Đánh giá thực trạng tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 71)

Mặc dù trong hai năm qua, TP.HCM chi khoảng 90 triệu USD cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng được tài trợ vốn từ các nhà đầu tư, tuy nhiên nguồn lực này chưa đủ để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm, phát triển marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ.

Theo báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, trong hơn 2 năm, thành phố đã có hơn 20 đối tác nước ngoài liên kết hỗ trợ, tài trợ vốn cho khởi nghiệp, 24 cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp , 12 không gian khởi nghiệp... và hơn 760 doanh nghiệp khởi nghiệp đã được hình thành và đang phát triển.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn tập trung vào lĩnh vực ICT, nông nghiệp, giáo dục đào tạo… và hầu hết mới thành lập trên dưới 1 năm, đang trong giai đoạn đánh giá thị trường, số mở rộng kinh doanh còn hạn chế. Vốn khởi nghiệp cho startup dưới 1 tỷ đồng chiếm gần 60%, cho thấy vốn khởi nghiệp rất thấp, gần 50% startup chưa được tài trợ, 31% đang tìm nhà đầu tư.

Biểu đồ 2.1: Các giai đoạn hiện tại của các startup

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019) Qua khảo sát tại 50 DNKN- Startup tại TP HCM, đa phần các Startup được thành lập trong khoảng hai năm 2016-2017, cho đến nay thì các Startup đã hầu như bước qua giai đoạn ý tưởng và đang phát triển ở các giai tiếp theo như nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm thị trường và mở rộng thị trường.

Biểu đồ 2.2: Mức chủ động tìm kiếm thêm nguồn tài trợ của các Startup

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019) Qua cuộc khảo sát trên, đa số các Startup vẫn đang chủ động tìm kiếm thêm nguồn tài trợ vốn, rất ít Startup được khảo sát không chủ động tìm kiếm thêm nguồn tài trợ vốn.

Biểu đồ 2.3: Mức quan tâm nguồn tài trợ của các Startup

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019) Qua khảo sát, Startup hiện đang quan tâm nhiều nhất đến vốn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, vốn tài trợ từ nhà đầu tư thiên thần và quỹ tài trợ vốn của nhà nước.

Biểu đồ 2.4: Đánh giá chung hoạt động tài trợ vốn tại TP.HCM cho Startup

Biểu đồ trên cho thấy các hoạt động tài trợ vốn tại TP HCM tuy đã được chú trọng nhưng hiệu ứng chưa cao, cảm nhận từ các Startup về các hoạt động tài trợ vốn từ các nguồn tài trợ vốn chưa thực sự rõ ràng, đánh giá của các Startup cho các hoạt động tài trợ vốn vẫn trung lập nghĩa là Startup chưa có nhiều thông tin về hoạt động tài trợ vốn. Các vườn ươm khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước gần đây đã có tác động qua lại trong việc hỗ trợ cho Startup. Startup đánh giá cao hoạt động của các nguồn tài trợ này.

Biểu đồ 2.5: Đánh giá về khả năng tiếp cận nguồn tài trợ vốn cho Startup tại TP HCM

Qua khảo sát, đánh giá của các Startup về khả năng tiếp cận nguồn vốn thì đa số là khó tiếp cận, trong đó vốn tài trợ từ các quỹ tài trợ của nhà nước là khó tiếp cận nhất, kế tiếp là từ các ngân hàng thương mại, khảo sát cũng bắt đầu cho thấy khả năng tiếp cận nguồn tài trợ vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần cũng có có thể tiếp cận được, tuy là không dễ dàng. Nhưng nhận định chung thì Startup cũng có thể tìm kiếm nguồn tài trợ với điều kiện phù hợp, mặc dù việc tiếp cận các nguồn tài trợ hiện tài là rất khó khăn.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức tài trợ vốn cho Startup tại TP HCM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019) Biều đồ 2.6 cho thấy mức tài trợ vốn cho các Startup hiện tại đa số là được đánh giá chưa thực sự phù hợp trong đó, mức tài trợ vốn từ quỹ tài trợ nhà nước và các nhà đầu tư thiên thần được đánh giá cao hơn các mức tài trợ vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và các ngân hàng thương mại.

Biểu đồ 2.7: Đánh giá về các điều kiện mà các nhà tài trợ vốn đưa ra cho startup để được nhận tài trợ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019) Biều đồ 2.7 cho thấy các điều kiện mà các nguồn tài trợ đưa ra là tương đối phù hợp và tạm đáp ứng được. Trong đó điều kiện mà ngân hàng đưa ra là không phù hợp nhất, dễ hiểu là các Startup khi muốn nhận được tài trợ từ ngân hàng thì cần có tài sản thế chấp, việc này là cực kì khó khăn cho các Startup mới thành lập. Các Startup thường đa số là chưa có tài sản thế chấp nhiều nên khó đáp ứng được điều kiện tài trợ của các ngân hàng đưa ra. Điều kiện mà quỹ tài trợ vốn nhà nước đưa ra cũng rất khó khăn, thường thì các Startup phải có một thời gian hoạt động cụ thể, chứng minh được năng lực và tính khả dụng của sản phẩm dịch vụ, sau đó phải thông qua một hội đồng thẩm định trong một thời gian dài mới nhận được vốn tài trợ, vốn tài trợ cũng được rót xuống từ từ và không nhiều, nguồn tài trợ này chỉ hỗ trợ rất nhỏ hoạt động của Startup.

Biểu đồ 2.8: Đánh giá như về thời hạn tài trợ vốn cho Startup

Đánh giá về thời hạn tài trợ vốn cho Startup tại TP HCM, thời hạn tài trợ vốn được đánh giá ở mức chấp nhận được, và mức độ linh hoạt của các nguồn tài trợ cũng vậy.

Biểu đồ 2.9: Khó khăn trong khâu nào khi tiếp cận nguồn vốn tài trợ

Qua biểu đồ 2.9 ta thấy các Startup gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ vốn, ở các khâu đàm phàn, đánh giá hồ sơ tài trợ, nhận vốn tài trợ đa số cho là gặp nhiều khó khăn, khâu tiếp cận thông tin cũng vậy, khâu liên hệ thì cũng không dễ dàng.

Tóm lại, thực trạng tài trợ vốn cho DNKN tại TP HCM như sau:

TP Hồ Chí Minh đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động tài trợ vốn cho DNKN có cả về chính sách, về tài chính ngân sách, nguồn lực, vật lực từ xã hội, các nguồn lực này đang dần phát triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của các DNKN tại TP HCM mà theo báo cáo từ Sở khoa học công nghệ TP HCM là đã chi hơn 90 triệu USD, chưa kể đến các nguồn hỗ trợ từ xã hội, tuy nhiên nguồn tài trợ từ chính sách và tài chính này vẫn cần được tiếp tục tăng cường thêm và cần có những chính sách thông thoáng hơn giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng dễ dàng tiếp cận được với các nguồn tài trợ của Thành phố.

Các tổ chức hỗ trợ vốn khởi nghiệp tại TP HCM được thành lập ngày càng nhiều, các nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng thương mại đã có nhiều hoạt động tài trợ vốn cho Startup, quy mô tài trợ vốn ngày càng tăng qua các năm. Song do chất lượng và quy mô của các Startup vẫn ở mức quy mô nhỏ, các Startup vẫn phát triển trong phạm vi hẹp và hướng đến thị trường nội địa chưa hướng đến quốc tế hóa nên mức tài trợ vốn vẫn chưa lớn, chưa huy động được vốn tài trợ từ nước ngoài nhiều. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về hoạt động đầu tư khởi nghiệp chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn của nhà tài trợ vốn vì vấn đề vốn tài trợ còn nhiều rủi ro cho nhà tài trợ vốn, khiến nhà tài trợ vốn chưa yên tâm để tài trợ mạnh mẽ và lâu dài.

Số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập và nhận được hỗ trợ vốn cũng vậy, đến nay đã có hơn 760 doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập tại TP HCM và trong đó có nhiều DNKN được tài trợ vốn, tuy nhiên vẫn còn nhiều Startup chưa nhận được mức tài trợ như mong muốn, hoặc chưa nhận được tài trợ vốn, một phần do quy mô tài trợ vốn chưa lớn, dẫn đến khó tiếp cận được các nguồn tài trợ vốn, mặt khác do tiềm lực của các Startup chưa lớn, sản phẩm dịch vụ chưa tạo sự khác biệt và chưa thỏa mãn được nhu cầu của thị trường và của nhà tài trợ, ý tưởng tạo ra sản phẩm dịch vụ đột phá chưa nhiều nên chưa thu hút được nhiều nhà tài trợ.

Theo đánh giá chung thì từ phía các chính sách về hỗ trợ vốn từ phía thành phố Hồ Chí Minh cho Startup đang được hoàn thiện và đã có tác động tích cực đến nhà tài trợ và Startup, còn về các nguồn tài trợ vốn thì ngày càng tăng thêm và đã hỗ trợ được cho một số Startup tại TP HCM, về phía các Startup thì vẫn đánh giá sức lan tỏa và tác động của hoạt động tài trợ vốn ở mức trung bình, vì thế TP HCM cần làm nhiều hơn nữa để có thể tài trợ vốn cho Startup tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương hai đi vào đánh giá quy mô tài trợ vốn tại TP HCM dựa trên cơ sở lý thuyết của chương một để xác định các xu hướng tài trợ vốn cho Startup tại TP HCM, quy mô tài trợ vốn tại TP HCM đã tăng trong các năm qua và nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền TP HCM, TP HCM đã tạo ra không gian phát triển cho các nhà tài trợ vốn cũng như khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp hướng đến trọng tâm là các ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ mũi nhọn. Hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP HCM được đánh giá là tốt nhất trên cả nước, TP HCM hướng đến xây dựng hoạt động tài trợ vốn cho khởi nghiệp ở các ngành công nghiệp- dịch vụ quan trọng. Hiện tại các nguồn tài trợ vẫn phụ thuộc nhiều vào các nhà tài trợ nước ngoài, nguồn tài trợ từ trong nước vẫn chưa lớn, hỗ trợ được cho chưa nhiều Startup. Startup tại TP HCM đã có những bước phát triển khá tốt, và đang khẳng định tầm quan trọng của mình trong cộng đồng doanh nghiệp TP HCM. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế ở nhiều mặt, chương ba sẽ dựa trên cơ sở của chương hai và chương một nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP HCM.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TÀI TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP HCM.

3.1 Định hướng thúc đẩy tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM

Việc đảm bảo nguồn vốn thường xuyên để hoạt động và phát triển là một trong những vấn đề cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN khởi nghiệp tại TP HCM. Đến nay, các DN khởi nghiệp tại TP.HCM chủ yếu kêu gọi vốn tài trợ từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Các thương vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước vẫn còn ít khi đầu tư vào các DN khởi nghiệp. Nhà tài trợ thường cẩn thận và không mạo hiểm đầu tư vào những doanh nghiệp KN mới chưa chắc chắn. Một điều trái với các nước trên thế giới, những NĐT ở TP.HCM thường ít quan tâm đến khởi nghiệp với tâm lý ngại rủi ro. Vì thế, các DN khởi nghiệp ở TP.HCM đang gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút vốn tài trợ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mặc dù số lượng các quỹ nước ngoài, tập đoàn, NĐT, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm tại TP.HCM gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhưng do sức ép bảo toàn vốn cho NĐT nên các quỹ đầu tư quốc tế và trong nước cũng không dám mạo hiểm rót vốn vào DN khởi nghiệp, mà chỉ đầu tư một cách nhỏ giọt.

Phát triển năng lực nội tại của các DN khởi nghiệp tại TP.HCM, các nhà sáng lập DN khởi nghiệp nên tập trung đến tính thực tiễn của mô hình kinh doanh, chú trọng đến ý tưởng, tận dụng được các lợi thế về khoa học công nghệ, tạo sự khác biệt, và cập nhật thông tin một cách thường xuyên để tiếp cận được các nguồn hỗ trợ từ Chính phủ và các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước luôn luôn tăng cường năng lực của doanh nghiệp để có thể đứng vững trong phát triển sản phẩm, dịch vụ, trong mở rộng thị trường, tiếp cận và làm việc với các quỹ tài trợ vốn.

Chuẩn bị kỹ càng trong việc triển khai hoạt động tìm kiếm nguồn vốn tài trợ, trình bày được những giá trị của sản phẩm và dịch vụ cũng như tiềm năng của của sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, hầu như các nhà tài trợ chỉ có thể suy luận và dự tính được giá trị và tiềm năng của sản phẩm và dịch vụ mà DNKN có thông qua trình bày, thông qua các sản phẩm mẫu vì đa số các DNKN đang trong tiến trình thử nghiệm sản phẩm hoặc bước đầu phát triển sản phẩm, sản phẩm mà DNKN có hiện tại chưa được phổ biển nên mức độ đánh giá mức khả thi của sản phẩm dịch vụ mà DNKN có còn rất hạn chế, DNKN càng trình được càng nhiều tiềm năng của sản phẩm dịch vụ thì nhà đầu tư càng có căn cứ để tài trợ vốn hơn.

Tạo thuận lợi cho hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm cả về mặt pháp lý và triển khai, giúp tăng số lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Mặt bằng về mặt pháp lý hiện nay đang được TP HCM triển khai trong giai đoạn đầu và đang dần hoàn thiện, các chính sách hỗ trợ được nghiên cứu từ các chính sách của nước ngoài trong đó có Irael, kết hợp với các tiềm năng của TP HCM nhằm tạo ra một chính sách phù hợp nhất giúp cho các nhà tài trợ có được cơ sở để hoạt động. Nghị định số 38/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo mới được ban hành đang là tiền đề mở giúp mở rộng hoạt động đầu tư mạo hiểm sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Hình thành được một hệ sinh thái khởi nghiệp đồng bộ, nhất quán, hoạt động có hiệu quả, bao gồm nhà sáng lập, mạng lưới các NĐT, các cố vấn, các nhà tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ, kênh huy động vốn tài trợ. Hoạt động tài trợ vốn khởi nghiệp tại TP HCM nên được thực hiện qua các chương trình tập trung với các mục tiêu, tiêu chí giống nhau, hoạt động gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ giữa các thành phần tham gia hệ sinh thái được đẩy mạnh. Gắn kết giữa DN, trường - viện, nhà nước, tổ chức tài chính và cộng đồng khởi nghiệp (các DN lớn dẫn dắt thị trường). Tài trợ vốn giúp DNKN hiện hữu thực hành đổi mới sáng tạo tại TP HCM, tái khởi nghiệp, tạo lập môi trường ươm tạo thử nghiệm phát triển sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao và khả năng tăng trưởng nhanh. Phát triển hệ sinh thái DNKN đổi mới sáng tạo vận động các nguồn lực tài trợ vốn cho các DNKN

từ cộng đồng DN đến xã hội. Giúp DN khởi nghiệp mạnh dạn tiếp xúc với cơ quan hỗ trợ và nhà tài trợ vốn cho khởi nghiệp trong và ngoài nước.

3.2 Gıảı pháp nhằm thúc đẩy tài trợ vốn cho doanh nghıệp khởi nghıệp tại TP HCM. HCM.

3.2.1 Giải pháp giúp tăng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM từ chính doanh nghiệp khởi nghiệp

Để huy động vốn tài trợ thành công, bản thân người làm công tác quản trị trong DN khởi nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng ngay từ khâu đầu tiên, chuẩn bị kỹ càng và có hệ thống sẽ giúp DN khởi nghiệp nắm bắt được các cơ hội huy động vốn tài trợ. Các NĐT chỉ đầu tư vào DN khởi nghiệp nếu họ thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong vòng 3-5 năm cũng như có kế hoạch tài chính rõ ràng để hỗ trợ kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch cần cụ thể, thực tế không đầu tư dàn trải. Hệ thống sổ sách kế toán của DN khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)