Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 126)

Tùy vào thế mạnh riêng, TP HCM chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó TP HCM sẽ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. TP HCM cần nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra một chiến lược tài trợ vốn tích cực cho hoạt động khởi nghiệp, phù hợp với các chính sách khác của TP HCM cũng như chính sách quốc gia, đồng thời vẫn chú trọng vào các lĩnh vực, ngành mục tiêu khởi nghiệp trụ cột. TP HCM có thể thực hiện các biện pháp giảm thuế, thay đổi cách tính thuế GTGT. TP HCM cần giảm thuế hoặc không đánh thuế từ 1-3 năm từ khi thành lập doanh nghiệp KN, thuế doanh nghiệp cho DNKN. Đồng thời, cần đơn giản hóa thủ tục nhà nước, loại bỏ tính quan liêu trong hoạt động tài trợ vốn. TP HCM cần tổ chức lại hệ thống hành chính, quản lý tài chính liên quan đến công quỹ, và đơn giản hóa thủ tục tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Khung pháp lý mới về tài trợ vốn cũng cần đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thúc đẩy cơ hội tái khởi động sau khi doanh nghiệp phá sản, đẩy nhanh thủ tục phá sản, đẩy mạnh hệ thống phòng ngừa phá sản. TP HCM cũng cần đề cao yếu tố minh bạch trong hoạt động tài trợ vốn cho khởi nghiệp như: xoá bỏ tham nhũng, số liệu được chính phủ công bố, chia sẻ thông tin sớm cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp.

TP HCM cần quan tâm đến các chính sách đẩy mạnh giáo dục về hoạt động tài trợ vốn như: tài trợ các chương trình tài trợ vốn cho khởi nghiệp, đào tạo về kỹ năng tìm kiếm và thương lượng với các nhà tài trợ về tài trợ vốn miễn phí, đào tạo phổ thông, đại học và sau đại học về các kiến thức liên quan đến tài trợ vốn cho khởi nghiệp.

TP HCM cần nâng cao cơ sở hạ tầng trực tuyến và trực tiếp như tạo ra các cơ chế để tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng nền tảng cho việc tìm kiếm đối tác tài trợ vốn, nền tảng giao kết và các sự kiện, cổng thông tin ảo liên quan đến tài trợ vốn. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu, tạo lập thêm các vườn ươm doanh nghiệp có chất lượng, đầu tư thêm các khu công nghệ cao, không gian công cộng cho mạng lưới liên kết và làm việc nhóm cho từng lĩnh vực khởi nghiệp chủ chốt; cần tăng cường trao đổi kiến thức và chia sẻ bằng cách tăng cường hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và DN khởi nghiệp, viện nghiên cứu và khu công nghiệp, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong môi trường kinh doanh, chia sẻ và hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài để có thể hỗ trợ cho hoạt động tìm kiếm nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp một cách có hiệu quả.

Để thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của vốn tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tại TP HCM để các doanh nghiệp lớn có hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, ngoài ra TP HCM nên hỗ trợ quảng cáo và truyền thông về các hoạt động tài trợ vốn khởi nghiệp như có các chương trình truyền thông rộng rãi trong công chúng; tạo các diễn đàn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tài trợ vốn, những ý tưởng đổi mới sáng tạo cần vốn tài trợ; phổ biến về các sáng kiến mới và xúc tiến các cơ hội tài trợ vốn từ các nguồn lực quốc tế.

Một số công cụ tài chính khác cũng được nhiều quốc gia thí điểm hoạt động, ví dụ như: Sàn giao dịch chứng khoán và thị trường thứ cấp cho mua bán cổ phần cho công ty vừa và nhỏ, bảo lãnh tín dụng, .... Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia thành lập và hoạt động tương đối hiệu quả sàn giao dịch cho các startup (KONEX).

Tuy nhiên, để thành công, nền tảng giao dịch này cần một lượng đủ nhiều các startup thành công và hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cũng phải đủ mạnh để có thể đủ hấp dẫn đối với cả bên tài trợ và bên nhận tài trợ vốn. Bên cạnh đó, cũng có thể nghiên cứu xây dựng những quy định đặc thù về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, do những quy định hiện tại

tương đối chặt chẽ và ngặt nghèo đối với các doanh nghiệp này. Hiện tại, mặc dù hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đã phát triển được một thời gian, nhưng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp IPO được chỉ đếm trên đầu ngón tay (ví dụ như FPT, Thế giới di động, ...). TP HCM có thể sử dụng vốn từ ngân sách hoạt động tài trợ vốn hiệu quả hơn như một đòn bẩy trong các công cụ tài chính thúc đẩy tài trợ vốn cho DNKN, sử dụng trợ cấp từ ngân sách TP HCM cho những startup cũng sẽ đảm bảo cho DNKN có được khoản vay vốn tại các ngân hàng, hoặc startup sẽ có được cam kết đầu tư từ các nhà đầu tư khác nếu có được sự bảo lãnh của TP HCM.

Hình thức quỹ của quỹ và đối ứng cho các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tư nhân. Với hình thức này nhà nước sử dụng ngân sách đầu tư vào các quỹ tư nhân cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc mua các chứng chỉ quỹ với thời gian thoái vốn khác nhau. Còn đối với hình thức đối ứng, nhà nước cùng đầu tư với một số nhà đầu tư tư nhân khác. Ở Singapore, chương trình Startup SG Equity sẽ cùng đầu tư với khu vực tư nhân, với tỷ lệ 70:30 với phần vốn từ nhà nước chiếm 70%, nhưng khi thoái vốn thành công, chỉ thu về 30% lợi nhuận.

Ở Israel, chương trình Yozma tài trợ vốn cho các startup thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân và đồng ý cho các quỹ đầu tư mạo hiểm mua lại ở một điều kiện định trước. Chương trình Yozma đã được triển khai hết sức thành công, thúc đẩy sự hình thành và phát triển sôi động của nền công nghiệp đầu tư mạo hiểm tại Israel ngay từ những năm 90 của thế kỉ trước.

Ở Việt Nam, hiện tại, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phép nguồn vốn ngân sách địa phương được phép cùng đầu tư với các quỹ tư nhân nhưng buộc phải thoái vốn sau 5 năm, điều này tương đối cản trở sự phát triển của việc đầu tư do thời gian này chưa đủ dài để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trưởng thành. Bên cạnh đó, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên cũng chưa có căn cứ để các địa phương triển khai hoạt động này, sắp tới TP HCM có thể tham mưu với nhà nước để triển khai mô hình này.

Từ bài học của Israel rút ra được ba nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khởi nghiệp thành công là có chính sách phù hợp của chính phủ; sự năng động của công dân; và sự đóng góp của môi trường quân đội. Yếu tố đóng góp sâu sắc, căn bản nhất cho tinh thần khởi nghiệp của Israel chính là nền giáo dục. Thực tế ở Israel (và các nước phát triển), nhiều người, dù không phải tỉ phú vẫn sẵn sàng bỏ tiền ủng hộ khởi nghiệp, coi như đó là đóng góp cho phát triển kinh tế, cho tương lai chính mình. Xã hội thì luôn có sẵn đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ khởi nghiệp. Chính phủ có chính sách phù hợp hỗ trợ khởi nghiệp như đầu tư, tài trợ vốn, đồng hành, tạo môi trường liên kết và có những chương trình khuyến khích khởi nghiệp trong trường học, trong các định chế xã hội. Các doanh nghiệp lớn, đã thành danh luôn tìm cách kết nối, khuyến khích, sử dụng dịch vụ và tài trợ vốn cho các công ty khởi nghiệp.

Mặc dù vốn đầu tư mạo hiểm, đầu tư “thiên thần” rất quan trọng đối với hệ sinh thái khởi nghiệp, song thực tế cho thấy, rất ít các DN khởi nghiệp sử dụng hình thức tài chính này. Do đó, cần tiếp tục có các chính sách khuyến khích các hình thức cấp vốn, tài trợ vốn, hợp tác khác như kết nối các DN khởi nghiệp định hướng tăng trưởng với các nguồn vốn tài trợ thông thường như các khoản vay ngân hàng hoặc hình thức tài chính mới hơn như tài trợ đám đông, cho vay lẫn nhau và cung cấp tài trợ vốn dựa trên hóa đơn, hoặc tạo cơ hội tiếp cận các thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhà hoạch định chính sách và các công ty lớn cũng sẽ góp phần phát triển và thúc đẩy quá trình ươm tạo khởi nghiệp trong hệ sinh thái cũng như các phương thức tài trợ vốn mới, hiệu quả hơn..

Đối với các nhà kết nối khởi nghiệp trong hệ sinh thái (hiệp hội chuyên nghiệp, câu lạc bộ khởi nghiệp và các cộng đồng DN khởi nghiệp, các trung tâm DN, dịch vụ cầu nối nhà đầu tư - người tiếp nhận đầu tư, môi giới kinh doanh): Các chính sách quan trọng nhất đối với nhóm tác nhân này là kết nối các DN khởi nghiệp khác thông qua việc hình thành các cộng đồng thực hành hoặc các mạng lưới DN khởi nghiệp. Tổ chức mạng lưới chuyên nghiệp, các câu lạc bộ doanh nhân, các nhóm ủng hộ vốn đầu tư tài trợ mạo hiểm, các hội nghề nghiệp, các cộng đồng hải ngoại. Ví dụ tiêu biểu về mạng lưới kết nối khởi

nghiệp có thể kể đến là Connect (có trụ sở tại San Diego, Mỹ) một trong những tổ chức thành công nhất trên thế giới trong việc liên kết các nhà phát minh và nhà khởi nghiệp với các nguồn lực cần thiết trong đó có tài trợ vốn để thương mại hóa các sản phẩm đổi mới sáng tạo. Ở châu Á, có thể kể đến trung tâm D Camp do Banks Foundation for Young Entrepreneurs tại Seoul (Hàn Quốc).

Thúc đẩy một “nền văn hóa” chấp nhận đầu tư, tài trợ vốn cho khởi nghiệp tại TP HCM. Chính sách thu hút cộng đồng kiều bào ở nước ngoài đầu tư, tài trợ vốn cho các DNKN tại TP HCM, như chúng ta thấy Nước Mỹ nhờ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà hình thành nên nhiều tập đoàn hùng mạnh, hàng ngàn nhà tỷ phú, hàng nghìn nhà khoa học xuất chúng, nhiều nhà bác học đạt giải Nobel, chiếm lĩnh hầu hết những công nghệ hiện đại nhất thế giới. Để duy trì vị thế dẫn đầu nền kinh tế thế giới, nước Mỹ lấy “tinh thần khởi nghiệp” làm lợi thế cạnh tranh chủ đạo. Không coi trọng dòng dõi, truyền thống như nhiều quốc gia khác, người Mỹ coi trọng những cá nhân sẵn sàng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công, cho dù cá nhân đó ở địa vị nào trong xã hội, xuất thân nghèo nàn hay một gia đình thế lực. Tổng thống Obama tuyên bố: “Doanh nhân đại diện cho lời hứa của nước Mỹ: nếu bạn có ý tưởng hay và sẵn sàng làm việc hết mình để theo đuổi, bạn sẽ thành công trên đất nước này. Và trong quá trình hiện thực hóa lời hứa này, các doanh nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng nền kinh tế và tạo việc làm”.

Nước Mỹ là xã hội năng động nhất trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp giúp biến những phát minh, sáng chế mới thành hàng hóa. Doanh nhân thành đạt ở Mỹ, nhiều người đã thử sức và thất bại, vô số người thất bại nhiều lần mới thành công được và những người đã thành công vẫn tiếp tục đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Văn hóa Mỹ quan tâm đến cá tính của mỗi cá nhân. Tôn vinh những người tự làm, tự chịu. Khi thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng, được công nhận và có vị trí cao trong xã hội. Khi họ thất bại thì được coi là một giai đoạn tự nhiên và cần thiết để chuẩn bị cho sự thành công sau cùng. Vì vậy mà những người thất bại được cả xã hội nâng đỡ, tiếp tục đứng lên và bắt đầu lại. Điều này làm cho xã hội Mỹ cạnh tranh quyết

liệt hơn, luôn đem lại thành tích cao hơn và là động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới năng động và của cải phát triển dồi dào. Người Mỹ cũng ưa mạo hiểm và thích phiêu lưu. Họ đầu tư cho những "kế hoạch điên rồ nhất" để tạo sự khác biệt. Nhưng chính vì sự năng động, "sức trẻ trong suy nghĩ" đó mà họ thành công và giàu có. Mỹ là quốc gia có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm lớn, hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới; đây chính là nguồn vốn ươm mầm cho những ý tưởng kinh doanh táo bạo và đã đem lại sự thành công không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Qua đó, TP HCM có thúc đẩy một cách nhìn mới về cách thức thực hiện cũng như hỗ trợ cho các doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới, tạo cho doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tâm lý dám làm dám chịu và đủ vững vàng để đứng lên sau thất bại, thúc đẩy văn hóa dám làm, dám chấp nhận thất bại và đứng lên sau thất bại, thúc đẩy văn hóa chấp nhận mạo hiểm, bên cạnh đó vận động các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thành công trở lại tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thất bại và hỗ trợ họ tiếp tục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo .

Để xây dựng và phát triển được một hệ thống các hệ sinh thái tài trợ vốn cho khởi nghiệp tại TP HCM hoạt động hiệu quả, cần phải có một hệ thống các tiêu chí đo lường làm cơ sở đánh giá mức độ hoạt động tài trợ vốn hiệu quả, từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách phù hợp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương ba nhằm đề xuất các giải pháp nhằm tư vấn, bổ trợ, và hướng đến hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP HCM trong tương lai, đa số các giải pháp đều dựa trên những nền tảng mà TP HCM đang có, một số giải pháp vẫn mang tính định hướng và gợi mở cho các hoạt động tài trợ vốn cho DNKN được đa dạng và hoàn thiện hơn.

Tác giả mong muốn TP HCM có thể thay đổi được văn hóa khởi nghiệp, về chính sách, con người, cách nhìn nhận thất bại và cách khích lệ thành công của các Startup, tài trợ vốn kịp thời cho các Startup có tiềm năng hoặc vực dậy tinh thần của các Startup thất bại, giúp cho họ tiếp tục khởi nghiệp có nghĩa là mọi người sẽ không ngại khởi nghiệp và dấn thân khởi nghiệp, nhìn nhận thất bại trong khởi nghiệp là điều đương nhiên và các các hoạt động hỗ trợ kịp thời sẽ giúp cho càng ngày càng có nhiều Startup được hình thành, qua đó mới có thể sàn lọc được các Startup có chất lượng.

Các giải pháp trên có thể là có ích trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên trong xu thế phát triển thì sẽ có thể còn có nhiều giải pháp tốt và linh hoạt hơn các giải pháp trên.

KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu về khởi nghiệp và tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp trên cơ sở lý thuyết và thông tin trên internet nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạch những kết quả đạt được, hoạt động khởi nghiệp nói chung và hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tài TP HCM nói chung còn chưa đồng bộ, gắn kết, hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tuy có những bước tiến nhưng nguồn vốn tài trợ vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài, trong khi các nguồn vốn tài trợ từ trong nước còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được nhiều cho yêu cầu phát triển và hỗ trợ cho hoạt động mở rộng thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM trong thời gian tới, như: xây dựng khung pháp lý để tạo hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững; hoàn thiện cơ chế hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)