Về Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 66 - 68)

1. 2 Khái niệm và đặc trưng thanh toán quốc tế

2.3.2. Về Tài chính

Thuận lợi:

Trên cơ sở tình hình hoạt động, khả năng tăng trƣởng tín dụng, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, năng lực của ngƣời đứng đầu, việc thực hiện các quy định trong quá trình hoạt động của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nƣớc đã giao chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng năm 2012 cho Eximbank thuộc nhóm 1 với dƣ nợ cho vay tăng trƣởng trong năm 2012 tối đa là 17%.

Là một trong những ngân hàng dẫn đầu thị trƣờng tài chính Việt Nam, Eximank luôn giữ mức tăng trƣởng cao về mọi mặt, đi đầu trong việc cải tiến công nghệ ngân hàng, hiện đại hóa ngân hàng. Hƣớng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng.

Kết quả kinh doanh mà Eximbank đạt đƣợc trong thời gian qua là một minh chứng cụ thể nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động. Kết quả hoạt động của năm 2011, tổng tài sản của Eximbank đạt trên 183 ngàn tỷ đồng

Trong hoạt động ngân hàng, hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại là rất cần thiết đối với mỗi ngân hàng, nó không những phản ánh qui mô hoạt động của ngân hàng mà còn tạo niềm tin để thu hút khách hàng đến giao dịch, mặt khác tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.

Mạng lƣới chi nhánh Eximbank trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng lên nhanh chóng, từ vài chục chi nhánh vào đầu những năm 2000 (năm 2003 có 95 chi nhánh thực hiện KDNH trực tiếp). Đến nay, Eximbank đã có 157 chi nhánh loại I và 34 chi nhánh loại II trở thành các kênh cung cấp sản phẩm thanh toán quốc tế, dịch vụ ngoại hối của Eximbank đến với khách hàng.

Eximbank đã chú trọng ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: ứng dụng hệ thống CoreBanking, InternetBanking và hệ thống Realtime trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ, hệ thống CBPS trong hoạt động thanh toán biên mậu...Nhờ đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại của toàn hệ thống đƣợc quản lý tập trung, trực tuyến, giảm thiểu rủi ro giao dịch, hỗ trợ cho hạch toán

tự động trên IPCAS, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, tăng tính bảo mật thông tin, tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

Khó khăn:

Chƣa đầy ba năm trở lại, họ liên tiếp đón nhận những tin không vui: sụt giảm tổng tài sản, cho vay, huy động vốn, lợi nhuận nợ xấu tăng. Đa số cổ đông đều trong tậm trạng gay gắt trƣớc tình hình “bết bát” của ngân hàng. Khi con số lợi nhuận sau thuế năm trƣớc chỉ 56 tỷ đồng đƣợc công bố, không ít cổ đông bàng hoàng. Hàng trăm cổ đông đứng bật dậy chất vấn nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu vì sao tăng… Thậm chí cả các vấn đề đƣợc coi là nhạy cảm, nhƣ tiền chi trả thù lao hội đồng quản trị, tiền thuê tƣ vấn, năng lực điều hành cũng đƣợc cổ đông thẳng thắn đòi giải đáp

Con số lợi nhuận hàng năm của Eximbank sụt giảm quá khủng khiếp qua các năm: Từ 3.000 tỷ đồng năm 2011 còn hơn 2.000 tỷ năm 2012, tiếp tục giảm xuống 658,7 tỷ năm 2013 và chỉ vẻn vẹn 57 tỷ đồngnăm 2014. Đến hiện nay, Eximbank vẫn đang cố gắng để đƣa mức lỗ lũy kế qua 5 năm gần nhất trở về bằng 0

Lợi nhuận trƣớc dự phòng của ngân hàng này đạt 1.495 tỷ đồng nhƣng sau khi trích lập, con số lợi nhuận trƣớc thuế chỉ còn 61 tỷ đồng, hoàn thành 6% kế hoạch năm. Với mức lợi nhuận nhƣ trên, việc lãnh đạo Eximbank đề xuất không chia cổ tức cho năm này là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Thêm dấu trừ mà không mấy cổ đông hài lòng là sụt giảm huy động vốn và dƣ nợ cho vay. Theo số liệu của Eximbank, trong 2015, huy động vốn đạt 98.431 tỷ đồng, giảm 3% và hoàn thành 78% kế hoạch. Dƣ nợ cho vay đạt 84.760 tỷ đồng, giảm 3% và hoàn thành 84% kế hoạch. Nợ xấu giảm từ 2,46% cuối năm 2016 về mức 1,86% tại thời điểm cuối năm 2017.

Từng có tên trong top ngân hàng cổ phần mạnh, đƣợc coi là định chế tài chính có khả năng tác động tới thị trƣờng, nắm trong tay nhiều hào quang, song hoạt động kinh doanh đi xuống mạnh trong các năm qua đã khiến Eximbank trở nên có phần yếu đuối

Với tình hình tài chính chƣa ổn định nhƣ vậy, song Eximbank lại đầu tƣ mạnh tay vào phát triển corebanking thế hệ mới, đồng thời tham vọng bƣớc chân vào sân chơi mới, đây là một thách thức không nhỏ với Eximbank. Liệu đây có phải là một canh bạc khi Eximbank chấp nhận đầu tƣ với số vốn lớn vào phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại.

Thêm vào đó, tuy là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu trong thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu, song so với các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng hiện nay, khoảng cách đó đang dần thu ngắn lại. Các ngân hàng TMCP khác đang nổi lên với tổng số vốn lớn, nhƣ Techcombank, VPBank, MBBank,… cộng thêm với các ngân hang TMCP có vốn đầu tƣ nhà nƣớc, việc chạy đua về công nghệ trong dịch vụ có thể làm giảm đi cơ hội phát triển các sản phẩm truyền thống của Ngân hàng nhƣ tín dụng và tiền gửi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 66 - 68)