Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa trong đàm phán thương mại với thương nhân trung quốc và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 45 - 48)

2.1 Tổng quan về Trung Quốc và các đặc điểm văn hóa đặc trưng

2.1.1.5 Điều kiện kinh tế

Trước năm 1978, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô. Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976 và Cách mạng văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình và tập thể lãnh đạo mới của Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chuyển đổi theo hướng kinh tế hỗn hợp định hướng thị trường hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các hợp tác xã, nông trang tập thể bị giải tán bớt hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động và ruộng đất được giao cho các hộ gia đình sử dụng, trong khi đó ngoại thương trở thành một trọng tâm mới quan trọng, dẫn đến việc thiết lập các đặc khu kinh tế. Những doanh nghiệp quốc doạnh không hiệu quả bị tái cơ cấu và những doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa hồn tồn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp lớn. Trung Quốc hiện nay có đặc điểm chủ yếu là một nền kinh tế thị trường dựa trên quyền sở hữu tài sản tư nhân, và là một trong các ví dụ hàng đầu về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nhà nước vẫn chi phối trong những lĩnh vực "trụ cột" chiến lược như sản xuất năng lượng và công nghiệp nặng, song doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ, với khoảng 30 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2008.

Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, dựa ở mức độ lớn vào tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu. Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương, Trung Quốc đạt 20.850 tỷ USD vào năm 2016, đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua

tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Tốc độ tăng trưởng GDP là 6,9% năm 2017. Trong gần 30 năm từ năm 1978, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần. Vào năm 1992, Trung Quốc vẫn còn xếp thứ 133 thế giới về GDP bình quân đầu người, với hơn một nửa dân số sống dưới mức 2 USD/ngày, nhưng dự kiến tới năm 2022, Trung Quốc sẽ tăng 69 bậc (lên hạng 64 thế giới) trong xếp hạng về GDP bình qn đầu người, và chỉ cịn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới.

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Biểu đồ 2.1 Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2013 – 2017

Về tình hình kinh tế năm 2019, Sách xanh nhận định, GDP của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm 0,3%, xuống khoảng 6,3%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3%, đạt mức 2,5%.

Về xuất nhập khẩu, Trung Quốc liên tục nhập siêu trong 5 năm trở lại đây. Giai đoạn 2015, 2016 kim ngạch XNK có sự sụt giảm 7- 10 % mỗi năm do ảnh hưởng từ suy thoái của nền kinh tế thế giới làm giảm sức mua, sự kiện giá dầu và giá các

0.000 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2013 2014 2015 2016 2017

Trung Quốc vẫn tăng 7,9% - mức cao nhất kể từ năm 2013, trong khi nhập khẩu cũng ghi thêm 15,9% - mức cao mới tính từ năm 2011 đến nay. Tổng kim ngạch thương mại của nước này trong năm 2017 tăng 14,2% lên 4.280 tỷ USD, chấm dứt chuỗi suy giảm của hai năm trước đó. Giá trị xuất khẩu năm 2018 là 2494 tỷ USD, tăng hơn 200 tỷ USD so với năm 2013. Cán cân thương mại thâm hụt 359 tỷ USD năm 2018. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là máy móc thiết bị điện tử (26,6%), máy móc và thiết bị cơ khí (17.2%), đồ gỗ nội thất, nguyên liệu dệt may, quần áo, thép… là nhừn sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn kế tiếp. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc vẫn là những quốc gia Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam đứng thứ 5 về giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc. Sản phẩm xuất khẩu gồm thiết bị và linh kiện điện tử (25%), nhiên liệu khoáng (16.26%) và máy móc, dược phẩm, phương tiện giao thơng… từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Việt Nam xếp thứ 9 năm 2018 trong bảng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước trên thế giới.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: ITC Trade map

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2013 – 2018

Dự báo, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng sẽ giảm. Do vậy, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy và mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nhiều nước

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2018

trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia dọc "Vành đai, Con đường". Đây được coi là sự đảm bảo quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm tới.

Báo cáo từ Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết trong năm 2017, các nhà đầu tư nước này đã rót tổng cộng 120 tỷ USD vào 6.236 doanh nghiệp tại 174 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong năm 2017, hoạt động ODI (đầu tư trực tiếp phi tài chính) của các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực như dịch vụ cho thuê và thương mại, chế tạo công nghiệp, bán buôn bán lẻ và công nghệ thơng tin. Theo MOC, Trung Quốc ln khuyến khích doanh nghiệp nước này đầu tư vào các quốc gia nằm trong khuôn khổ của Sáng kiến "Vành đai và Con đường” (BRI). Số liệu thống kê của MOC cho thấy, trong năm 2017, hoạt động ODI của Trung Quốc đổ vào các quốc gia nằm trong khuôn khổ BRI tiếp tục được mở rộng với tổng trị giá 14,36 tỷ USD, chiếm 12% tổng lượng ODI của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và cao hơn so với tỷ lệ 8,5% của năm 2016.

Về quan hệ ngoại giao, Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có qn đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phịng lớn thứ nhì. Nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó bao gồm WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng, Trung Quốc đang có tham vọng trở thành một siêu cường có thể cạnh tranh với Mỹ trên mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự thậm chí thay thế Mỹ trở thành siêu cường số một thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa trong đàm phán thương mại với thương nhân trung quốc và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)