2.1 Tổng quan về Trung Quốc và các đặc điểm văn hóa đặc trưng
2.1.2 Đặc điểm nổi bật của văn hóa của Trung Quốc
Trung Quốc có nghĩa là "quốc gia Trung tâm" hay "vương quốc ở trung tâm". Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm "thiên hạ", có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh.
2.1.2.1 Ngơn ngữ
ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng Trung là bản ngữ của người Hán chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngơn ngữ chính hoặc phụ các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,2 tỉ người (khoảng 16% dân số thể giới) nói một dạng tiếng Trung nào đó như bản ngữ.
Các dạng tiếng Trung thường được người bản ngữ coi như những "phương ngôn" của một ngôn ngữ duy nhất, song các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng tiếng Trung đa dạng ngang một nhóm ngơn ngữ lớn. Sự đa dạng của tiếng Trung có thể được so sánh với nhóm ngơn ngữ Rơman, thậm chí cịn đa dạng hơn. Có từ 7 đến 13 phân nhánh tiếng Trung chính (tùy theo phân loại), trong đó Quan thoại có số lượng người nói đơng nhất (khoảng 960 triệu, ví dụ tiếng Quan thoại Tây Nam), theo sau là Ngơ (xấp xỉ 80 triệu, ví dụ tiếng Thượng Hải), rồi Mân (trên 70 triệu, ví dụ tiếng Mân Nam) và Quảng Đơng (trên 60 triệu, ví dụ tiếng Quảng Châu),... Các phân nhánh trên đều không thông hiểu lẫn nhau, và thậm chí những nhóm phương ngữ trong nhánh Mân cũng không thông hiểu lẫn nhau. Tuy vậy, có trường hợp như tiếng Tương và một số phương ngữ Quan thoại Tây Nam có thể hiểu nhau ở mức nào đó. Mọi dạng tiếng Trung đều có thanh điệu và là ngơn ngữ phân tích.
Tiếng Trung Quốc chuẩn (tiếng Phổ thơng) là dạng chuẩn hóa tiếng Trung Quốc nói dựa trên cách phát âm của phương ngữ Bắc Kinh, nhánh Quan thoại. Nó là ngơn ngữ chính thức của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), và là một trong bốn ngơn ngữ chính thức của Singapore. Tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn cũng là một trong sáu ngơn ngữ của Liên Hợp Quốc. Hình thức tiêu chuẩn của ngôn ngữ (中文; Zhōngwén, Trung văn), dựa trên một dạng chữ tượng hình gọi là chữ Hán (汉字/漢字; Hànzì, Hán tự) và là cầu nối giữa các dạng nói khơng thể hiểu lẫn nhau.
Hệ chữ chính dùng để viết tiếng Trung là chữ Hán, theo truyền thống được viết theo hàng dọc, đọc từ trên xuống dưới theo cột, từ cột phải sang cột trái. Mỗi kí tự chữ Hán đại diện cho một hình vị và thường có cách phát âm biến đổi theo phương ngơn. Ví dụ, kí tự 一 ("một") được đọc là yī trong tiếng Trung chuẩn, yat trong tiếng Quảng Châu và it trong tiếng Mân Tuyên Chương. Từ vựng của những nhánh chính
thường khá khác nhau, và dạng viết phi chuẩn của ngơn ngữ thơng tục thường có những "kí tự phương ngơn" riêng, ví dụ 冇 và 係 (trong tiếng Quảng Châu và Khách Gia), mà có thể bị xem là lỗi thời hay khác lạ trong dạng viết chuẩn. Dạng viết tiếng Quảng Châu thông tục khá phổ biến trong các trang diễn đàn và nhắn tin tức thời trực tuyến đối với người Hồng Kơng và người nói tiếng Quảng Châu nói chung.
Chữ Hán phồn thể (繁體漢字) hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều. Thuật ngữ phồn thể hoặc chính thể được sử dụng để phân biệt với giản thể, một hệ thống chữ viết tiếng Trung được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ do chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949. Chữ Hán phồn thể hiện vẫn được sử dụng chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hồng Kông và Ma Cao. Trong số các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại (ngoại trừ Hoa kiều ở Singapore và Malaysia) thì chữ phồn thể được sử dụng phổ biến nhất.
Giản thể tự hay Giản thể Trung văn (giản thể: 简体中文 hay 简体字) là một
trong hai cách viết tiêu chuẩn của chữ Hán hiện nay. Cách viết này được chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa giản hóa từ chữ Hán phồn thể nhằm tăng tỷ lệ biết chữ và đơn giản hóa cách viết chữ Hán. Loại chữ Hán giản thể này được tạo ra bằng cách giảm số nét viết của nhiều chữ Hán truyền thống. Nhiều chữ được đơn giản hóa bằng cách áp dụng các quy luật thơng thường, ví dụ như bằng cách thay thế một số bộ bằng bộ khác gần (theo cách mà chữ Hán đã được sáng tạo ra, đặc biệt là chữ biểu thị âm và ý nghĩa). Nhiều chữ được đơn giản hóa khơng theo quy tắc và nhiều chữ được đơn giản hóa thì khơng đồng dạng với chữ truyền thống. Gần đây chữ Hán giản thể dần dần giành được sử phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều do ngày càng có nhiều người Trung Quốc di cư ra nước ngoài. Chữ Hán giản thế chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia trong các ấn bản chính thức. Việc sử dụng chữ chính thể hay giản thể vẫn là một vấn đề tranh cãi kéo dài trong cộng đồng người Hoa. Người Đài Loan và Hồng Kơng cho rằng, chữ giản thể của chính phủ Trung Quốc đại lục làm mất đi ý nghĩa đích thực của chữ Hán.
Trung Quốc là một trong ba cái nôi của nền văn minh nhân loại với bốn tôn giáo lớn. Công giáo mới thâm nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ 19 và là tơn giáo thứ yếu. Khơng có tơn giáo nào ăn sâu vào người dân Trung Quốc mà đa số người Trung Quốc pha trộn tín ngưỡng, tơn giáo. Với 5000 năm lịch sử, văn hóa Trung Quốc nổi tiếng với những học thuyết lớn như Khổng- Mạnh, có nhiều học thuyết sâu sắc về ngoại giao, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành văn hóa, con người, đặc biệt là trong phong cách ngoại giao và phong cách đàm phán. Tại Trung Quốc, tín đồ của các tơn giáo khơng được xác định rõ ràng. Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tơn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn cịn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng giáo, cũng như kết hợp với Phật giáo và Đạo giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật giáo Đại Thừa giữ vai trị chính).
Đạo giáo, hay Lão giáo xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo giáo.
Phật giáo có khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, cịn Tiểu thừa thì khơng đáng kể. Ngồi ra, cịn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật giáo đông dân nhất.
Cơ Đốc giáo có khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII. Ngồi ra cịn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ.
Nho giáo hiện không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó khơng phải như vậy.
Số cịn lại theo những tơn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể khơng chính xác. Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người
dân tộc thiểu số theo Hồi giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368). Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc là tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Ngồi ra cịn có Pháp Ln Cơng là một phương pháp tập luyện tinh thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90. Theo thống kê của chính phủ có khoảng 70-100 triệu người.
Việc xây dựng đạo đức tôn giáo Trung Quốc và đạo đức xã hội vốn có tính tương quan với nhau. Cái gọi là đạo đức tơn giáo chính là những tư tưởng đạo đức hàm chứa trong tôn giáo. Phàm là các tôn giáo đều coi trọng vấn đề thiện ác, khuyến khích hành thiện, phản đối cái ác, chủ trương xã hội chính nghĩa, hướng tới một thế giới hạnh phúc. Dựa vào triết lý “thiện ác hữu báo” để ràng buộc hành vi của con người. Đây chính là vấn đề đạo đức cơ bản, cũng là đạo lý làm người; là điểm vượt ra khỏi hình thái xã hội và chế độ chính trị, vượt ra khỏi ranh giới giữa tín đồ và phi tín đồ. Theo đuổi chân, thiện, mỹ, đó là lý tưởng chung của mọi người; trong đó, cái quan trọng đầu tiên phải là thiện. Trong nhận thức sơ đẳng nhất của mình về tơn giáo, con người cho rằng tôn giáo khuyên người ta hành thiện, không được sát sinh, không được trộm cắp, coi đó là tiêu chuẩn đạo đức của tơn giáo. Ví dụ, Nho giáo chủ trương “tam cương ngũ thường”, nhân giả ái nhân, hiếu đễ vi bản, trọng nghĩa khinh lợi; Phật giáo chủ trương chúng sinh bình đẳng, ngũ giới, tứ diệu đế, bát chính đạo, thập nhị nhân duyên, nhân quả báo ứng; tư tưởng luân lý của Đạo giáo tuyên truyền nhân quả báo ứng, trung hiếu nhân nghĩa, sinh tử luân hồi, thậm chí cịn có cả quan điểm phản đối áp bức, bóc lột, đả kích chế độ tư hữu tài sản, chủ trương “tự thực kỳ lực”, cứu đói cứu nghèo, địi quyền bình đẳng. Đạo Cơ Đốc giáo tun truyền người người bình đẳng trước Thượng đế, nhận tội hối cải, thưởng thiện phạt ác, dĩ đạt thiên quốc; đạo Thiên Chúa giáo cũng vậy, “luân lý thần học trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề, như hơn nhân gia đình, phụ nữ, kế hoạch sinh đẻ, sinh thái và môi trường”; “thiện hành” là một trong ba ngun lý cơ bản có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo lý của đạo Islam: “mệnh nhân hành thiện, chỉ nhân tác ác, khác thủ thanh chân, kiêm mưu lưỡng thế”.
2.1.2.3 Giá trị và thái độ
bật trong tính cách của con người: rất yêu nước, coi trọng quan hệ đồng hương, liên hệ gia tộc chặt chẽ, hiếu hòa, an phận thủ thường, cần cù lao động, chịu đựng gian khổ, khiêm tốn, mưu lược sâu sắc, biết lo xa, hài hước một cách sâu sắc. Tuy nhiên, tính cách của họ cịn bộc lộ một số hạn chế như phân biệt đẳng cấp, hay quanh co, tham vặt, thiếu sáng kiến, sợ trách nhiệm, thiếu đoàn kết, bảo thủ, tâm khẩu bất đồng,… Người Trung Quốc xem thời gian là vĩnh cữu, mặt khác cá nhân lại hay gây gổ, ích kỷ, hay hoang mang trước những sự kiện trong đời sống hằng ngày.
Trong công việc hay kinh doanh, người Trung Quốc hay ghen tị, ganh ghét nhau, hay do dự, sợ mất mặt, sợ mang tiếng. Đặc biệt, quan hệ và thể diện là hai yếu tố rất được coi trọng sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau.
2.1.2.4 Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức
Phong tục về những ngày Lễ Tết của Trung Quốc xuất phát từ một xã hội lấy nông nghiệp làm cơ bản. Xã hội Trung Quốc từ xưa lấy “Nông Lịch” (âm lịch) làm chuẩn trong sinh hoạt, canh tác, giao tế …Nông lịch xuất hiện là để phục vụ cho yêu cầu thực tế của người dân (nơng dân). Cho nên dần dần hình thành những mốc thời tiết gắn liền với thủ thuật canh tác nghề nông như: Tết Xuân, Đoan Ngọ, Trung Thu, Đơng Chí… là những mốc liên quan chặt chẽ đến thời vụ nông nghiệp của Trung Quốc. Nội dung những Lễ Tết của dân tộc Trung Quốc xoay quanh trọng tâm “cầu phước”, “tiêu trừ tai nạn”, “trời người hợp nhất”, “đồn viên tụ hội”… trong đó hàm chứa lý do “nghỉ ngơi” là chính. Hoạt động chủ yếu trong những ngày này cũng được thể hiện rất phong phú, đa dạng, khéo léo, thơng qua các hình thức biểu diễn như: dân ca, nhảy múa, y phục dân tộc, món ăn dân tộc, tài nghệ thủ cơng, nghi thưc biểu diễn. Người Trung Quốc xưa kia vốn có tín ngưỡng rất cao, có chuẩn mực đạo đức nhất định, đó là do văn hóa truyền thống cịn in đậm trong tư tưởng như “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho Gia. Người Trung Quốc kính ngưỡng thiên địa quân thân sư (tức trời đất, vua, cha mẹ và thầy). Nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc tin rằng làm điều thiện có thiện báo, làm điều ác gặp ác báo.
2.1.2.5 Giáo dục
Phát triển giáo dục ở Trung Quốc được xem là nhiệm vụ hàng đầu và hết sức quan trọng. Với chính sách “phát triển đất nước thơng qua khoa học và giáo dục”, trẻ
em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm đầu. “Hướng tới nền giáo dục hiện đại, tới thế giới và tương lai” là đường hướng chủ đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục ngắn và dài hạn. Giáo dục đại học rất phát triển trong thời gian gần đây với hơn 2000 trường đại học và cao đẳng trên cả nước cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Trong số đó hơn 300 trường có sinh viên nước ngoài theo học.