Định hướng của ngành Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 70 - 74)

1. 2 Khái niệm và đặc trưng thanh toán quốc tế

3.1.1. Định hướng của ngành Ngân hàng

Cuộc cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 đƣợc đánh giá sẽ mang lại những tác động tích cực, tạo cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng Việt Nam trong việc tiếp nhận những tiến bộ khoa học công nghệ của các quốc gia đi trƣớc, nhƣng cũng khó tránh khỏi những khó khăn nếu muốn ứng dụng thành công những thành tựu công nghệ mới.

Cơ hội lớn trong quá trình phát triển

Cuộc CMCN 4.0 mang đến những cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gia tăng việc tiếp cận thị trƣờng quốc tế cho các ngân hàng trong nƣớc. Các ngân hàng Việt Nam có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng và đầu tƣ qua biên giới thông qua các hiệp định đối tác thƣơng mại mà Việt Nam là thành viên. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, không chỉ các "ông lớn" mà toàn hệ thống các ngân hàng Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội vƣơn cánh tay ra ngoài lãnh thổ, mở rộng phạm vi hoạt động và tạo dựng thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế nếu kịp thời nắm bắt đƣợc lợi thế của cuộc cách mạng này. Các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính chất toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao; đồng thời ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng nhiều hơn những lợi ích từ sân chơi này.

Bên cạnh đó, tăng cƣờng khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại. Những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghệ số trƣớc kỷ nguyên CMCN 4.0 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tƣ, tận dụng lợi thế đi sau để tiếp nhận sự hỗ trợ, tƣ vấn kỹ thuật, đào tạo bồi dƣỡng kiến thức mới từ các ngân hàng, các đối tác nƣớc ngoài, các nhà đầu tƣ chiến lƣợc trong việc ứng dụng khuôn khổ quản trị và kinh doanh hiện đại, tiếp thu mô hình ngân hàng số

thông minh và phát triển sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao. Nếu ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam tận dụng tốt cơ hội CMCN 4.0 mang lại thì sẽ tiếp cận đƣợc với các công nghệ hiện đại, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, có khả năng rút ngắn khoảng cách công nghệ và tri thức với thế giới.

Đồng thời có thể nâng cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hƣớng hiện đại, hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận. Trên nền tảng công nghệ 4.0 cùng với việc tận dụng kinh tế quy mô, kinh tế chia sẻ, việc triển khai ứng dụng công nghệ số kỹ thuật cao liên quan đến kết nối internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, thực tế ảo… sẽ giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, vận chuyển, quản lý, góp phần tiết kiệm về mặt tài chính cho các ngân hàng Việt Nam và nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng. Khi sự minh bạch ngày càng rõ hơn, ngƣời tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nƣớc. Từ đó giúp các ngân hàng trong nƣớc nâng mình lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Theo khảo sát của hãng công nghệ IBM thì trong 4 năm tới, 66% ngân hàng trên thế giới cho biết sẽ triển khai công nghệ Blockchain ở quy mô thƣơng mại. Hiện tại, phần lớn các ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. HSBC và State Street đã thử nghiệm thành công Blockchain trong các giao dịch trái phiếu. Ngân hàng UBS và Santander thử nghiệm công nghệ này cho các giao dịch thanh toán biên mậu

Trƣớc khi URBPO đƣợc ICC thông qua, năm 2012 Standard Chartered Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch BPO. Giao dịch đƣợc thực hiện giữa OCTAL của BP, một trong những nhà sản xuất hạt nhựa PET lớn nhất thế giới, và một công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp bao bì.

Standard Chartered Bank cho rằng sử dụng BPO, khách hàng của ngân hàng có thể đƣợc bảo đảm thanh toán và hạn chế rủi ro nhƣng thông qua một quy trình hoàn toàn tự động, không sử dụng giấy tờ và nhanh hơn rất nhiều – bằng cách đó nó

là chiếc cầu nối giữa phƣơng thức thƣ tín dụng và phƣơng thức ghi sổ. Đây là công cụ thanh toán thƣơng mại ít phức tạp và tiết kiệm chi phí. Đây cũng là định hƣớng mà các Ngân hàng trên thế giới đang hƣớng đến.

Và cả những thách thức…

Bên cạnh những cơ hội, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho ngành Ngân hàng nhiều thách thức. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, khoảng trống chính sách đòi hỏi phải xây dựng quy định pháp lý mới đáp ứng nhu cầu cải cách công nghệ ngành ngân hàng. CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu mới cho Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc xây dựng các khuôn khổ chính sách mới để quản lý, giám sát những yếu tố mới của ngành Ngân hàng, ví dụ nhƣ tiền thuật toán (crypto currency), tiền điện tử (E- money), các công ty công ty công nghệ (Fintech). Ngoài ra, sự thiếu tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định, thủ tục liên quan đến nhiều Bộ, ban ngành gây trở ngại lớn trong việc xây dựng quy định pháp lý mới đáp ứng nhu cầu cải cách công nghệ ngành ngân hàng, điển hình nhƣ việc áp dụng công nghệ nhận dạng chữ viết trong định danh khách hàng.

Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển chóng mặt của các công nghệ mới, mang tính đột phá và có thể thay đổi cấu trúc nhiều ngành nghề, lĩnh vực, cơ quan quản lý Nhà nƣớc khó có thể đƣa ra quyết định tức thời về hành lang pháp lý phù hợp, do phải xét đến nhiều yếu tố rủi ro đặc thù với những ứng dụng mới. Hơn nữa, xét đến khả năng trao đổi dữ liệu phi biên giới, mang tầm ảnh hƣởng liên quốc gia của cuộc cách mạng công nghệ số, cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần cân nhắc hiện trạng áp dụng trong nƣớc cũng nhƣ môi trƣờng pháp lý quốc tế trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý cho ứng dụng công nghệ mới.

Trong tƣơng lai, sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) có thể dẫn tới một hệ thống tiền tệ toàn cầu với những giao dịch điện tử diễn ra theo thời gian thực và do đó, khả năng các ngân hàng trung ƣơng (NHTW) gặp khó khăn trong việc kiểm soát hệ thống tiền tệ quốc gia là hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, việc NHTW rất khó khăn để kiểm soát lƣợng cung tiền của nền kinh tế trong trƣờng hợp tổ chức phát hành tiền điện tử là các định chế tài chính phi ngân hàng tại nƣớc ngoài. Hiện

nay, xu hƣớng thâm nhập giữa các công ty Fintech vào lĩnh vực ngân hàng kéo theo sự phát triển và khả năng xâm chiếm của hoạt động ngân hàng ngầm, đặc biệt đối với các hoạt động thanh toán phi truyền thống (cổng thanh toán điện tử, ví điện tử, thanh toán do công ty viễn thông cung cấp…). Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) trong việc quản lý cấp phép, giám sát hoạt động cũng nhƣ kiểm soát dòng tiền thanh toán từ các tổ chức này.

Mô hình kinh doanh và nguồn lực tài chính trong đầu tƣ xây dựng cơ bản của các ngân hàng cần đƣợc khắc phục để thích ứng với xu hƣớng ứng dụng công nghệ cao. Cuộc CMCN 4.0 cùng với sự phát triển của các tính năng của mô hình ngân hàng số gây khó khăn cho các ngân hàng trong nƣớc trong việc thích ứng cách thức hoạt động kinh doanh của mình. Trên thực tế, việc ứng dụng những công nghệ mới vẫn còn nhiều rào cản tại hệ thống ngân hàng Việt Nam do nhận thức chƣa đủ về công nghệ này hay tâm lý ngại chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình cung cấp dịch vụ mới. Sự dịch chuyển sang mô hình mới cũng là một quá trình phức tạp mà trong đó phải có sự nhất quán trong mô hình quản trị, kế hoạch chuyển đổi và phƣơng thức triển khai trên cơ sở tính toán kỹ lƣỡng nguồn lực, tiềm năng và những rủi ro sẽ gặp phải khi thay đổi mô hình kinh doanh. Hơn nữa, bất kể sự thay đổi về công nghệ, phƣơng thức quản lý hay thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, mở rộng phạm vi hoạt động... đều đòi hỏi phải có tiềm lực đầu tƣ về tài chính không nhỏ. Các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn thua kém rất lớn trong tƣơng quan với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Nếu ngân hàng không có sự chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực tài chính thì ngân hàng đó đã thất bại ngay từ bƣớc đầu tiên tiến nhập cuộc CMCN 4.0, từ đó ảnh hƣởng tiêu cực lớn đến kết cấu vốn vay và lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ.

Đặc biệt một vấn đề đƣợc đặt ra đó là rủi ro về công nghệ thông tin, an ninh bảo mật, tội phạm công nghệ. Việc kết nối vạn vật và dữ liệu lớn khiến rủi ro về công nghệ thông tin có thể tăng lên, đặc biệt là vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin. Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số và xu hƣớng chuyển dần sang điện toán đám mây (cloud-computing), những lỗ hổng bảo mật theo đó có thể tăng, dẫn đến những quan ngại ngày càng lớn về rủi ro tấn công tin tặc

(hackers). Xu hƣớng tội phạm công nghệ đang chuyển dần từ tấn công cơ học sang khai thác các lỗ hổng về công nghệ và ngƣời dùng. Lỗ hổng từ ngƣời dùng có thể khai thác qua việc ngƣời dùng vô tình truy cập vào những đƣờng dẫn lạ, truy cập các trang website không an toàn. Do vậy, các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp phải thách thức khi phải đối mặt với những tác động từ CMCN 4.0 vì hệ thống thông tin càng hiện đại thì rủi ro càng cao.

Ngoài ra, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dƣỡng và đào tạo lại để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng có đủ trình độ vận hành, làm chủ công nghệ mới. Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu áp lực lớn hơn với việc thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đối mặt với nguy cơ dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lƣợng cao sang các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 70 - 74)