Hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trái phiếu doanh nghiệp của vietinbank (Trang 87 - 90)

2018 của một số NHTM:

3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng và hướng dẫn NHTM triển khai phát hành trái phiếu. Môi trường pháp lý đầy

đủ, hoàn thiện, phù hợp với thực tế sẽ góp phần hỗ trợ cho các NHTM trong việc triển khai thông suốt, nhanh chóng và hiệu quả, từng bước định hình và phát triển thị trường trái phiếu NHTM nói riêng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung.

Trên cơ sở phân tích các khó khăn, vướng mắc trong các văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM, các cơ quan chức năng có thể xem xét một số đề xuất trong việc ban hành mới, sửa đổi một số quy định như sau:

+ Nới lỏng về điều kiện phát hành trái phiếu DN, yêu cầu công bố thông tin minh bạch.

Nghị định 90 quy định một trong các điều kiện phát hành trái phiếu là doanh nghiệp phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành. Thực tế triển khai cho thấy điều kiện này tương đối chặt, tương đương với phát hành trái phiếu ra công chúng. Theo đó, một số doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu cho mục đích cơ cấu lại các khoản nợ không đáp ứng được điều kiện này nên không thể phát hành được trái phiếu để huy động vốn.

Trên cơ sở đánh giá quá trình triển khai Nghị định 90, Nghị định 163 quy định theo hướng nới lỏng về điều kiện phát hành để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Theo đó, Nghị định bỏ điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành tại Nghị định 90. Tuy nhiên tại khoản e, Điều 10 Nghị định 163 có quy định, để được phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải “Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có)”. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu chỉ có một năm nào đó không thanh toán đầy đủ gốc hoặc lãi sẽ không được phép phát hành. Để giải quyết vướng mắc này chúng ta không nên bó doanh nghiệp với điều kiện quá chặt như vậy mà chúng ta có thể yêu cầu doanh nghiệp phát hành minh bạch công bố thông tin, khi đã minh bạch thông tin thì thị trường tự định giá trái phiếu đó theo rủi ro, khung giá trái phiếu theo rủi ro đó. Để khắc phục những hạn chế trên, Nghị định 163 quy định cụ thể về (i) trách nhiệm và nội dung công bố thông tin của doanh

nghiệp phát hành cho nhà đầu tư và Sở GDCK, bao gồm công bố thông tin trước khi phát hành, công bố thông tin về kết quả phát hành, công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường. Quy định tại Nghị định nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của việc huy động vốn trái phiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia vào huy động vốn.

+ Đẩy nhanh quá trình xem xét, cấp phép phát hành trái phiếu

Hiện nay thông thường các NHTM nhận được giấy phép phát hành trái phiếu trong nước sớm nhất là vào tháng 6 hàng năm và giấy phép phát hành được cấp từng năm một. Như vậy thời gian để NHTM triển khai phát hành trái phiếu thực tế chỉ có 6 tháng. Đây là điểm hạn chế và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phát hành trái phiếu của các NHTM.

Việc các NHTM nhận được giấy phép muộn có thể do một số nguyên nhân sau: ++ Thứ nhất, do quy định về điều kiện báo cáo tài chính để xin phép phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Để đủ điều kiện phát hành, NHTM phải có báo cáo kiểm toán của năm liền kề trước năm phát hành. Với các hoạt động phức tạp quy mô lớn, thông thường các NHTM chỉ có thể hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán khi hết Quý I hàng năm. Việc phát hành trái phiếu trong Qúy I mà không cần báo cáo tài chính kiểm toán của năm liền kề (như quy định của doanh nghiệp) không áp dụng được đối với NHTM do giấy phép phát hành trái phiếu của NHTM chỉ có giá trị trong năm tài chính. Như vậy về phía nội tại của NHTM cũng không thể đẩy nhanh được việc xây dựng hồ sơ xin phép phát hành để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

++ Thứ hai, thời gian cấp phép thường kéo dài. Theo quy định tại thông tư 34, đối với đề nghị phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền) trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị phát hành trái phiếu của năm tài chính của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, Ngân hàng Nhà nước

có ý kiến trả lời trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Tuy nhiên thông thường các NHTM đều phải thực hiện giải trình nhiều lần trong quá trình xin cấp phép dẫn đến thời gian cấp phép thường kéo dài hơn so với quy định.

Do đó, để đẩy nhanh quá trình xin phê duyệt, cấp giấy phép phát hành trái phiếu cho các NHTM các cơ quan chức năng nên xem xét áp dụng một số quy định: ++ Chuẩn hóa hoặc ban hành hồ sơ mẫu xin cấp phép phát hành (tương tự như bản cáo bạch chào bán cổ phiếu) quy định chi tiết, cụ thể các nội dung trong hồ sơ xin phép phát hành trái phiếu của NHTM.

++ Rà soát hồ sơ phát hành trái phiếu của NHTM tổng thể; Quy định số lần tối đa yêu cầu giải trình; Quy định chi tiết thời gian tối đa cho từng khâu trong quá trình xem xét phê duyệt phát hành; Làm rõ thế nào là hồ sơ đầy đủ, hợp lệ để các NHTM có cơ sở thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trái phiếu doanh nghiệp của vietinbank (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)