1.2.1 Khái niệm về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Tài trợ, cấp quỹ, cấp kinh phí là hành vi cung cấp tài nguyên thường là dưới hình thức tiền (tài chính), hoặc các giá trị khác như tiềm lực hoặc thời gian, cho một dự án, một người, một doanh nghiệp, hoặc bất kỳ tổ chức tư nhân hoặc công cộng nào khác.
Nguồn tài trợ là nguồn vốn cho nhu cầu vốn đầu tư nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên và liên tục.
Tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp chính là tài trợ tiền cho doanh nghiệp khởi nghiệp để doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ, nhằm mang lại lợi ích cho công ty, xã hội và nhà đầu tư.
Các nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm tín dụng, vốn mạo hiểm, quyên góp, viện trợ, tiết kiệm, trợ cấp và thuế.
Theo nghiên cứu của Marmer, Hermann và Berman (2011), tiến trình khởi nghiệp gồm 6 bước:
(i) Phát hiện và nghiên cứu mức độ khả thi trên thị trường (giai đoạn này kéo dài khoảng 5-7 tháng); (ii) Đánh giá mức độ quan tâm của nhà đầu tư với sản phẩm mẫu (3- 5 tháng); (iii) Đánh giá hiệu quả thông qua hoạt động thu hút người tiêu dùng (5-6 tháng); (iv) Giai đoạn mở rộng và tăng trưởng của các công ty mới thành lập, dẫn đến sự gia tăng nhân viên, thị phần tăng và thu nhập cũng tăng lên. Giai đoạn này cũng là giai đoạn lý tưởng cho việc xây dựng các quỹ tăng trưởng hoặc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng có cùng mục tiêu để mở rộng doanh nghiệp (DN); (v) Giai đoạn tối đa hóa lợi nhuận và (vi) Giai đoạn làm mới thông qua đấu giá cổ phần (IPO) ra công chúng.
Nghiên cứu của Cvijanovie và Sruk (2008) cho thấy, vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phải trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm - khởi nghiệp- mở rộng - tái cấp vốn – bán một phần doanh nghiệp. Trong giai đoạn đầu, vốn thường từ các sáng lập
viên, bạn bè hay gia đình, khoản vay hay từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay doanh nghiệp phi tài chính. Giai đoạn mở rộng vốn do các quỹ mạo hiểm và quỹ cho vay, giai đoạn mua lại thì vốn cổ phần tư nhân đóng vai trò quan trọng.
Nhu cầu về vốn của mỗi DN là khác nhau, tùy thuộc vào loại hình cũng như quy mô của DN, các DN trong lĩnh vực chế biến thường có nhu cầu vốn cao hơn so với các DN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Thông thường, các nguồn vốn có thể huy động được của doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) được chia thành hai nhóm: Nguồn vốn bên trong bao gồm vốn tự có, vốn từ gia đình bạn bè; Nguồn vốn bên ngoài thông qua các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm, các khoản vay từ ngân hàng hay những nguồn vốn hỗ trợ khác. Nghiên cứu của Soderbom và Samuelsson trình bày hai cách tiếp cận chủ yếu sử dụng để giải thích cấu trúc vốn ở các DNKN: (i) Dựa trên lý thuyết về trật tự phân hạng; (ii) Dựa trên lý thuyết vòng đời.
Lý thuyết về trật tự phân hạng trong lựa chọn cấu trúc vốn chỉ ra một thứ tự lựa chọn các nguồn vốn cho doanh nghiệp khi có thông tin bất cân xứng giữa DN và những nhà tài trợ vốn tiềm năng (Myers và Majluf, 1984). Theo lý thuyết trật tự phân hạng truyền thống, sự bất cân xứng thông tin phát sinh khi các nhà điều hành có nhiều thông tin hơn về cơ hội đầu tư so với các nhà tài trợ dẫn tới những rủi ro cho nhà tài trợ bên ngoài khi rót vốn vào công ty.
Kết quả là các nhà tài trợ có thể yêu cầu một khoản bù đắp cho thông tin không rõ ràng này làm cho chi phí vốn đầu tư bên ngoài thường đắt đỏ. Do vậy, các nhà quản trị thường sử dụng nguồn vốn bên trong nếu có thể. Chỉ khi nguồn vốn bên trong không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của DN, nhà quản trị công ty mới sử dụng đến vốn bên ngoài, trong đó vốn vay sẽ được ưu tiên trước vốn đầu tư do vay nợ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề thông tin bất cân xứng hơn.
Ban đầu, lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển để giải thích chiến lược huy động vốn tài trợ của các công ty lớn và lâu năm. Khi nghiên cứu với trường hợp các DN
nhỏ mới thành lập, Berger và Udell (1998) Cassar (2004) cho rằng, các DN phân hạng sẽ phù hợp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng, thứ tự truyền thống sẽ đảo ngược đối với các DNKN bởi 2 lý do: (i), Các nhà đầu tư kinh nghiệm có hiểu biết tốt tương lai thương mại hóa của đổi mới sáng tạo của DNKN hơn chính bản thân những người sáng lập DN; (ii), Vốn đầu tư từ bên ngoài có thể được sắp xếp thứ tự cao hơn nếu nhà đầu tư có thể cộng thêm các giá trị phi tiền tệ vào DN mà họ đầu tư và điều này thường thấy đối với các vụ đầu tư cho DNKN (Garmaise 2001, Carpenter và Petersen 2002).
Một mô hình lý thuyết nữa được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của DNKN là lý thuyết vòng đời (Berger và Udell, 1998). Ý tưởng căn bản của lý thuyết này là nhu cầu tài chính và sự tiếp cận tới nguồn vốn thay đổi khi DNKN lớn lên và thu nhận được nhiều kinh nghiệm hơn cũng như trở nên minh bạch hơn về mặt thông tin. Các DN nhỏ và mới phải dựa nhiều vào nguồn tài trợ bên trong, vốn tín dụng thương mại và vốn đầu tư “thiên thần”.
Khi DN phát triển lên, tài trợ vốn sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Thậm chí nếu DN tiếp tục phát triển lên, họ có thể huy động vốn từ công chúng thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Cả hai lý thuyết về nguồn vốn cho DNKN không phải luôn đúng, chẳng hạn trong các trường hợp khi các nguồn tài chính như vốn đầu tư thiên thần hay mạo hiểm không sẵn có hoặc chỉ đáp ứng một lượng nhỏ, DNKN sẽ phải tìm cách để huy động vốn tài trợ từ các nguồn vốn thay thế khác.
1.2.2 Các nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Thống kê từ Cục Phát triển thị trường, DN khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện có khoảng 40 Quỹ Đầu tư mạo hiểm đã và đang hoạt động tại Việt Nam, tăng khoảng 30% so với năm 2016 (Văn phòng Đề án 844). Các quỹ ngoại điển hình là IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent, Mekong Capital, DFJ Vina Capital, ESP Capital, Innovatube. Bên cạnh đó, trong hai năm 2016, 2017, nhiều Quỹ Đầu tư mạo hiểm nội địa cũng được thành lập và tham gia vào thị trường đầu tư mạo hiểm như SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund, VPBank Startup, VIISA, ESP, VSV, 500 Startups Vietnam.
Vốn từ các nhà đầu tư thiên thần khá hạn chế trong những năm trước do nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đầu tư DNKN là một mô hình đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, trong năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ghi nhận số lượng đáng kể nhà đầu tư thiên thần nội. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống, chuyên nghiệp hơn, thông qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp. Một số điển hình có thể kể đến như VIC Impact, Hatch! Angel Network, iAngel Vietnam hay Angel4us.
Chương trình Shark Tank cũng tài trợ vốn được cho 22 thương vụ tài trợ vốn vào các startup giai đoạn đầu với tổng số vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Thống kê của Topica Founder Institute cho thấy, số lượng thương vụ khởi nghiệp được đầu tư tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2017, có 92 thương vụ nhận được đầu tư với tổng vốn 291 triệu USD (khoảng 6.500 tỷ đồng). Trong đó, các nhà đầu tư thiên thần và các Quỹ Đầu tư mạo hiểm nội địa đóng góp 49 thương vụ, tương đương với 46 triệu USD.
Đánh giá về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam của GEM qua các năm cho thấy, trong 12 chỉ số, chỉ số tài chính cho kinh doanh là chỉ số đạt điểm số khá thấp. Năm 2017, chỉ số này của Việt Nam đạt 2,27/5 - chỉ số thấp thứ 4. Tuy nhiên, chỉ số này đã được cải thiện nhiều so với năm 2015. Năm 2015, chỉ số tài chính cho kinh doanh của Việt Nam đạt 2,12/5 điểm, là chỉ số thấp thứ hai, chỉ cao hơn chỉ số về giáo dục kinh
doanh ở bậc phổ thông, điều này cho ta thấy nguồn tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay là rất hạn chế, và chưa hoạt động mạnh mẽ để có thể trở thành yếu tố hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hiện nay có 30 vườn ươm khởi nghiệp trong đó 10 vườn ươm trực thuộc các cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp; 7 vườn ươm thuộc các trường đại học và 13 vườn ươm còn lại do các tổ chức tư nhân hoặc nước ngoài thành lập như: Vườn ươm DN công nghệ cao Hoà Lạc; Vườn ươm DN công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng; Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Các vườn ươm DN cũng đang trong quá trình nghiên cứu để chuyển dịch mô hình sang thành tổ chức Thúc đẩy DN (Văn phòng Đề án 844).
Đa phần DNKN Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp, đang tìm hiểu nhu cầu khách hàng và kiểm chứng mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ. Ở giai đoạn này, vốn tự có, vốn từ gia đình bạn bè, vốn từ các nhà đầu tư thiên thần, và vốn đầu tư mạo hiểm là quan trọng nhất.
Chính phủ đã liên tục có những hỗ trợ về pháp lý, thể chế cho khởi nghiệp sáng tạo với sự ra đời của Luật các DN vừa và nhỏ ngày 12/6/2017 cùng các nghị định hướng dẫn đang được soạn thảo (Quyết định số 1357/QĐ-TTg ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ); Các chương trình, đề án như đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016, Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” theo Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 và Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo Quyết định số 1665/QĐ- TTg ngày 30/10/2017. Các chương trình, đề án lớn nhằm đưa ra các giải pháp tài chính để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp. Trong đó khuyến khích các nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
a. Các chương trình khởi nghiệp, vườn ươm DN hay DN hỗ trợ khởi nghiệp:
Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm DN thường là hình thức hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập bởi các tổ chức chính phủ, các trường đại học, các DN lớn. Các mô hình này cung cấp vốn tài trợ vay với lãi suất ưu đãi, vốn tài trợ cho các dự án tham gia; đồng thời, cung cấp cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất, công nghệ, kỹ thuật, các khóa học về kinh doanh hoặc hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí với chi phí ưu đãi.
b. Công ty đầu tư/Quỹ đầu tư mạo hiểm:
Nguồn vốn tài trợ từ nhà đầu tư mạo hiểm (NĐTMH -venture capital - VC) là nguồn tài chính vô cùng quan trọng cho các Startup. NĐTMH được hình thành dưới dạng Công ty Hợp danh hữu hạn (Limited Partnerships) trong đó các Thành viên trách nhiệm hữu hạn (Limited Partners) góp vốn vào quỹ Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital fund). Công ty quản lý quỹ thường được gọi là Thành viên chung (General Partner); công việc của họ là tìm kiếm các thương vụ tốt và đầu tư vào một vài thương vụ mà họ nghĩ rằng sẽ thu lại nhiều tiền nhất cho các Thành viên trách nhiệm hữu hạn. Các NĐTMH đầu tư trung bình khoảng 7 triệu USD cho một công ty khởi nghiệp hoặc ít hoặc nhiều hơn nữa. Các Quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia đầu tư từ khi dự án đã hoạt động được một thời gian, có sản phẩm, thị trường và mô hình kinh doanh được định hình, cần đến nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Quỹ đầu tư mạo hiểm còn thực hiện tư vấn chiến lược, hỗ trợ về mặt quản lý, cung cấp không gian làm việc cho DN khởi nghiệp. Các NĐTMH sẽ giúp công ty phát triển cho đến khi doanh nghiệp khởi nghiệp sẵn sàng để trở thành công ty đại chúng hoặc được mua lại, do vậy số tiền đầu tư ngày càng tăng lên nhiều hơn qua các vòng đầu tư. Hiện cũng có hơn 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam như IDG Ventures, CyberAgent Ventures....Đây là những nhà đầu tư (NĐT) chuyên nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và phải chịu trách nhiệm trước khoản đầu tư. Quỹ đầu tư mạo hiểm có những tiêu chí cao hơn, tham gia muộn hơn và số tiền đầu tư cũng lớn hơn nhiều so với các NĐT thiên thần và gọi vốn cộng đồng. Mục đích sở hữu một phần DN của Quỹ đầu tư
mạo hiểm rõ ràng hơn so với NĐT thiên thần, để đạt được mục tiêu kiểm soát cũng như ảnh hưởng nhất định đến quyết định của DN khởi nghiệp. NĐTMH thường thẩm định rất chi tiết, họ thực hiện rất nhiều thẩm định doanh nghiệp khởi nghiệp vì NĐTMH chịu trách nhiệm nhận ủy thác đầu tư của các Thành viên trách nhiệm hữu hạn khác. Họ có thể chi $50.000, thậm chí nhiều hơn để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về triển vọng của khoản đầu tư. Thông thường NĐTMH hình thành một Ủy ban đầu tư, họ sẽ làm việc cùng nhau để đưa ra quyết định. Nhờ đó các quyết định trở nên khách quan và không bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của một thành viên nào đó về thương vụ định đầu tư. Việt Nam cũng có hàng nghìn DN khởi nghiệp sáng tạo đang hoạt động và thu hút được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước.
c. Nhà đầu tư thiên thần:
Đầu tư thiên thần (Angel investment) là nguồn tài trợ tài chính cá nhân đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam phần lớn là các doanh nhân thành đạt trong và ngoài nước, họ là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, thường là trên $1 triệu (không bao gồm giá trị căn nhà), hoặc là các cá nhân có thu nhập thường là trên $200.000/năm (và trên $300.000 với 1 cặp vợ chồng) với kỳ vọng tài sản, thu nhập này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. NĐTTT khác biệt với Bạn bè và Gia đình ở chỗ Bạn bè, Gia đình là những người sẵn sàng đầu tư từ rất sớm khi tất cả những gi bạn có chỉ là ý tưởng và họ đầu tư vào người sáng lập hơn là cho công ty khởi nghiệp. Các NĐT thiên thần thường tham gia vào dự án trước các Công ty đầu tư mạo hiểm theo hình thức tài trợ vốn một lần nhằm giúp DN khởi nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu. Số tiền NĐT thiên thần tài trợ thường nhiều hơn số vốn tự có, vốn vay mượn ít hơn của các công ty đầu tư mạo hiểm. NĐT thiên thần khác với gọi vốn cộng đồng ở chỗ họ cần phải thấy được năng lực của người sáng lập và tiềm năng của dự án thông qua sản phẩm mẫu hay các mô hình thử nghiệm của sản phẩm. Vì vậy, NĐT thiên thần thường tham gia góp vốn nhiều nhất vào các giai đoạn hoàn thiện định hình sản phẩm/dịch vụ và số vốn đóng góp được sử dụng để điều tra thị trường, tìm kiếm khách hàng gia nhập thị trường (giai đoạn gọi vốn hạt giống). Các NĐTTT với tư
cách cá nhân thường đầu tư trong khoảng từ $25.000 đến $100.000 USD bằng số tiền của chính họ. Mặc dù vẫn có NĐTTT đầu tư ít hơn $25K và nhiều hơn $100K nhưng trên là khoảng đầu tư phổ biến nhất của các NĐTTT. Các Nhóm NĐTTT hoạt động nhằm quy tụ nhiều NĐTTT lại để cùng đầu tư vào một thương vụ, trung bình quy mô trên $750.000. Các nhóm này đang ngày càng phổ biến và góp phần thúc đẩy quá trình