Một số vướng mắc về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trái phiếu doanh nghiệp của vietinbank (Trang 61 - 65)

2018 của một số NHTM:

2.2.1 Một số vướng mắc về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành

phiếu tại các NHTM Việt nam hiện nay

a. Quy định về đối tượng mua trái phiếu NHTM

Theo quy định tại điều 5, Thông tư 34, quy định mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng. Đây được xem là quy định nhằm hạn chế việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng, gây ra tình trạng vốn ảo trong hệ thống, khó khăn trong việc đo lường năng lực tài chính thực sự của các NHTM.

Tuy nhiên quy định này trong thực tế phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, cụ thể:

- Khác với thị trường quốc tế khi đối tượng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thường là các công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và đặc biệt là quỹ hưu trí, tại Việt nam, đối tượng nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu của các NHTM) vẫn là các TCTD (chiếm trên 90% tổng giá trị trái phiếu phát hành và đang lưu hành toàn thị trường). Các nhà đầu tư khác như công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán chỉ

chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do đó quy định về hạn chế đối tượng đầu tư trái phiếu NHTM trên thị trường sơ cấp đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phân phối trái phiếu cho các tổ chức theo phương thức phát hành riêng lẻ.

- Quy định tại thông tư 34 chỉ hạn chế các TCTD sở hữu trái phiếu của nhau trên thị trường sơ cấp mà không hạn chế trên thị trường thứ cấp. Do đó các TCTD có nhu cầu đầu tư trái phiếu NHTM vẫn có thể thu mua trên thị trường thứ cấp. Như vậy, mục tiêu hạn chế sở hữu chéo mà thông tư 34 hướng tới vẫn chưa đạt được hoàn toàn.

b. Quy định về phương án phát hành, giao dịch trái phiếu

- Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 14/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1-2-2019) đã quy định cụ thể về việc giao dịch, nắm giữ trái phiếu sau phát hành. Cụ thể, tại điều 6, khoản 8 quy định “trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành (trừ trường hợp theo quyết định của tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật)”. Sau thời gian trên, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư (trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác).

Quy định này sẽ trả các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ về đúng với bản chất của nó, đồng thời chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường phát hành trái phiếu sơ cấp. Nếu muốn huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp buộc phải phát hành trái phiếu ra công chúng với các ràng buộc khắt khe về công bố thông tin, điều kiện phát hành. Điều này thoạt nhiên sẽ loại bỏ những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu phát hành trái phiếu ra công chúng. Đối với các doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu phát hành trái phiếu ra công chúng, thời gian, chi phí và công sức bỏ ra có thể nhiều hơn so với cách làm trước đây (phát hành riêng lẻ sau đó phân phối lại). Tuy nhiên, quy định này sẽ giúp thị trường minh bạch hơn và quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân sẽ được đảm bảo tốt hơn. Hiện nay, một trong những điểm “vướng” nhiều nhất chính là tính đồng bộ

trong các luật, quy định. Bị vướng nhiều nhất là quy định 3 năm liền DN không có nợ quá hạn, 1 DN chỉ có khoản nợ gốc và lãi trong 3 năm là không phát hành được. Điều này dường như chúng ta đang áp dụng quy định của thị trường cổ phiếu cho trái phiếu, đặc biệt là với trái phiếu phát hành riêng lẻ. Trước đây theo quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 14/11/2001 hướng đến NĐT có điều kiện phát hành riêng lẻ nhưng theo quy định mới (nghị định 163) giờ lại quá chặt. Thực ra điều kiện quan trọng nhất là minh bạch thông tin, khi đã minh bạch thông tin thì thị trường tự định giá trái phiếu đó theo rủi ro, lúc đó thuận lợi hơn. Còn nếu quy định như vậy thì xếp hạng phải AA trở lên mới đủ điều kiện phát hành trái phiếu”.

- Mặt khác theo quy định tại điều 11, Khoản C Nghị Đinh 163-2018/NĐ-CP quy định về điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành “có phương án phát hành trái phiếu trong đó nêu rõ số lượng đợt phát hành; dự kiến khối lượng, thời điểm phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt phát hành. Đây là điểm không thực sự phù hợp với phương án phát hành trái phiếu của NHTM do một số nguyên nhân sau:

+ Trong năm tài chính, các NHTM thường xin phương án phát hành trái phiếu cho tổng nhu cầu vốn của cả năm. Tuy nhiên các NHTM thường chia khối lượng phát hành được cấp phép làm nhiều đợt phù hợp với khả năng hấp thụ của thị trường trong từng thời điểm. Với điều kiện thị trường diễn biến thay đổi liên tục, khả năng ngay tại thời điểm xin cấp phép NHTM có thể dự kiến được số đợt phát hành, khối lượng cụ thể từng đợt và thời điểm phát hành như các doanh nghiệp thông thường là không khả thi và mang tính chính xác thấp.

+ Khác với doanh nghiệp khi các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh thường được xác định cụ thể cho từng mục đích sử dụng vốn, các nguồn vốn của NHTM (bao gồm cả vốn trái phiếu và các nguồn vốn huy động khác thường được tổng hòa vào trung tâm mua bán vốn và thay đổi, ra vào liên tục. Do đó việc xác định cụ thể số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sử dụng cho mục đích gì, với kế hoạch như thế nào là chưa thực sự phù hợp với đặc thù hoạt động của NHTM, không phản ánh được chính xác hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu như đối với các doanh nghiệp thông thường.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành TPDN trong nước đang dựa trên Nghị định số 163-2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018. Theo quy định tại Điều 10, khoản 1, mục C “doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7, Điều 4 của Nghị định này”. Mà thông thường đầu quý II hàng năm các báo cáo kiểm toán mới hoàn chỉnh, như vậy vô hình chung quý I sẽ không có đợt phát hành trái phiếu nào của doanh nghiệp.

c. Quy định về chào bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng ra công chúng

Trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, các tổ chức tín dụng ngoài việc được xin phép UBCKNN còn phải được chấp thuận của NHNN. Theo quy định tại thông tư 34, đối với đề nghị phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền) trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị phát hành trái phiếu của năm tài chính của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thời gian này là quá dài (nên quy định tối đa từ 10 đến 15 ngày).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trái phiếu doanh nghiệp của vietinbank (Trang 61 - 65)