Thống kê của SIHUB (Saigon Innovation Hub), năm 2017, cả nước có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 834 doanh nghiệp (chiếm 42%) đang hoạt động tại TP.HCM. Hiện TP.HCM có 4 ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp đối với 4 nhóm ngành trọng điểm gồm: cơ khí, chế biến tinh lương thực - thực phẩm, hóa - nhựa - cao su và công nghệ thông tin.
Báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, trong hơn 2 năm, thành phố đã có hơn 20 đối tác nước ngoài liên kết hỗ trợ, 24 cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 12 không gian khởi nghiệp và hơn 760 startup hình thành.
Vốn tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đến từ nhiều nguồn khác nhau và với các điều kiện khác nhau, với quy mô tài trợ ngày càng lớn. Trong vòng hai năm 2017 và 2018 TP HCM đã chi khoảng 90 triệu USD ngân sách cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Dự kiến đến năm 2020 thành phố thành lập được 100 đơn vị trung gian (theo Thông tư 16 của Bộ Khoa học và Công nghệ) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020 TPHCM sẽ hỗ trợ cho 2.000 dự án khởi nghiệp. TPHCM đã nhận được 200 dự án khởi nghiệp đăng ký hồ sơ xin hỗ trợ về vốn và nguồn lực trong thời gian vừa qua. TPHCM tập trung hỗ trợ cho việc hoàn thiện các ý tưởng, mô hình kinh doanh, dịch vụ, sản xuất sản phẩm thử nghiệm của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. TP tài trợ vốn cho 1 dự án khởi nghiệp tối đa là 2 tỷ đồng với điều kiện là dự án thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất – nhựa – cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm), công nghiệp hỗ trợ và các nhóm ngành dịch vụ (tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, thương mại, du lịch, vận tải, cảng và kho bãi, bưu chính
- viễn thông - truyền thông, kinh doanh tài sản bất động sản, tư vấn, khoa học công nghệ, y tế - giáo dục - đào tạo.
Nếu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiến triển tốt, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ nhận được cam kết tài trợ vốn từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, ngân hàng trong và ngoài nước.
UBND TPHCM công bố quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01/08/2016 ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đến năm 2020 trong đó có việc Thành phố quyết định bố trí gói đầu tư 1 nghìn tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ khởi nghiệp, bên cạnh đó quyết định cũng được triển khai đồng bộ đến các sở, ban ngành của TP HCM cùng thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp tại TP HCM đến năm 2020.
Tháng 08 năm 2018, VinaCapital thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures, với quy mô 100 triệu USD để đầu tư vào các startup công nghệ tại TP HCM, Việt Nam và thế giới. Quỹ đầu tư mạo hiểm này không giới hạn về thời gian nắm giữ và giá trị từng khoản đầu tư từ 2-10 triệu USD. Logivan và FastGo - 2 startup về giải pháp công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đã nhận vốn đầu tư từ VinaCapital Ventures. Cuối năm 2018 Vingroup ra mắt Vingroup Ventures với ngân sách đầu tư 300 triệu USD và Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu Khoa học - Công nghệ có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm khác như ESP Capital, 500 Startups,VIISA tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại TP HCM và các tỉnh thành khác .
Các ngân hàng thương mại tại TP HCM cam kết tài trợ hàng trăm tỷ đồng nhằm thực hiện chủ trương của nhà nước và TP về phát triển khởi nghiệp sáng tạo. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình tín dụng quy mô 4.000 tỷ đồng hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN siêu nhỏ tại TP HCM
với nhiều hỗ trợ, ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn 1%-1,5%/năm so với khoản vay thông thường, lãi suất vay trung dài hạn từ 8,5% với DN khởi nghiệp.
Gói tín dụng được BIDV triển khai trên toàn hệ thống BIDV tại TP HCM và cả nước nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho nhóm DN khởi nghiệp (bao gồm DN khởi nghiệp sáng tạo - Start up và DN khởi nghiệp thông thường). DN khởi nghiệp có thể vay tối đa đến 30 tỷ đồng.
Ngân hàng Vietinbank dành 3000 tỷ đồng để tài trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM và các tỉnh thành, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động đến thời điểm giải ngân dưới 12 tháng và thỏa mãn điều kiện của VietinBank được tài trợ vốn với lãi suất ưu đãi từ 7,0%/năm trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày giải ngân áp dụng với các khoản vay ngắn hạn. VietinBank tiếp tục triển khai các chương trình ưu đãi, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm cung ứng tốt nhất cho thị trường, hỗ trợ hiệu quả cho các DN khởi nghiệp và nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập tới.
Ngân hàng TP Bank cũng tài trợ vốn vay khởi nghiệp cho doanh nghiệp khởi nghiệp với mức cho vay tối đa 1 tỷ, trong vòng 10 năm, với mức lãi suất 0.99%/tháng. Start-up có tài sản đảm bảo, có hợp đồng kinh tế chưa cần phát sinh doanh thu đã có thể vay vốn tài trợ tới 7 tỷ đồng với tỷ lệ cấp vốn tăng theo kỳ hạn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa không cần tài sản đảm bảo, với doanh thu từ 2 tỷ đồng/năm, có thể vay vốn tài trợ đến 4 tỷ đồng.
Bảng 2.1: So sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, năm 2017/2018
Tiêu chí TP.
HCM
Việt Nam Quốc gia xếp hạng 1/54 Điểm Thứ hạng/54 Quốc gia Điểm Tài chính cho kinh doanh 4,6 3,8 39 Indonesia 6,2 Chính sách của Chính phủ 4,9 5,0 12 United Arab
Emirates 6,3 Quy định của Chính phủ 4,7 4,0 25 United Arab
Emirates 5,9 Chương trình hỗ trợ của
chính phủ 4,6 3,4 43 Hà Lan 6
Giáo dục kinh doanh bậc
phổ thông 3,2 2,9 34 Hà Lan 5,6
Giáo dục kinh doanh sau
phổ thông 4,9 4,3 39 Thụy Sỹ 6,3
Chuyển giao công nghệ 4,5 3,7 34 Thụy Sỹ 5,7 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 4,8 4,7 36 Hà Lan 6,2 Năng động của thị trường
nội địa 7,0 6,9 5 Trung Quốc 7,1
Độ mở của thị trường nội
địa 4,7 4,6 12 Hà Lan 6,1
Cơ sở hạ tầng 6,6 7,1 10 Hà Lan 7,8
Văn hóa và chuẩn mực xã
hội 7,5 6,1 6 Israel 7,2
Ghi chú: Thang đo 1 (rất kém) - 9 (rất tốt)
Nguồn: Global Entrepreneurship Research Association (GERA), Global Entrepreneurship Monitor (GEM); Vân Ly, SIHUB - điểm kết nối giữa hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và thế giới.
2.1.2 Xu hướng tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM
Xu hướng tài trợ vốn tại TP HCM được ưu tiên và tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất – nhựa – cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm), công nghiệp hỗ trợ và các nhóm ngành dịch vụ (tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, thương mại, du lịch, vận tải, cảng và kho bãi, bưu chính - viễn thông - truyền thông, kinh doanh tài sản bất động sản, tư vấn, khoa học công nghệ, y tế - giáo dục - đào tạo).
Trong khi đó, các startup vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, nông nghiệp, giáo dục đào tạo… và hầu hết mới thành lập trên dưới 1 năm, đang trong giai đoạn đánh giá thị trường, số mở rộng kinh doanh còn hạn chế. Vốn khởi nghiệp cho startup dưới 1 tỷ đồng chiếm gần 60%, cho thấy vốn cho khởi nghiệp rất thấp, trong đó gần 50% startup chưa được tài trợ phải hoạt động bằng vốn tự có, 31% số doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn đang tìm nhà đầu tư.
Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm 2018 do Topica Founder Institute công bố. Trong năm 2018, đã có gần 900 triệu USD đổ vào startup tại Việt Nam, trong đó có nhiều Startup tại TP HCM, lượng vốn tài trợ đổ vào các startup đã tăng 3 lần trong năm qua so với năm 2017. Cụ thể, 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn là 889 triệu USD. Riêng 10 giao dịch đã mang về 734 triệu USD, chiếm 83% với tổng giá trị thỏa thuận như: Yeah1 (100 triệu USD), Sendo (51 triệu USD), Topica (50 triệu USD) cùng 7 thương vụ không được tiết lộ khác đều có giá trị trên 30 triệu USD mỗi thương vụ.
Năm 2018, xu hướng tài trợ vốn tập trung vào lĩnh vực công nghệ tài chính, lĩnh vực này hiện đang dẫn đầu thu hút vốn đầu tư tài trợ, với 8 thương vụ tài trợ vốn, tổng giá trị 117 triệu USD. Kế sau đó là Thương mại điện tử với 5 thương vụ trị giá 104 triệu USD; Công nghệ du lịch với 8 thương vụ tổng giá trị 64 triệu USD; lĩnh vực logistics và công nghệ giáo dục thu hút khoản đầu tư giá trị hơn 50 triệu USD. Quy mô tài trợ vốn ngày càng lớn và xu hướng đầu tư vẫn đang tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ
thông tin, thương mại điện tử, công nghệ du lịch, logistic và công nghệ giáo dục, trong khi các lĩnh vực cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất – nhựa – cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm), công nghiệp hỗ trợ và các nhóm ngành dịch vụ (tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, thương mại, cảng và kho bãi, bưu chính - viễn thông - truyền thông, kinh doanh tài sản bất động sản, tư vấn, khoa học công nghệ, y tế.
Các nguồn tài trợ vốn ban đầu mà DNKN tại TP HCM có thể tận dụng đó là Vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu có xu hướng đầu tư vào các công ty mà công nghệ và sáng tạo đã phát triển. Thực tế, chỉ có một số ít DN có những điều kiện và tiềm năng tốt đủ để thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần. DNKN tại TP HCM có thể huy động vốn tài trợ từ một số nguồn khác như tài trợ đám đông và vốn hóa thông qua IPO, hoặc thông qua những hình thức huy động vốn mới từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.
Trong những năm qua, xu hướng tài trợ vốn từ các nhà đầu tư thiên thần đầu tư cho DNKN tại TP HCM bắt đầu có tính hệ thống, chuyên nghiệp hơn, thông qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại
TP HCM
Các nhà tài trợ thường quan tâm đến những doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM qua đánh giá tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Thông qua đánh giá ban đầu, nhà tài trợ vốn còn xét thêm nhiều yếu tố tổng hợp trước khi đưa ra quyết định tài trợ vốn như sản phẩm và dịch vụ , đội ngũ nhân sự và kế hoạch phát triển của DNKN.
a. Sản phẩm và dịch vụ phải mang tính đột phá, sáng tạo và khả thi
Sản phẩm hoặc dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời công nghệ hiện nay cũng như là yếu tố quyết định của DNKN xem có khả năng nhận được tài trợ hay không. Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp KN tại TP HCM đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và
định hướng của TPHCM về sáng tạo, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có giá trị kinh tế cao vượt bậc, có tính mới, tính sáng tạo cao và chưa ai làm được, giúp cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp loại trừ được đối thủ cạnh tranh, và phát triển nhanh và dễ dàng nhận được vốn tài trợ.
Các sản phẩm và dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có tính mới , có khả năng tạo đột phá và đặc biệt là phải có khả năng phát triển nhanh, bền vững, mang lại lợi nhuận, hoặc có sự lan tỏa thì mới có thể thu hút được vốn tài trợ được, TP HCM là thị trường mở, với hơn 8 triệu người là nơi rất tốt để khảo sát thị trường, tập hợp được các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên canh đó những người sáng lập cần có sự quan sát kĩ càng về thị trường từ đối thủ cạnh tranh, từ sản phẩm, dịch vụ tương tự. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể tự đánh giá xem nhu cầu của thị trường thông qua các doanh nghiệp khởi nghiệp tại các quốc gia hoặc thị trường khác. Và tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia trong ngành để xem xét tính khả thi của sản phẩm, dịch vụ mới mà doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM cũng cần tìm hiểu trong quá khứ đã có những doanh nghiệp khởi nghiệp nào có những sản phẩm, dịch vụ tương tự chưa. Những trường hợp thất bại của các doanh nghiệp đi trước sẽ giúp startup đánh giá một cách chính xác nhất về thị trường, sản phẩm. Sản phẩm và dịch vụ phải có tính thương mại hóa trong đó các tính năng được khách hàng chấp nhận và tạo ra đủ lợi nhuận cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Đừng cố gắng hoàn thiện tính năng của sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra thị trường. Thị trường luôn luôn thay đổi dẫn tới nếu như doanh nghiệp khởi nghiệp theo triết lý hoàn thiện thì sản phẩm, dịch vụ không bao giờ đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường, các thành viên sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp vì thường là những người trong giới kỹ thuật luôn luôn muốn tạo ra những kết quả tốt nhất, hoàn hảo nhất từ nguồn lực thay vì phiên bản có lợi nhất về thương mại. Trong khi tính thương mại, bán được, thu lại lợi nhuận lại là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm nhất khi đầu tư vốn tài trợ. Vì vậy các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM hết sức để ý đến đều này nếu muốn nhận được nguồn tài trợ vốn.
b. Đội ngũ nhân sự, nhà tài trợ nhìn vào những người tài năng
Nhóm nhân lực chủ chốt của doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm người sáng lập, nhân viên tuyến đầu và ban cố vấn và người huấn luyện. Bên cạnh đó DNKN có đội ngũ cán bộ trung thành luôn hướng về doanh nghiệp, có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo nhiều ưu thế cho DNKN trong quá trình đàm phán với nhà tài trợ vốn. Ngoài ra, người cố vấn và người huấn luyện cũng mang lại những giá trị to lớn như nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, xử lý tình huống, sự từng trải nhà nhiều kinh nghiệm trên thương trường, các bài học thất bại và cuối cùng là các kiến thức về ngành mà doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động sẽ giúp cho DNKN có được sự quan tâm của nhà tài trợ vốn. Doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM nên có kế hoạch phát triển năng lực của nhà sáng lập và của nhóm sáng lập song hành với phát triển sản phẩm và thị trường. Người cố vấn và người huấn luyện ở đây có thể là các nhà đầu tư thiên thần đã đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp lúc ban đầu hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM có thể tìm kiếm người cố vấn và người huấn luyện từ các vườn ươm, các hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn TP HCM. Doanh nghiệp khởi nghiệp có đội ngũ nhân sự chủ chốt có chất lượng thường là yếu tố quyết định đến việc tài trợ vốn, là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM trên thị trường, tiềm lực vô