HCM.
3.2.1 Giải pháp giúp tăng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM từ chính doanh nghiệp khởi nghiệp
Để huy động vốn tài trợ thành công, bản thân người làm công tác quản trị trong DN khởi nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng ngay từ khâu đầu tiên, chuẩn bị kỹ càng và có hệ thống sẽ giúp DN khởi nghiệp nắm bắt được các cơ hội huy động vốn tài trợ. Các NĐT chỉ đầu tư vào DN khởi nghiệp nếu họ thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong vòng 3-5 năm cũng như có kế hoạch tài chính rõ ràng để hỗ trợ kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch cần cụ thể, thực tế không đầu tư dàn trải. Hệ thống sổ sách kế toán của DN khởi nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng khi NĐT tìm hiểu sâu về DN… DN cần hiểu rõ bài toán thị trường trong khi huy động vốn tài trợ bởi các NĐT, quỹ mạo hiểm luôn tìm kiếm những DN có tiềm năng phát triển và các sản phẩm của DN phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, sản phẩm, ý tưởng kinh doanh, DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính, dự báo dòng tiền, định giá DN. Kế hoạch tài chính phải có sức thuyết phục để chứng minh được cơ sở của các giả định có trong mô hình. Kế hoạch này phải xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau. Bởi vì, kế hoạch tài chính tốt sẽ là cơ sở để định giá DN dựa trên các phương pháp định giá hợp lý. Theo khoa học quản trị, doanh nghiệp thường có hai tầng kiểm soát. Cụ thể, kiểm soát của chủ sở hữu đối với người quản lý công ty và kiểm soát của người quản lý công ty đối với toàn bộ hoạt động trong phạm vi mình quản lý. Trong tầng kiểm soát thứ 2, bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm soát 3 hoạt động sau: Kiểm soát tuân thủ, kiểm soát tài chính và kiểm soát hoạt động. Không xem nhẹ bất cứ hoạt động kiểm soát nào, nhưng cần chú
trọng hơn nữa trong kiểm soát tài chính, vì chỉ cần kiểm soát tài chính tốt DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ đảm bảo được niềm tin của nhà tài trợ, các nhà tài trợ có thể gia tăng nguồn tài trợ cho DNKN một cách dễ dàng.
Điều này dẫn đến ba quyết định quan trọng như: Quyết định đầu tư – liên quan đến hoạt động hình thành tổng tài sản, tài sản bộ phận và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản doanh nghiệp; quyết định tài trợ - liên quan đến hoạt động lựa chọn loại nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn tài trợ, khả năng chiếm dụng vốn chủ sở hữu) để tiếp cận vốn tài trợ nhanh chóng, doanh nghiệp cần thu thập toàn bộ hồ sơ chứng minh nguồn lực, kế hoạch kinh doanh, chi tiết sản phẩm dịch vụ, và tỉ lệ sở hữu cổ phần tương ứng nếu được nhận tài trợ vốn. Phần việc còn lại thuộc về nhà tài trợ vốn trong hoạt động phân tích và quyết định tài trợ vốn. Doanh nghiệp khởi nghiệp có nhu cầu vốn xác thực, sử dụng vốn đúng mục đích và đầy đủ hồ sơ chứng minh năng lực thì không lý do gì nhà tài trợ từ chối tài trợ vốn; quyết định quản lý tài sản - một khi tài sản đã được hình thành thì vấn đề quan trọng là quản lý để sử dụng tài sản đó hiệu quả và hữu ích.
Ba quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính lành mạnh và lưu chuyển tiền tệ của DNKN, cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một cơ cấu tài chính lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những cú sốc tài chính từ môi trường kinh tế - tài chính vĩ mô. Nếu DNKN quản trị tài chính tốt thì cơ hội nhận tài trợ là rất lớn.
Nhiều DNKN mặc dù sử dụng vốn đúng mục đích nhưng quá trình kiểm soát giải ngân và sử dụng vốn tài trợ bừa bài gây lãng phí không đáng có. Bên cạnh đó, nhiều nhà quản lý thiếu đi tính toán về những điểm rơi của nhu cầu vốn thực sự của công ty dẫn đến việc không cần thiết phải nhận tài trợ vốn.
Kiểm soát tốt nguồn vốn tài trợ sẽ giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, do đó, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần nâng cao nhận thức về kiểm soát tài chính. Việc nhận tài trợ được là một chuyện, nhưng sử dụng hiệu quả, đúng lúc,đúng mục đích, đúng đối tượng lại là chuyện khác.
Sau khi DN khởi nghiệp gọi vốn tài trợ thành công từ các NĐT, cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ kỹ thuật của NĐT như định vị chiến lược, kiến thức tài chính, cơ hội mở rộng thị trường. DN khởi nghiệp cần bảo vệ quan điểm của mình để tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào NĐT, dẫn đến bị thâu tóm. Trong quá trình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, DN khởi nghiệp cần từng bước lên kế hoạch gọi vốn vòng 2. Trường hợp mức lợi nhuận kỳ vọng khó đạt được để chia cho NĐT theo thỏa thuận ban đầu, DN khởi nghiệp cần có thương lượng và trao đổi với NĐT để thống nhất phương án điều chỉnh kịp thời.
DNKN tại TP HCM có thể bán trước sản phẩm trước khi chính thức ra mắt. Cách này giúp doanh nghiệp khởi nghiệp xây dựng niềm tin của nhà tài trợ, nếu sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng đón nhận tốt thì rõ ràng khả năng được tài trợ vốn của DNKN sẽ cao hơn, thông qua bán trước sản phẩm nhà tài trợ sẽ thấy được tiềm năng và có đánh giá thực tế hơn thay vì phải suy luận về tính khả thi của sản phẩm và dịch vụ đó như thế nào, thông qua nhìn nhận quá trình bán trước sản phẩm của DN, nhà đầu tư sẽ dễ dàng quan sát được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được họ tài trợ hơn là phải suy luận về tính phù hợp của sản phẩm dịch vụ đó đối với người tiêu dùng như thế nào.
3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ các cơ quan, tổ chức nhà nước tại TP HCM