Các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 86 - 93)

1. 2 Khái niệm và đặc trưng thanh toán quốc tế

3.2.2. Các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tạ

Eximbank

3.2.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Trong xu thế mở cửa hội nhập, giao lƣu buôn bán giữa các nƣớc phát triển mạnh, hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng cả về quy mô và chất lƣợng giao dịch. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Eximbank phát triển các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, để làm tốt vấn đề này cần có những biện pháp:

Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế

Có thể nói, tạo lập một môi trƣờng kinh tế thuận lợi là hết sức cần thiết bởi vì hoạt động thanh toán quốc tế chỉ có thể đƣợc mở rộng và phát huy hiệu quả của nó trên cơ sở một môi trƣờng kinh tế thuận lợi và ổn định. Nhƣ ta đã thấy, trong những năm vừa qua, Chính Phủ đã đƣa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trƣờng kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động ngoại thƣơng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng phát triển.

Hoàn thiện và bổ sung văn bản pháp lí điều chỉnh hoạt động TTQT

Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối quan hệ trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế. Hiện nay, chúng ta chƣa có văn bản pháp lý riêng để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy, chính phủ cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống vănb ản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nhƣ phù hợp với môi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam tạo môi trƣờng pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân h ng thƣơng mại. Đồng thời cũng cần có các văn bản quy định về giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa hợp đồng ngoại thƣơng của hai bên xuất nhập khẩu với giao dịch thanh toán quốc tế và quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia thanh toán quốc tế. Chính phủ cũng cần có những văn bản hƣớng dẫn về việc áp dụng các điều lệ quốc tế trong thanh toán quốc tế nhƣ UCP, INCOTERM, ... .

Hoàn thiện chính sách thương mại

Chính phủ cần chỉ đạo Bộ thƣơng mại thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thƣơng mại phát triển theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, năng cao năng lực cạnh tranh, phát triển

mạnh những hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, năng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ, công nghệ cao đồng thời chính phủ cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành (hải quan, thuế) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo một chu trình tuần tự khép kín, cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách quản lí ngoại hối

Để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, Nhà nƣớc cần sớm tìm ra biện pháp, chính sách để quản lý ngoại hối thích hợp nhƣ tiến tới xoá bỏ quản lý hạn ngạch nhập khẩu mà thay thế bằng việc áp dụng các biện pháp về thuế, phát hiện một cách kịp thời các sai phạm trong việc thực thi song cần linh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, nhƣng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại

Chính phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trƣờng truyền thống và tranh thủ mọi cơ hội phát triển, đồng thời xâm nhập thị trƣờng các nƣớc Asean, Trung quốc, Nhật bản, Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nƣớc ta v đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phƣơng v đa phƣơng, đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại

3.2.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là thị trƣờng trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau.

Ngân hàng Nh nƣớc tham gia với tƣ cách là ngƣời mua- bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng phát triển giúp cho ngân hàng thƣơng mại có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện cho

hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Để mở rộng và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng nhà nƣớc phải mở rộng đối tƣợng tham gia vào hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch trên thị trƣờng và phải giám sát thƣờng xuyên hoạt động của thị trƣờng, quản lý quá trình mua bán của các ngân hàng trên thị trƣờng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động TTQT

Ngân hàng Nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động thanh toán quốc tế; điều hành thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình cung – cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trƣờng, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý cán cân thanh toán quốc tế.

Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường

Tỷ giá có tính linh nhạy cảm cao, ảnh hƣởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt l trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế.

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố tác động mạnh đến hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế cần phải xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trƣờng. Việc điều hành chính sách tỷ giá phải đƣợc tiến hành theo từng giai đoạn. Cần phải định hƣớng Nhà nƣớc không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trƣờng ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Ngân hàng nhà nƣớc nên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và dƣới nhiều hình thức để ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Cần xây dựng đội ng thanh tra, giám sát có kiến thức chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đƣợc cập nhật liên tục về hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo việc thực hiện hoạt động kiểm soát có hiệu quả và độ an toàn cao nhất.

KẾT LUẬN

Việt Nam bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trƣớc Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý theo mệnh lệnh hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng xã hội chủ nghĩa Trên lĩnh vực kinh tế quốc tế cũng vậy, từ nền ngoại thƣơng độc quyền khép kín buôn bán với các nƣớc xã hội chủ nghĩa là chính, đến mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, các thƣơng nhân Việt Nam có cơ hội thử sức trên một thƣơng trƣờng rộng lớn, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Trong hơn 30 năm qua, việc mở của nền kinh tế đã mang lại những ƣớc chuyển biến tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế, đối với hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đến nay, với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm. Có đƣợc kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các ngân hàng thƣơng mại với tƣ cách là trung gian thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua công tác thanh thoán quốc tế các ngân hàng thƣơng mại giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao, ổn định tâm lý cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng đa dạng của thƣơng mại quốc tế và công nghệ thông tin, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại nhiều lúc và ngày càng tỏ ra có nhiều bất cập, chƣa đáp ứng và theo kịp đƣợc nhứng đòi hỏi ngày càng cao của thƣơng mại quốc tế, sự phát triển của công nghệ 4.0 và ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế quốc gia.

Trong khuôn khổ của một luận văn, đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP Xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” đã tập trung làm rõ những nội dung sau:

Một là: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nói chung, việc đánh giá, đo lƣờng sự phát triển về chiều rộng, chiều sâu, các nhân tố ảnh hƣởng cụ thể đồng thời nêu ra những kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng

Hai là: phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank nói chung và trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng, từ đó đánh giá công tác này, những thành công và những hạn chế của hoạt động thanh toán quốc tế Eximbankabốiacảnhanày.

Ba là, từ những định hƣớng phát triển chung của hệ thống Ngân hàng nói chung, của Eximbank nói riêng, luận văn đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời đƣa ra kiến nghị đối với Eximbank, đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc để thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệpahiệnanay

Trong môi trƣờng cạnh tranh đầy gay gắt giữa các ngân hàng nhƣ hiện nay, việc đƣa ra và thực hiện những giải pháp để phát triển thanh toán quốc tế là rất cần thiết. Từ những kết quả đạt đƣợc, Eximbank cần phát huy những thế mạnh vốn có của mình, bên cạnh đó cũng cần khắc phục những hạn chế và khó khăn còn tồn tại để hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phát triển bền vững. Cùng với quá trình phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động thanh toán quốc tế chắc chắn có những thay đổi lớn trong thời gian tới. Với hệ thống các giải pháp trên, hy vọng rằng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank sẽ sớm cập nhật phát triển để sản phảm thanh toán quốc tế bắt kịp xu hƣớng thế giới và yêu cầu của thời đại, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thị trƣờng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ Tài liệu từ sách

1. Nguyễn Minh Kiều (chủ biên) (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2009), Giáo trình NHTM, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Phòng Thƣơng mại quốc tế (1998), Quy tắc quốc tếvề Thư tín dụng dự phòng,

ấn bản số 590.

4. Phòng thƣơng mại quốc tế (2007), Bộ tập quán quốc tế về L/C, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Phòng Thƣơng mại quốc tế (2007), Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP600

6. Phòng Thƣơng mại quốc tế (2013), ISBP 725

7. Phòng Thƣơng mại quốc tế (2008), Quy tắc thống nhất về nhờ thu số 522 bản sửa đổi năm 2008.

8. Phòng Thƣơng mại quốc tế, Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu, số 458.

9. Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân h ng Nh nƣớc.

II/ Tài liệu của ngân hàng

10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2008 của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank.

11. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 v phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2009 của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank

12.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009 v phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2010 của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank

13. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010 v phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2011 của ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam Eximbank

14. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của phòng TTQT năm 2015, 2016, 2017,2018.

15. Tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ TTQT & Kinh doanh ngoại tệ của Eximbank Việt Nam.

III/ Tài liệu từ Internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)