1. 2 Khái niệm và đặc trưng thanh toán quốc tế
1.4. Kinh nghiệp phát triển hoạt động TTQT
Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ đã tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phƣơng pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển đa dạng hóa dịch vụ theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời giúp ngân hàng thực hiện khối lƣợng lớn các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác. Những dịch vụ ngân hàng hiện đại mà các ngân hàng cung cấp gần đây chính là những dịch vụ kĩ thuật công nghệ tiên tiến, phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt về khả năng cung ứng dịch vụ của mỗi ngân hàng.
Hiện nay, thanh toán điện tử đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nƣớc trong khối liên minh châu Âu EU. Trong đó, bên cạnh việc thanh toán thẻ qua POS đã phát triển mạnh ở đa số các quốc gia thì thanh toán qua điện thoại di động, Internet đang là một xu hƣớng thanh toán trên thế giới. Mỗi nƣớc có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự phát triển và hƣớng đi khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội của từng nƣớc. Tuy nhiên với tiến trình hội nhập, cùng sự phát triển của thƣơng mại điện tử, đồng thời sự sát nhập của các nƣớc thành các khối kinh tế, rào cản về địa lý dƣờng nhƣ đang dần bị xóa nhòa.
Với việc thanh toán quốc tế là khâu quan trọng giúp bôi trơn và phát triển thƣơng mại quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải thực hiện đƣợc khối lƣợng lớn các giao dịch nhanh chóng, an toàn cũng nhƣ thật thuận tiện cho ngƣời dùng, giờ đây trọng trách đặt lên vai các tổ chức trung gian tài chính và trung gian thanh toán nhƣ các ngân hàng thƣơng mại lớn hơn bao giờ hết. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của các công ty thƣơng mại điện tử nổi tiếng nhƣ Amazon, Alibaba,… với các hình thức ví điện tử cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới luôn phải làm mới bản thân với những dịch vụ mới, đem lại trải nghiệm tốt với khách hàng, đặc biệt các khách hàng sử dụng công nghệ.
Lợi thế của ngân hàng thƣơng mại là sự phát triển của Ngân hàng thƣơng mại hiện đại đã góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nƣớc diễn ra nhanh chóng, thuận lợi chính xác và đảm bảo đƣợc quyền lợi của các bên tham gia thanh toán quốc tế. Ngân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời Ngân hàng có mạng
lƣới và quan hệ đại lý với các Ngân hàng khác rất rộng. Ngoài ra, Ngân hàng là tổ chức tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất nên có thể sử dụng vào các hoạt dộng thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác. Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra cần có sự tham gia của các Ngân hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng số Ngân hàng Krung Thai Bank Thái Lan quan tâm đến lĩnh vực kênh phân phối và đã đề ra chiến lƣợc chuyển đổi ngân hàng số nhƣ sau:
Phạm vi chuyển đổi ngân hàng số gồm các hệ thống: Hệ thống quản lý tích hợp đa kênh, hệ thống quản lý thẻ, hệ thống internet banking, hệ thống mobile banking và hệ thống giao dịch tại chi nhánh. Thời gian chuyển đổi là 3 năm.
Năm 2015 - Trang bị giải pháp quản lý tích hợp đa kênh (Omni-Channel) và một giải pháp quản lý thẻ độc lập. Hệ thống quản lý thẻ đƣợc tích hợp với hệ thống Omni-Channel.
Năm 2016 - Tích hợp hệ thống internet banking và mobile banking vào hệ thống Omni-channel.
Năm 2017 (Kế hoạch) - Tích hợp hệ thống giao dịch tại chi nhánh (Branch teller) vào hệ thống Omni-channel.
Quan điểm của Krung Thai Bank khi triển khai ngân hàng số là làm trên tất cả các kênh hoặc không làm gì. Sau quá trình chuyển đổi đó, Krung Thai Bank đã thiết lập đƣợc mạng lƣới thanh toán giữa 3 nƣớc Thái Lan, Malaysia và Myanmar. Ngân hàng này đã tập trung vào mạng lƣới thanh toán nông sản giữa 3 nƣớc với mạng lƣới chi nhánh tại 3 nƣớc trên. Thanh toán hàng hóa nông sản đƣợc thực hiện nhanh chóng và đơn giản khi các đối tác đều sử dụng cùng dịch vụ của Krung Thai bank, cho phép thanh toán bù trừ và có độ tin cậy cao do cùng là khách hàng của Ngân hàng và cùng đƣợc đánh giá và thẩm định.
Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghệ thẻ ngân hàng; thành
lập Công ty chuyển mạch thẻ China UnionPay (CUP) để kết nối hệ thống xử lý dữ liệu thẻ giao dịch qua ATM, POS trên toàn quốc và ban hành các văn bản chỉ đạo
thực hiện từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng, cũng nhƣ nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp thẻ ngân hàng; đồng thời, đẩy mạnh phát triển thanh toán qua internet. Hợp tác với các hãng thƣơng mại điện tử lớn nhƣ Alibaba, thẻ thông minh tích hợp các tính năng cho phép thanh toán không chỉ giới hạn trong nƣớc mà còn cho phép sử dụng dịch vụ thanh toán từ những khách hàng ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, phƣơng thức quản lý ví điện tử cũng là một trong những nhân tố chính đẩy mạnh sự phát triển của thanh toán xuyên quốc gia. Ví điện tử có ƣu điểm vƣợt trội với việc không sử dụng tiền mặt và có thể thanh toán nhanh chóng, dù khác quốc gia, tránh đƣợc sự trì hoãn. Nhƣng đó cũng chính là nhƣợc điểm của nó, khi mà quản lý luồng tiền, đặc biệt là luồng ngoại hối ra vào trong nƣớc rất khó khăn, nguy cơ rửa tiền rất lớn.
Các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã và đang xây dựng một mô hình thanh toán, nơi mà tại đó khắc phục đƣợc nhƣợc điểm kể trên, đồng thời cũng có tốc độ xử lý nhanh để cạnh tranh với các mô hình thanh toán kiểu mới. Ví điện tử có thể thanh toán nhanh chóng, nhƣng nó kiểm soát luồng tiền không chặt chẽ. Các ngân hàng lớn nhƣ Standard Chartered đang phát triển hệ thống thanh toán riêng của mỗi ngân hàng. Cốt lõi của những dự án này dựa trên lý thuyết về blockchain. Để làm đƣợc điều đó, hệ thống cần phải có một số lƣợng thành viên nhất định, là các ngân hàng, các hãng vận chuyển, các doanh nghiệp sản xuất… Thông tin về ngƣời mua, ngƣời bán, hàng hóa đƣợc chia sẻ và kiểm soát với nhau, sẽ không có gian lận trong việc giao hàng cũng nhƣ gian lận về chứng từ,… Thanh toán và tài trợ thƣơng mại cũng dễ dàng và an toàn do thông tin chính xác đƣợc chia sẻ trong nội bộ hệ thống. Và cũng nhờ đó, phƣơng thức thanh toán mới BPO cũng dựa trên lý thuyết trên, đang dần có chỗ đứng trên thế giới, dù khối lƣợng giao dịch bằng BPO chƣa nhiều.
Trƣớc khi URBPO đƣợc ICC thông qua, năm 2012 Standard Chartered Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch BPO. Giao dịch đƣợc thực hiện giữa OCTAL của BP, một trong những nhà sản xuất hạt nhựa PET lớn nhất thế giới, và một công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp bao bì.
Standard Chartered Bank cho rằng sử dụng BPO, khách hàng của ngân hàng có thể đƣợc bảo đảm thanh toán và hạn chế rủi ro nhƣng thông qua một quy trình
hoàn toàn tự động, không sử dụng giấy tờ và nhanh hơn rất nhiều – bằng cách đó nó là chiếc cầu nối giữa phƣơng thức thƣ tín dụng và phƣơng thức ghi sổ. Đây là công cụ thanh toán thƣơng mại ít phức tạp và tiết kiệm chi phí.
Theo khảo sát của hãng công nghệ IBM thì trong 4 năm tới, 66% ngân hàng trên thế giới cho biết sẽ triển khai công nghệ Blockchain ở quy mô thƣơng mại. Hiện tại, phần lớn các ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. HSBC và State Street đã thử nghiệm thành công Blockchain trong các giao dịch trái phiếu. Ngân hàng UBS và Santander thử nghiệm công nghệ này cho các giao dịch thanh toán biên mậu
Tại Việt Nam, tuy chậm hơn thế giới, nhƣng cũng đang hòa mình vào xu hƣớng chung của thế giới. Vietcombank và Bidv là 2 ngân hàng đi đầu trong phát triển dự án ngân hàng điện tử. 2 ngân hàng này đã thành lập ban phát triển ngân hàng điện tử riêng, với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên sự phát triển của công nghệ 4.0. Không chỉ là Internet Banking, Mobile Banking đơn thuần, dịch vụ ngân hàng điện tử hƣớng đến sự kết hợp của các phƣơng thức trên để tạo nên các dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế. Không chỉ vậy, Bidv còn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ Robotic trong việc ghi có dòng ngoại tệ về, tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí, nhân lực, tăng hiệu quả trong công việc.
Techcombank là ngân hàng sớm nhận ra nhu cầu của thị trƣờng Việt Nam và tiên phong phát triển dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng cho khách hàng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khách hàng của Techcombank nếu hoạt động hiệu quả sẽ đƣợc ngân hàng mở rộng tài trợ thƣơng mại và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các đối tác tham gia chuỗi cung ứng. Cơ sở của dịch vụ này là, nếu mỗi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đƣợc cung cấp vốn đầy đủ, đƣợc hỗ trợ dịch vụ ngân hàng tốt, thì sẽ vận hành suôn sẻ và thúc đẩy sự vận hành thuận lợi của toàn bộ chuỗi, đem lại thành công cho doanh nghiệp khách hàng. Dịch vụ này đã phát huy hiệu quả trong nhiều mô hình hợp tác của Techcombank với các tập đoàn lớn. Chẳng hạn, trong mô hình tài chính chuỗi cung ứng cho Masan Consumer, đối tƣợng đƣợc hƣớng đến là nhóm nhà phân phối của Masan Consumer, vốn đƣợc xem là khá đông đảo với
các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh chiếm lĩnh thị trƣờng nhƣ mì gói, nƣớc tƣơng, hay cà phê, nƣớc khoáng. Theo báo cáo thƣờng niên 2013, Masan Consumer có đến hơn 190.000 điểm bán lẻ tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Techcombank cung cấp nguồn vốn cho các đại lý, nhà phân phối hàng hóa của Masan. Khách hàng có thể thấu chi tài khoản của mình để thanh toán tiền hàng cho Masan (hạn mức thấu chi tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng). Điểm đặc biệt ở đây là ngân hàng nắm rõ chuỗi cung ứng này, nên thời gian vay linh hoạt khớp với chu kỳ cần vốn của khách hàng
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - EXIMBANK
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank
2.1.1. Lịch sử hình thànhNgân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank: Eximbank:
Eximbank đƣợc thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trƣởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tƣơng đƣơng 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến 30/09/2008 vốn điều lệ của Eximbank đạt 4.249 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nƣớc với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 77 Chi nhánh, phòng giao dịch đƣợc đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 735 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới.
**Những thành tựu đạt đƣợc trong những năm gần đây:
Tháng 7/2008: Eximbank vinh dự nhận đƣợc danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng.
Tháng 4/2008, Eximbank đạt danh hiệu “Thƣơng Hiệu Mạnh 2007” do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thƣơng Mại. Trong 4 năm liên tiếp Eximbank đã đƣợc ngƣời tiêu dùng trên cả nƣớc bình chọn.
Tháng 2/2008, Eximbank vinh dự nhận đƣợc danh hiệu “Dịch vụ đƣợc hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn ngƣời tiêu dùng trên cả nƣớc.
Tháng 2/2008, Eximbank đƣợc Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thƣởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế
Tháng 11/2007, Eximbank đạt giải “Top Trade Servicer” do Báo Thƣơng Mại trao tặng về những thành tựu đã đạt đƣợc trong quá trình hoạt động.
Tháng 10/2007, Eximbank đƣợc Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thƣơng hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Thƣơng Hiệu Vàng”.
Tháng 5/2007, Eximbank chính thức trở thành thành viên của tổ chức IFC (công ty tài chính quốc tế toàn cầu)
Tháng 5/2007, Eximbank nhận đƣợc bằng chứng nhận do Ngân hàng HSBC trao tặng về chất lƣợng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lƣợng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng)
Tháng 4/2007, Eximbank đạt giải thƣởng “Thƣơng Hiệu Mạnh Việt Nam 2007”do đọc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn. Qui trình đáng giá và lựa chọn đƣợc Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thƣơng Mại tổ chức
Tháng 1/2007, đã vinh dự đƣợc nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lƣợng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lƣợng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng).
Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thƣởng “Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn. Quy trình đánh giá và lựa chọn đƣợc Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thƣơng Mại tổ chức.
Tháng 01/2006, đã vinh dự nhận giải cúp vàng thƣơng hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƢƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thƣơng Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức.
Tháng 01/2006, đã vinh dự đƣợc nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lƣợng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lƣợng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng)
Tháng 11/2005, Eximbank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thƣơng hiệu Visa Debit.
Tháng 9/2005, nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lƣợng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tƣ vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức
Tháng 6/2005, là Ngân hàng duy nhất đƣợc chọn làm đại diện cho khối Ngân hàng TMCP vinh dự đƣợc Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thƣởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính