Kinh nghiệm tài trợ vốn của các địa phương cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

1.3.1 Kinh nghiệm tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xây dựng Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, đào tạo, tập huấn và tạo một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, mục tiêu đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 400.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động và phát triển bền vững.

Hà Nội mời chuyên gia Israel tư vấn, xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp sáng tạo StartupCity.vn để hỗ trợ và tạo mạng lưới kết nối cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo của Hà Nội với cộng đồng khởi nghiệp trong nước và quốc tế, cung cấp cơ sở dữ liệu liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp để cộng đồng khởi nghiệp có thể khai thác, hình thành và phát triển. Cổng thông tin StartupCity.vn đã được chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Có 800 startups và các nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tham gia Cổng thông tin khởi nghiệp sáng tạo của Hà Nội.

Theo chủ trương của NHNN Việt Nam và UBND Thành phố về thực hiện hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp theo Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 20/5/2014, chi nhánh tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN Chi nhánh Hà Nội thực hiện chương trình điều chỉnh giảm lãi suất tín dụng tài trợ vốn đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp ở mức giảm từ 1-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Hoạt động kinh doanh các TCTD đặt ưu tiên việc thực hiện chủ trương, chính sách của NHNN trong hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là DNKN.

NHNN chi nhánh TP Hà Nội chỉ đạo các Tổ chức tính dụng (TCTD) nâng cao dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế; nâng cao năng lực của hệ thống TCTD trong việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế; Phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) thực hiện các giải pháp cải thiện và minh bạch hóa, công khai thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp), tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Cho vay tài trợ vốn theo chương trình kết nối Ngân hàng- Doanh nghiệp khoảng 398.671 tỷ đồng; Dư nợ cho vay của các TCTD khoảng 368.548 tỷ đồng. Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp cho vay tài trợ vốn ở mức 6-6.5%/năm áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, 8-9%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn, đối với một số doanh nghiệp KN thuộc lĩnh vực ưu tiên và có xếp hạng tín dụng tốt có thể được hưởng lãi suất dưới 6%/năm.

Hà Nội đang tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp hoạt động, khuyến khích các mô hình khởi nghiệp sáng tạo, mặc dù vẫn còn rất nhiều việc phải làm phía trước, nhưng Hà Nội đang có sự khởi động đầy hy vọng cho tương lai trong việc phát triển doanh nghiệp.

1.3.2 Kinh nghiệm tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố Đà Nẵng

Mục tiêu xây dựng “Thành phố Đà Nẵng – Điểm đến của khởi nghiệp và sáng tạo”, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” gồm các chỉ tiêu: Triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; Ban hành, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố; Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố kết nối với Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; Hỗ trợ được khoảng 200 dự án, 80 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó, ít nhất 20% doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư; Thành lập từ 2 đến 3 vườn ươm doanh nghiệp xã hội hóa hoặc theo hình thức đối tác

công tư; Phấn đấu 50% các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề có Câu lạc bộ hoạt động đổi mới sáng tạo; 100% các trường đại học, cao đẳng có chương trình giảng dạy về khởi nghiệp; 100% các trường đại học, cao đẳng có câu lạc bộ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thành lập được Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng; Thu hút 3-5 Quỹ đầu tư mạo hiểm đặt văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.

Từ kinh nghiệm khởi nghiệp của Hà Nội và Đà Nẵng có thể rút ra những hướng phát triển cho tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP HCM như sau, TP HCM có thể tận dụng về ưu thế nguồn nhân lực, khoa học công nghệ phát triển, ưu thế vị trí địa lý và ưu thế về kinh tế để tiếp tục phát triển phong trào khởi nghiệp phát triển hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, mở cửa, hợp tác quốc tế với các quốc gia khởi nghiệp hàng đầu để được hỗ trợ thêm nguồn lực phát triển, bên cạnh đó phát triển nguồn lực khởi nghiệp nội tại để có thể tự lực phát triển, tìm ra những hướng giải pháp mới thúc đẩy tài trợ vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hiện tại xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế là công việc quan trọng và các thành phố Hà Nội và Đà Nẵng đang tích cực làm điều đó, có được nguồn lực hỗ trợ vốn của quốc tế, DNKN tại TP HCM sẽ được hỗ trợ không chỉ về vốn mà còn về kinh nghiệm quản trị, nguồn nhân lực, và quan trọng là chất xám từ các nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm. Nguồn lực này sẽ bổ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp rất nhiều.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương một tổng quan về khởi nghiệp và tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm xây dựng lý thuyết về khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp và tổng hợp các xu hướng, vai trò của khởi nghiệp cũng như các yếu tố tác động đến khởi nghiệp, qua đó cho chúng ta thấy khởi nghiệp là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, là mầm móng của sự đổi mới, sáng tạo và phát triển của một quốc gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn được hình thành trên những ý tưởng sáng tạo nhằm phục vụ cộng đồng và các công ty, cũng như tối ưu hóa trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên.

Về tổng quan về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, ta có thể thấy các nguồn tài trợ đang dần được hình thành và nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, các nguồn tài trợ cũng đến từ nhiều nguồn nhằm tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, các startup được hỗ trợ ngày càng nhiều, phong trào khởi nghiệp ngày càng mạnh trong giới trẻ. Trong đó cũng lưu ý các điều mà doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng đó là ý tưởng sản phẩm dịch vụ đổi mới sáng tạo, yếu tố được xem là then chốt để có thể nhận được vốn tài trợ.

Chương một cũng sơ lược qua phong trào khởi nghiệp tại các thành phố lớn Hà Nội và Đà Nẵng, không chỉ có được sự khuyến khích về hoạt động tài trợ vốn của chính quyền, các hoạt động tài trợ vốn đang được mở rộng nhiều hơn, các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang được khuyến khích phát triển nhiều hơn tại Hà Nội và Đà Nẵng, qua đó TP HCM có thể học hỏi được nhiều điều về kinh nghiệm tài trợ vốn và phát triển phong trào khởi nghiệp tại TP HCM.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÀI TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP HCM

2.1 Thực trạng về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM 2.1.1 Quy mô về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)