Biểu đồ 2.3: Quy mô tổng tài sản của một số NHTMCP lớn năm 2018.
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn chủ sở hữu của một số NHTMCP lớn năm 2018
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của các ngân hàng.
Biểu đồ 2.5: Quy mô huy động vốn của một số NHTMCP lớn năm 2018.
Biểu đồ 2.6: Chỉ tiêu tổng dư nợ của một số NHTMCP lớn năm 2018.
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của các ngân hàng. 2.1.3.2 Các chỉ tiêu về chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2018 của một số NHTM:
Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận trước thuế và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP lớn năm 2018.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của VietinBank năm 2018 tương đối thấp so với các NHTMCP khác có quy mô tương đương do thu nhập lãi thuần năm 2018 của VietinBank giảm, VietinBank mới được phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đồng thời do phương án tăng vốn chưa được phê duyệt dẫn đến dư địa tăng trưởng tín dụng không có nhiều nên VietinBank đã phải điều chỉnh giảm quy mô tín dụng khoảng 34,3 nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng đến thu lãi ngân hàng, ngoài ra VietinBank khẩn trương áp dụng các chuẩn mực Basel II, các tiêu chuẩn phân loại nợ được nâng cao hơn, làm cho một bộ phận nợ chuyển nhóm tác động trực tiếp đến lãi dự thu dẫn đến thu nhập lãi thuần giảm so với năm 2017
2.2 Thực trạng phát triển trái phiếu doanh nghiệp tại VietinBank trong thời gian qua gian qua
2.2.1 Một số vướng mắc về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu tại các NHTM Việt nam hiện nay phiếu tại các NHTM Việt nam hiện nay
a. Quy định về đối tượng mua trái phiếu NHTM
Theo quy định tại điều 5, Thông tư 34, quy định mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng. Đây được xem là quy định nhằm hạn chế việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng, gây ra tình trạng vốn ảo trong hệ thống, khó khăn trong việc đo lường năng lực tài chính thực sự của các NHTM.
Tuy nhiên quy định này trong thực tế phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, cụ thể:
- Khác với thị trường quốc tế khi đối tượng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thường là các công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và đặc biệt là quỹ hưu trí, tại Việt nam, đối tượng nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu của các NHTM) vẫn là các TCTD (chiếm trên 90% tổng giá trị trái phiếu phát hành và đang lưu hành toàn thị trường). Các nhà đầu tư khác như công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán chỉ
chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do đó quy định về hạn chế đối tượng đầu tư trái phiếu NHTM trên thị trường sơ cấp đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phân phối trái phiếu cho các tổ chức theo phương thức phát hành riêng lẻ.
- Quy định tại thông tư 34 chỉ hạn chế các TCTD sở hữu trái phiếu của nhau trên thị trường sơ cấp mà không hạn chế trên thị trường thứ cấp. Do đó các TCTD có nhu cầu đầu tư trái phiếu NHTM vẫn có thể thu mua trên thị trường thứ cấp. Như vậy, mục tiêu hạn chế sở hữu chéo mà thông tư 34 hướng tới vẫn chưa đạt được hoàn toàn.
b. Quy định về phương án phát hành, giao dịch trái phiếu
- Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 14/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1-2-2019) đã quy định cụ thể về việc giao dịch, nắm giữ trái phiếu sau phát hành. Cụ thể, tại điều 6, khoản 8 quy định “trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành (trừ trường hợp theo quyết định của tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật)”. Sau thời gian trên, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư (trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác).
Quy định này sẽ trả các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ về đúng với bản chất của nó, đồng thời chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường phát hành trái phiếu sơ cấp. Nếu muốn huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp buộc phải phát hành trái phiếu ra công chúng với các ràng buộc khắt khe về công bố thông tin, điều kiện phát hành. Điều này thoạt nhiên sẽ loại bỏ những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu phát hành trái phiếu ra công chúng. Đối với các doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu phát hành trái phiếu ra công chúng, thời gian, chi phí và công sức bỏ ra có thể nhiều hơn so với cách làm trước đây (phát hành riêng lẻ sau đó phân phối lại). Tuy nhiên, quy định này sẽ giúp thị trường minh bạch hơn và quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân sẽ được đảm bảo tốt hơn. Hiện nay, một trong những điểm “vướng” nhiều nhất chính là tính đồng bộ
trong các luật, quy định. Bị vướng nhiều nhất là quy định 3 năm liền DN không có nợ quá hạn, 1 DN chỉ có khoản nợ gốc và lãi trong 3 năm là không phát hành được. Điều này dường như chúng ta đang áp dụng quy định của thị trường cổ phiếu cho trái phiếu, đặc biệt là với trái phiếu phát hành riêng lẻ. Trước đây theo quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 14/11/2001 hướng đến NĐT có điều kiện phát hành riêng lẻ nhưng theo quy định mới (nghị định 163) giờ lại quá chặt. Thực ra điều kiện quan trọng nhất là minh bạch thông tin, khi đã minh bạch thông tin thì thị trường tự định giá trái phiếu đó theo rủi ro, lúc đó thuận lợi hơn. Còn nếu quy định như vậy thì xếp hạng phải AA trở lên mới đủ điều kiện phát hành trái phiếu”.
- Mặt khác theo quy định tại điều 11, Khoản C Nghị Đinh 163-2018/NĐ-CP quy định về điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành “có phương án phát hành trái phiếu trong đó nêu rõ số lượng đợt phát hành; dự kiến khối lượng, thời điểm phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt phát hành. Đây là điểm không thực sự phù hợp với phương án phát hành trái phiếu của NHTM do một số nguyên nhân sau:
+ Trong năm tài chính, các NHTM thường xin phương án phát hành trái phiếu cho tổng nhu cầu vốn của cả năm. Tuy nhiên các NHTM thường chia khối lượng phát hành được cấp phép làm nhiều đợt phù hợp với khả năng hấp thụ của thị trường trong từng thời điểm. Với điều kiện thị trường diễn biến thay đổi liên tục, khả năng ngay tại thời điểm xin cấp phép NHTM có thể dự kiến được số đợt phát hành, khối lượng cụ thể từng đợt và thời điểm phát hành như các doanh nghiệp thông thường là không khả thi và mang tính chính xác thấp.
+ Khác với doanh nghiệp khi các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh thường được xác định cụ thể cho từng mục đích sử dụng vốn, các nguồn vốn của NHTM (bao gồm cả vốn trái phiếu và các nguồn vốn huy động khác thường được tổng hòa vào trung tâm mua bán vốn và thay đổi, ra vào liên tục. Do đó việc xác định cụ thể số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sử dụng cho mục đích gì, với kế hoạch như thế nào là chưa thực sự phù hợp với đặc thù hoạt động của NHTM, không phản ánh được chính xác hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu như đối với các doanh nghiệp thông thường.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành TPDN trong nước đang dựa trên Nghị định số 163-2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018. Theo quy định tại Điều 10, khoản 1, mục C “doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7, Điều 4 của Nghị định này”. Mà thông thường đầu quý II hàng năm các báo cáo kiểm toán mới hoàn chỉnh, như vậy vô hình chung quý I sẽ không có đợt phát hành trái phiếu nào của doanh nghiệp.
c. Quy định về chào bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng ra công chúng
Trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, các tổ chức tín dụng ngoài việc được xin phép UBCKNN còn phải được chấp thuận của NHNN. Theo quy định tại thông tư 34, đối với đề nghị phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền) trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị phát hành trái phiếu của năm tài chính của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thời gian này là quá dài (nên quy định tối đa từ 10 đến 15 ngày).
2.2.2 Quy trình triển khai phát hành trái phiếu tại VietinBank
Khách hàng Chi nhánh P.SPHĐ&P VietinBankSc P.TQTVKD P.TTV
MX3 - Cập nhật danh sách khách hàng đặt mua TP để xử lý các trường hợp phát sinh. - Báo cáo bộ Tài chính về kế hoạch phát hành TP - Lập báo cáo kết quả phát hành Chuyển nghị quyết phát hành TP, hợp đồng đại lý phát hành TP, báo cáo kết quả phát hành TP cho P.TQTVKD Nhận giấy chứng nhận SHTP
- Đối chiếu thông tin trên giấy CNSHTP - Liên hệ KH để chuyển trả giấy CNSHTP -Thông báo kết quả phát hành TP tới UBCKNN - Cấp giấy CNSHTP và chuyển về CN Bước 4: Báo cáo kết quả phát hành TP, cấp giấy chứng nhận sở hữu TP -Lập sổ đăng ký CNSHTP - Cấp giấy CNSHTP và chuyển về CN Nhận tiền mua TP từ CN và chuyển sang TK phong tỏa Phối hợp với P.TTV xử lý giao dịch phát hành TP trong hệ thống MX3 Thông báo kế hoạch phát hành TP Mở tài khoản phong tỏa Cập nhật kế hoạch và phối hợp xây dựng hồ sơ phát hành TP Cập nhật kế hoạch phát hành TP Cập nhật kế hoạch phát hành TP Đồng ý đầu tư
Giới thiệu, chào bán trái phiếu Hỗ trợ, giải đáp, thúc đẩy bán Hỗ trợ, giải đáp, thúc đẩy bán Ký hồ sơ và chuyển đầy đủ tiền mua TP vào TK của KH Hướng dẫn KH hoàn thiện bộ hồ sơ
giao dịch TP - Ký, đóng dấu Giấy xác nhận mua TP và trả lại KH Giấy xác nhận mua TP - Tạm khóa toàn bộ số tiền mua TP trên TKTT của KH
- Khai báo thông tin trên chương trình quản lý thông tin KH mua TP - Chuyển danh sách KH đặt mua về TSC Tổng hợp danh sách khách hàng đặt mua trên toàn hàng và gửi về P.TTV. Kết thúc ngày đóng sổ, chấm dứt tạm khóa và chuyển số tiền mua TP trên TKTT của KH về TKTT mua bán chứng khoán của VietinBank
Bước 2: Giới thiệu và chào bán TP Bước 3: Ký hồ sơ giao dịch (trước ngày phát hành TP) Bước 1: Thông báo kế hoạch các đợt phát hành trái phiếu
Diễn giải quy trình Đơn vị thực
hiện
Nội dung công việc Ngày thực
hiện Bước 1: Thông báo kế hoạch các đợt phát hành trái phiếu
P.TTV - Phối hợp với P.QLCĐV&KHTC trình HĐQT phương án phát hành TP và ban hành nghị quyết phát hành TP;
- Thông báo cho P.SPHĐ&P/P.PTSP& Marketing và VietinBankSc về kế hoạch phát hành TP theo OC của từng đợt phát hành TP;
- Đầu mối phối hợp với P.QLCĐV&KHTC và VietinBankSc xây dựng bộ hồ sơ phát hành TP; - Đầu mối phối hợp cùng VietinBankSc làm việc với UBCKNN về hồ sơ phát hành TP ra công chúng;
- Công bố Bản thông báo phát hành TP trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết có phạm vi phát hành toàn quốc trong 03 số liên tiếp trong vòng 07 ngày kể từ ngày có phê duyệt của UBCKNN thông qua phương án phát hành Trái phiếu ra công chúng;
- Chuyển giao các tài liệu liên quan đến đợt phát hành như: OC, hợp đồng đại lý lưu ký và hợp đồng đại lý thanh toán, các tài liệu pháp lý liên quan đến đợt phát hành (phê duyệt của NHNN, nghị quyết của HĐQT NHCT…) cho P.SPHĐ&P/P.PTSP& Marketing và P.TQTVKD.
- Thông báo thời gian phân phối trái phiếu (ngày mở sổ và ngày đóng sổ) cho P.SPHĐ&P/P.PTSP&
Chậm nhất ngày T-45
Marketing và VietinBankSc.
- Phối hợp cùng VietinBankSc và P.SPHĐ&P/P.PTSP& Marketing giải đáp các thắc mắc của CN liên quan đến điều khoản, điều kiện trái phiếu (nếu có).
P.TQTVKD - Phối hợp với P.TTV mở TK phong tỏa Chậm nhất ngày T-45 VietinBank Sc - Cập nhật kế hoạch phát hành TP;
- Phối hợp với P.TTV xây dựng hồ sơ phát hành TP và làm việc với UBCKNN;
- Phối hợp với P.TTV và P.PTSPHĐ&P/P.PTSP& Marketing giải đáp các thắc mắc của chi nhánh đối với thông tin và các điều khoản, điều kiện trái phiếu (nếu có). Chậm nhất ngày T-45 P.SPHĐ&P/P. PTSP& Marketing - Cập nhật kế hoạch phát hành TP;
- Chuyển giao các tài liệu liên quan đến đợt phát hành như: OC, hợp đồng đại lý lưu ký và hợp đồng đại lý thanh toán, các tài liệu pháp lý liên quan đến đợt phát hành (phê duyệt của NHNN, nghị quyết của HĐQT NHCT…) và công văn hướng dẫn triển khai cho các CN trong hệ thống NHCT;
- Phối hợp với VietinBankSc và P.TTV giải đáp các thắc mắc của CN đối với quy trình thực hiện phân phối trái phiếu.
Chậm nhất ngày T-40
Cán bộ tại CN - Cập nhật các đợt phát hành trái phiếu để triển khai;
- Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ OC và các điều kiện điều
Chậm nhất ngày T-40
khoản và các đặc tính của trái phiếu để tư vấn, hỗ trợ khách hàng;
- Trao đổi với P. SPHĐ&P/P.PTSP& Marketing để hiểu rõ quy trình thực hiện phân phối TP.
Bước 2: Giới thiệu và trào bán TP
Cán bộ bán tại CN phối hợp cùng P.KHƯT/ P.SPHĐ&P/P. PTSP& Marketing/Viet inBankSc
Giới thiệu và tư vấn các thông tin liên quan đến đầu tư TP cho KH:
+ Thông tin về điều kiện, điều khoản của OC liên quan, mệnh giá, mức lãi suất chào bán và nhận biết rủi ro khi tham gia đầu tư.
+ Hướng dẫn KH hiểu đúng và đủ về sản phẩm trước khi đăng ký mua TP.
+ Thông tin về thời gian phân phối mua TP, phương thức đăng ký mua và thanh toán TP, phương thức chuyển giao TP, phương thức nhận tiền gốc và tiền lãi trái phiếu khi đến hạn, phương thức bán lại TP khi VietinBank thực hiện quyền mua lại TP trước hạn,…
+ Tài khoản và cách thức nộp tiền mua TP.
Chậm nhất vào ngày đóng sổ
Bước 3: Ký hồ sơ giao dịch (trước ngày phát hành TP)
Cán bộ bán, GDV tại CN
- Sau khi KH đồng ý đầu tư, hướng dẫn KH hoàn thiện và ký bộ hồ sơ giao dịch mua TP;
- Xác thực thông tin, kiểm tra đối chiều hồ sơ KH; - Trực tiếp chứng kiến KH cá nhân ký giấy đề nghị mua TP;
- Hướng dẫn KH nộp tiền mua TP vào TKTT của KH tại VietinBank và thực hiện tạm khóa số tiền
Chậm nhất vào ngày đóng sổ
này;
- Lập giấy xác nhận giao dịch mua TP; - Chuyển bộ hồ sơ cho KSV kiểm soát.
KSV tại CN - Tiếp nhận, kiểm soát bộ hồ sơ giao dịch mua TP