Ứng dụng công nghệ Blockchain theo xu hướng của các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 63 - 65)

1. 2 Khái niệm và đặc trưng thanh toán quốc tế

2.3.5. Ứng dụng công nghệ Blockchain theo xu hướng của các Ngân hàng

Hiện nay, công nghệ Blockchain đƣợc đánh giá là công nghệ bảo mật tuyệt đối với tốc độ xử lý nhanh chóng. Do đó, Blockchain đang là xu hƣớng ứng dụng đƣợc nhiều ngân hàng nghiên cứu triển khai.

Theo khảo sát của hãng công nghệ IBM thì trong 4 năm tới, 66% ngân hàng trên thế giới cho biết sẽ triển khai công nghệ Blockchain ở quy mô thƣơng mại. Hiện tại, phần lớn các ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. HSBC và State Street đã thử nghiệm thành công Blockchain trong các giao dịch trái phiếu. Ngân hàng UBS và Santander thử nghiệm công nghệ này cho các giao dịch thanh toán biên mậu.

Một đặc thù của các ngân hàng là các quy trình thƣờng bị chậm do phải chờ hoạt động kiểm tra của bên thứ ba. Nhƣng khi đƣợc ứng dụng, Blockchain loại bỏ yêu cầu sử dụng của một tổ chức trung gian nên sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, hạ thấp chi phí trong các giao dịch. Ví dụ nhƣ thay vì phải đợi nhiều ngày để thanh toán một tấm séc, một khoản thanh toán; Blockchain cho phép kiểm tra, xác thực tấm séc, tài khoản đó trong vòng vài giây. Do đó, sẽ không còn tình trạng “tạm ứng trƣớc” bởi các khoản ghi có và ghi nợ vào tài khoản là tức thời.

Hiện nay, Eximbank đã nhận thấy sự thích hợp của công nghệ Blockchain đối với hoạt động giao dịch tài chính không dùng tiền mặt. Vì vậy trên thế giới, một liên minh với sự tham gia của 53 ngân hàng đang tiến hành làm việc cùng nhau để khắc phục những điểm yếu của Blockchain, nhằm tăng cƣờng tính riêng tƣ trong các giao dịch. Eximbank đang xây dựng đội phát triển dự án để tìm hiểu và áp dụng công nghệ mới này vào hệ thống của mình

Với bản chất phân tán của dữ liệu theo chuỗi khối, khả năng bị hack gần nhƣ không có, công nghệ Blockchain đang đƣợc kỳ vọng sẽ là hƣớng đi của Eximbank trong thời gian gần tới.

2.3.6. Tự động hóa trong Ngân hàng

CMCN 4.0 đƣợc dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho con ngƣời, làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới thông qua các xu hƣớng công nghệ nhƣ: Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), thực tế ảo (VR)... nhằm chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.

Một trong những cơ hội lớn mà CMCN 4.0 mang lại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đó là ứng dụng tự động hóa quy trình bằng Robot nhằm tối ƣu năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu rủi ro và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Với vai trò quản lý và hỗ trợ các hệ thống nghiệp vụ, Phòng Quản lý Hệ thống và Hỗ trợ kinh doanh (QLHT&HTKD) đã có những nghiên cứu, tìm hiểu về RPA trong công tác tự động hóa, tối ƣu hóa hoạt động trên các hệ thống nghiệp vụ nhằm hỗ trợ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.

Vậy RPA là gì? (Robotic Process Automation, tạm dịch tự động hóa quy trình bằng Robot. Là hình thức tự động hóa quy trình kinh doanh bằng phần mềm Robotic nhằm ghi nhận và mô phỏng tự động thực hiện các tác vụ trên các ứng dụng để thao tác xử lý, dữ liệu, kích hoạt phản hồi,… và giao tiếp với các hệ thống số hóa khác.

Robot đƣợc thiết kế để tự động hóa, tối ƣu hóa giải quyết chính xác các công việc lặp đi lặp lại. Với công nghệ “bắt chƣớc” con ngƣời, Robot đƣợc trang bị khả năng tìm kiếm thông tin, xử lý dữ liệu, giao tiếp với các hệ thống và thực hiện các thao tác chính xác, nhanh chóng, hiệu quả và thống nhất. Robot đƣợc kết nối đa hệ thống, đa nền tảng đã đƣợc số hóa và thực hiện nhịp nhàng giữa các hệ thống theo các quy tắc do con ngƣời quy định. Robot làm việc giống con ngƣời mà không cần có sự can thiệp của họ.

RPA đƣợc ứng dụng ở phạm vi rộng, quy mô lớn trong hầu hết hoạt động ngân hàng nhƣ: Tài trợ thƣơng mại, cho vay, giao dịch tiền mặt, quản lý nhân sự, phát hiện gian lận... Những tác vụ có khối lƣợng xử lý công việc lớn, mang tính thủ công chuyên sâu, tiềm ẩn nhiều rủi ro và lỗi tác nghiệp là những “ứng viên” tiềm năng cho RPA.

RPA đã và đang trong giai đoạn đƣợc Eximbank phát triển. Eximbank đã áp dụng đƣợc RPA vào việc ghi có tiền về của thanh toán LC và nhờ thu xuất khẩu, tiết kiệm đƣợc rất nhiều sức lao động cũng nhƣ thời gian và sự chính xác. RPA đang đƣợc thử nghiệm trên nhiều hoạt động thủ công lặp đi lặp lại khác và chờ thành quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 63 - 65)