Cần tạo điều kiện môi trường kinh doanh thông thoáng, cắt giảm các thủ tục pháp lý để xây dựng một thị trường vốn tài trợ dành cho các DN khởi nghiệp. Ý tưởng xây dựng một thị trường chứng khoán chuyên dành cho các DN khởi nghiệp theo mô hình KONEX (Hàn Quốc) giúp các DN khởi nghiệp tại TP HCM có thể tiếp cận được các nguồn vốn tài trợ với những tiêu chuẩn ở phụ hợp hơn, tách bạch với niêm yết, thị trường linh hoạt hơn, có lợi cho cả DN khởi nghiệp và nhà đầu tư (NĐT).
Thành lập các tổ chức tài chính nhà nước theo mô hình Quỹ mẹ giống Hàn Quốc với số vốn ban đầu từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ đối tượng khởi nghiệp theo lĩnh vực
ưu tiên, tạo vốn mồi để thu hút và tranh thủ sự đầu tư của các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
TP HCM có thể hỗ trợ gián tiếp cho DN khởi nghiệp thông qua các hình thức như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thực hiện các chính sách khuyến khích như giảm lãi suất, miễn giảm thuế. Ngoài ra, TP HCM đứng ra bảo lãnh tín dụng cho các DN khởi nghiệp trong những năm đầu theo các điều kiện đi kèm; Thúc đẩy các DN khởi nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia vào các cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị nhằm tăng giá trị của DN khi huy động vốn tài trợ.
Trên cơ sở môi trường kinh doanh đầu tư cho DN khởi nghiệp được mở rộng, TP HCM cần hoàn chỉnh hệ sinh thái hỗ trợ xung quanh hoạt động của DN khởi nghiệp. Việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp nên đứng dưới góc độ định hướng, TP HCM không trực tiếp can thiệp mà đóng vai trò là trung gian định hướng để DN khởi nghiệp và hệ sinh thái hỗ trợ tự bổ sung và liên kết với nhau.
Bảng 3.1: các phương pháp huy động vốn đầu tư tài trợ cho khởi nghiệp Các nhà đầu tư Các nhà đầu tư không chính thức Các nhà đầu tư
chính thức Thoái vốn, cổ phần hóa Đối tượng huy động
vốn tài trợ Nhà sáng lập, bạn bè, người thân Các nhà đầu tư thiên thần
Các quỹ đầu tư mạo hiểm Quy mô huy động
vốn tài trợ
<25.000 USD 25.000-
500.000 USD
3-5 triệu USD Các giai đoạn gọi
vốn tài trợ Giai đoạn gọi vốn hạt giống Giai đoạn mới tăng trưởng Giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ
Nguồn: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ các DN khởi nghiệp tại TP HCM thành công trong hội nhập kinh tế trước những cạnh tranh gay gắt hiện nay. Điều này đảm bảo cho việc phát triển các thị trường yếu tố sản xuất một cách lành mạnh, linh hoạt, giảm thiểu chi phí giao dịch, nhất là đối với thị trường bất động sản, thị trường tài chính.
TP HCM cần tăng cường các biện pháp, chính sách hỗ trợ tài trợ vốn các DNKN, với trọng tâm là: (i) Khẩn trương triển khai Luật Hỗ trợ vốn cho DN khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các DN này tiếp cận nguồn vốn tài trợ để các nghiên cứu sớm thành hiện thực, phát triển quy mô đủ lớn để có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng cơ hội mà hội nhập kinh tế và thị trường toàn cầu mang lại; (ii) Đa dạng hoá các nguồn tài trợ vốn phục vụ DN khởi nghiệp, kết nối với việc phát triển bổ trợ cho nhau trong quá trình hỗ trợ các DN khởi nghiệp tiếp cận các nguồn lực tài trợ.
(i) Thúc đẩy ngành công nghiệp tài trợ vốn liên doanh như là một nhà cung cấp vốn mạo hiểm cho các DN khởi nghiệp; (ii) Phát triển cơ sở các chuyên gia, cố vấn hỗ trợ cho tài trợ vốn đặt nền móng ban đầu cho tiến trình khởi nghiệp; (iii) Thiết kế các phương án kết nối các chính sách tài trợ vốn của TP HCM với nhà tài trợ vốn và DN khởi nghiệp.
TP HCM cần tiến hành các biện pháp thúc đẩy nhanh việc triển khai Chương trình đổi mới công nghệ và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ, hướng vào các hoạt động phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ; Xây dựng Chương trình quốc gia về khởi nghiệp DN, tăng cường phổ cập “Hiểu biết về công việc kinh doanh” tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong hướng nghiệp và trong đội ngũ cán bộ làm chính sách pháp luật kinh doanh. Cần dành sự ưu tiên cho việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư mạo hiểm, tức tài trợ vốn cho các ý tưởng sáng tạo với tư duy chấp nhận rủi ro về vốn. Để có thể phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là phải tạo ra môi trường sinh thái đồng bộ cho doanh nghiệp phát triển trong đó có hoạt động tài trợ vộn. Hệ sinh thái này trước tiên phải kể đến là nguồn cung công nghệ tại các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà sáng chế độc lập, họ sở hữu các kết quả nghiên cứu, các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kinh doanh, thậm chí là thông tin, có cơ sở dữ liệu lớn, có khả năng thương mại hóa, tạo ra sản phẩm ở quy mô thương mại. Họ cũng có năng lực tự hoàn thiện công nghệ và cải tiến sản phẩm theo
nhu cầu thị trường, đồng hành với doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
Tổ chức đối thoại công khai định kỳ giữa lãnh đạo đơn vị với các doanh nghiệp KN để nắm bắt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp về vấn đề tài trợ vốn.
100 % các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện có đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến và gián tiếp về tài trợ vốn qua các công cụ thông tin khác để kịp thời tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp KN tại TP HCM. Hệ thống các vướng mắc thường gặp của doanh nghiệp khởi nghiệp thành cẩm nang hướng dẫn và đăng công khai thông tin thành chuyên mục trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp thu và tham khảo về tài trợ vốn.
Hoàn chỉnh các thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục tài trợ vốn cho doanh nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.
Tổ chức các sự kiện kết nối tài trợ vốn như Chợ tài trợ vốn cho các DNKN với các quỹ tài trợ, các nhà đầu tư.
Tổ chức truyền thông phổ biến cơ chế chính sách và hiệu quả đạt được của hoạt động tài trợ vốn tại TP để các DNKN có đầy đủ thông tin về các hoạt động tài trợ vốn.
Xây dựng thêm quỹ đầu tư mạo hiểm, mở rộng sàn giao dịch ý tưởng kinh doanh và tổ chức sàn tài trợ vốn khởi nghiệp.
Triển khai hiệu quả và phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tài trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước để thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phối hợp Bộ khoa học và công nghệ triển khai mô hình VietNam Silicon Valley hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP trong hoạt động tài trợ vốn.
TP HCM cần có các cơ chế hỗ trợ tài trợ vốn như kết hợp nguồn vốn tài trợ không hoàn lại cũng như nguồn vốn tài trợ vốn hoàn lại và các khoản đầu tư, tài trợ vốn của TP HCM; các khoản trợ cấp, đồng tài trợ vốn, tài trợ vốn cho hạt giống doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, cần hỗ trợ cho các chương trình sáng tạo, tạo lập thêm các khoản tài trợ vốn sử dụng trợ cấp của TP HCM, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu; nên tạo điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các phương pháp tiếp cận dễ dàng hơn và nhanh hơn; tìm kiếm phương pháp thay thế tài chính; ban hành các chính sách tiền tệ và giúp xác định các nguồn tin tài chính trong khu vực tư nhân, quốc gia, khu vực và quốc tế. Các giải pháp tối ưu hóa thủ tục tài trợ vốn như đơn giản hóa và làm rõ điều kiện tài trợ vốn, tạo lập các Quỹ kết cấu, hệ thống giám sát dễ dàng hơn, thủ tục thực hiện nhanh chóng hơn cũng là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính. Ngoài ra, giảm thuế đối với nhà đầu tư cũng là giải pháp hỗ trợ cần thiết cho các nhà đầu tư mới, các nhà đầu tư mạo hiểm, và đầu tư tư nhân. TP HCM cũng cần tạo thêm các công cụ tài chính như Quỹ cho vay tài trợ vốn không hoàn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mạo hiểm, các sáng kiến đổi mới theo định hướng của TP HCM.
3.2.3 Giải pháp tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp từ các tổ chức tín dụng, các vườn ươm khởi nghiệp, các nhà đầu tư tại TP HCM