiện về xếp hạng tín nhiệm vào điều kiện phát hành trái phiếu.
++ Bước 4: Yêu cầu các tổ chức được cấp phép đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phải sử dụng tiêu chí xếp hạng tín nhiệm là một trong các điều kiện khi xem xét đầu tư.
++ Bước 5: Giám sát chất lượng xếp hạng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập; Thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín nhiệm
để kết quả xếp hạng của tổ chức xếp hạng trong nước có khả năng sử dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế.
+ Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp phát triển, đưa yêu cầu bắt buộc trái phiếu phát hành ra công chúng phải niêm yết trên sàn.
Quan hệ giữa thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) và thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch trái phiếu sau phát hành) thể hiện trên các góc độ sau:
++ Thứ nhất, thị trường thứ cấp làm tăng tính lỏng của các khoản nợ được phát hành. Việc này làm tăng sự ưa chuộng của các khoản nợ và làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu trong danh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các chủ thể phát hành trái phiếu trong việc huy động và sử dụng vốn. Việc tăng tính lỏng của tài sản sẽ tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thời hạn vốn, từ vốn ngắn hạn sang vốn trung hạn và dài hạn, đồng thời tạo điều kiện cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Sự di chuyển vốn trong nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế “bàn tay vô hình”, cơ chế xác định giá chứng khoán và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp.
+ +Thứ hai, thị trường thứ cấp xác định giá của khoản nợ đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các khoản nợ một cách chính xác hơn. Thị trường thứ cấp cũng cho phép huy động vốn cho việc mua bán các khoản nợ ở thị trường sơ cấp qua việc chứng khoán hóa các khoản nợ.
++ Thứ ba, thông qua việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng cho các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các chủ thể phát hành trái phiếu cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua cơ chế “bàn tay vô
hình”, vốn sẽ được chuyển đến tới những công ty nào làm ăn có hiệu quả nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
+ Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển thị trường sơ cấp. Hai thị trường được ví như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ chẳng có các khoản nợ được để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ bị khó khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy động vốn trong nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Trái phiếu doanh nghệp là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong các kênh huy động vốn toàn thị trường. Trái phiếu doanh nghiệp của NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng, ngoài vai trò về đảm bảo chỉ tiêu huy động vốn còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ số an toàn vốn.
Với mục tiêu nghiên cứu sự phát triển trái phiếu doanh nghiệp của VietinBank trong thời gian qua để chỉ ra những điểm khó khăn, hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển trái phiếu doanh nghiệp của VietinBank trong thời gian tới, thông qua những nội dung đã trình bày trong 3 chương, khóa luận đã đạt được những điểm chính như sau:
Về cơ sở lý luận, khóa luận đã tổng hợp những vấn đề cơ bản về phát triển trái phiếu doanh nghiệp của NHTM nói chung và phát triển trái phiếu doanh nghiệp của VietinBank nói riêng bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu doanh nghiệp của NHTM nói riêng; Trình bày những lý luận cơ bản về phát triển trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm các khái niệm, các chỉ tiêu đo lường sự phát triển; Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TPDN của NHTM.
Về thực tiễn, khóa luận đã phân tích cụ thể, chỉ ra các khó khăn vướng mắc về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn trái phiếu của các NHTM tại Việt Nam; Trình bày về quy trình triển khai phát hành trái phiếu tại VietinBank; đánh giá một số chỉ tiêu hiệu quả qua kênh huy động vốn trái phiếu tại VietinBank để chỉ ra những kết quả đã đạt được, những điểm còn hạn chế trong quá trình phát triển trái phiếu của VietinBank thời gian qua.
Xuất phát từ kết quả phân tích đó, kết hợp với định hướng và chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt nam trong thời gian tới, khóa luận đã đưa ra các đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan quản lý để hoàn thiện và thúc đầy phát triển trái phiếu của NHTM nói chung và giải pháp tổng thể tại VietinBank nói riêng nhằm thúc đẩy phát triển trái phiếu doanh nghiệp của VietinBank trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh sách tài liệu tham khảo
1. Bộ tài chính, Quyết định số 261/QĐ-BTC phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt nam đến năm 2020”, năm 2013
2. GS.TS Trần Đăng Khâm, Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008.
3. Nguyễn Đình Kiệm, TS.Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính -2010
4. Bạch Đức Hiển, Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán, NXB Tài chính, Học viện Tài chính - 2008.
5. Bùi Văn Vần, TS.Vũ Văn Ninh, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Học viện Tài chính - 2013
6. Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật chứng khoán số 60/2010/QH12 ngày 24/11/2010.
8. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
9. Luật doanh nghiệp sô 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
10. Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 về phát hành TPDN.
11. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chứng khoán.
12. Thông tư 211/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN.
13. Thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định về việc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hang nước ngoài
14. Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
15. Lê Minh Phụng (2010), Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt nam giai đoạn 2011-2020, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh
16. Nguyễn Thị Huế (2013), Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội
17. Trần Vinh Quang (2017), Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
18. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2016), Đề án “Hoàn thiện và phát triển thị trường TPDN doanh nghiệp tại Việt Nam”
19. VietinBank, Báo cáo thường niên Ngân hang TMCP Công thương Việt nam năm 2015-2018
20. Quyết định số 2510/2017/QĐ-TGĐ-NHCT61 ngày 22/9/2017 về việc “Ban hành Hướng dẫn sản phẩm đầu tư trái phiếu do Ngân hàng TMCP Công thương phát hành”.
21. The Asian Development Bank, “Vietnam Bond Market Guide” Season 11, năm 2015.
22. Vuong Quan Hoang & Tran Tri Dung, 2010, Vietnam's Corporate Bond Market, 1990-2010: Some Reflections, Journal of Economic Policy and Research, Vol. 6, No..
II. Các website tham khảo
1. www.vietinbank.vn
2. http://cafef.vn/ 3. www.mof.gov.vn 4. www.sbv.gov.vn 5. https://hnx.vn/vi-vn
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC ĐỢT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA VIETINBANK THỜI GIAN QUA
Trái phiếu Kỳ hạn Khối lượng
phát hành thực tế (tỷ đồng) Nguyên tắc xác định lãi suất
Lãi suất Phương thức trả
lãi
Ngày phát hành
Ghi chú
Phát hành riêng lẻ, trái phiếu thường
5 năm 4,000 Cố định 6,8%/năm trả sau, định kỳ 1 lần/năm 15/7/2015 Phát hành riêng lẻ 10 năm 3,972 Cố định 6,2%/năm trả sau, định kỳ 1 lần/năm 20/9/2015 Phát hành riêng lẻ, tăng vốn cấp 2
7 năm 3,000 Cố định 7,8%/năm trả sau, định kỳ 1 lần/năm
21/11/2015
Phát hành riêng lẻ, tăng vốn cấp 2
10 năm 1,450 Cố định 5 năm đầu 7,5%; 5 năm sau 8% (nếu không mua lại
trả sau, định kỳ 1 lần/năm 07/12/2016 Ngân hàng mua lại sau 5 năm Phát hành riêng lẻ, 10 năm 1,450 Cố định 5 năm đầu 7,5%; 5 năm sau trả sau, định kỳ 1 08/12/2016 Ngân
tăng vốn cấp 2 8% (nếu không mua lại lần/năm hàng mua lại sau 5 năm Phát hành riêng lẻ,
trái phiếu thường
5 năm 2000 Cố định 5,8% trả sau, định kỳ 1 lần/năm 22/12/2016 Phát hành ra công chúng, tăng vốn cấp 2 10 năm 2,000.0 Thả nổi hàng năm
Năm đầu tiên: 7,9%/năm Từ năm thứ 2: Lãi suất
bình quân lãi suất tiết kiệm cá nhân 12 tháng của 4 NH lớn (VietinBank; Vietcombank; Agribank; BIDV + 1.2%/năm) trả sau, định kỳ 1 lần/năm 14/11/2017 Ngân hàng mua lại sau 5 năm Phát hành ra công chúng, tăng vốn cấp 2 10 năm 2,200.0 Thả nổi hàng năm
Năm đầu tiên: 7,9%/năm Từ năm thứ 2: Lãi suất
bình quân lãi suất tiết kiệm cá nhân 12 tháng của 4 NH lớn (VietinBank; Vietcombank; Agribank; BIDV + 1.2%/năm) trả sau, định kỳ 1 lần/năm 13/12/2017 Ngân hàng mua lại sau 5 năm
Phát hành ra công chúng, tăng vốn cấp 2
10 năm 2,435.1 Thả nổi hàng năm
Năm đầu tiên: 7,5%/năm Từ năm thứ 2: Lãi suất
bình quân lãi suất tiết kiệm cá nhân 12 tháng của 4 NH lớn (VietinBank; Vietcombank; Agribank; BIDV + 0,8%/năm)