3.1 Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc
3.1.2 Thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam
Theo đánh giá của TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế Thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới. Việc áp thuế qua lại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tác động tiêu cực, lan toả dần từ thương mại sang sản xuất của các nước. Tăng trưởng thế giới bị ảnh hưởng sẽ chủ yếu do tác động từ thương mại và đầu tư. Dự báo đỉnh điểm của tác động tiêu cực là vào năm 2021 - 2023, sau đó thị trường sẽ tự điều chỉnh, giảm dần tác động tiêu cực vào các năm tiếp theo.
Tốc độ tăng GDP thế giới được dự báo giảm không đáng kể trong năm 2018, giảm từ - 0,01 điểm % trong quý II/2018; - 0,05 điểm % vào quý III/2018 và 0,09 điểm % vào quý IV/2018. Các năm 2019, 2020 tác động tiêu cực làm tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 0,1 điểm %. Việt Nam có thể chịu tác động tiêu cực do tốc độ tăng trưởng chung toàn cầu bị giảm đi kéo theo cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm. Vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, nên căng thẳng thương mại
giữa hai nền kinh tế lớn chắc chắn tác động tới Việt Nam.
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung của Việt Nam bị ảnh hưởng, mức ảnh hưởng tăng dần và đạt cao nhất ở mức -0.12 % vào năm 2020 và 2021. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm -0.29 % vào năm 2021 và mạnh hơn trong các năm 2021-2023. Tốc độ tăng nhập khẩu sẽ giảm khoảng -0.4%. Những mặt hàng có nguy cơ chịu tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực là thép, điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ, thực phẩm…
Tác động tích cực là cơ hội thị trường của Mỹ nếu hàng xuất khẩu Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động này không lớn do các sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế hiện nay (trong trường hợp Mỹ đang áp 34 tỷ USD) cũng không phải là sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu có thể được hưởng lợi là nơng nghiệp, thủy sản, thủ cơng mỹ nghệ… Trong khi đó, một phần khơng nhỏ thép Việt Nam bị cho rằng có nguồn gốc Trung Quốc và bị nghi ngờ có động thái lẩn tránh thuế hoặc phá giá khi xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến việc toàn bộ ngành nhơm thép Việt Nam có nguy cơ chịu cùng mức thuế suất 10% mới do Mỹ áp đặt.
Bên cạnh đó, các mặt hàng nơng nghiệp bị đánh thuế trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ là áp lực lớn với thị trường Việt Nam. Thị trường trong nước có thể bị cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết khi những sản phẩm lẽ ra được xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc nay sẽ tìm cách để tràn vào Việt Nam.
Tác động tích cực cũng có thể từ dịng vốn FDI tăng thêm, trong điều kiện các nước sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, tính tốn cho thấy tác động này khơng đáng kể, thậm chí FDI vào Việt Nam cịn có xu hướng giảm xuống. Điều này có thể do tác động của thương mại bị ảnh hưởng làm cho tình hình sản xuất của khu vực FDI bị ảnh hưởng vì vậy sẽ hạn chế một chút dịng đầu tư dự đốn khơng q lớn ở mức -0.004 %.
Căng thẳng chủ quyền trên Biển Đông cùng hành động ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến cho Việt Nam phải nhìn nhận lại các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, tránh rủi ro cho nền kinh tế và chính
trị quốc gia. Những bất đồng về chính trị có thể ảnh hưởng tới những cam kết về kinh tế và sự hỗ trợ phát triển song phương có thể mất đi khi các mối quan hệ khơng còn tốt đẹp như trước. Thực tế cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc khá lớn từ Trung Quốc không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp mà ngay cả lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, kinh tế Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động tiêu cực trước tình hình Biển Đơng đang diễn biến cực kỳ phức tạp. Tình huống xấu có thể xảy ra là thương mại, đầu tư FDI cùng các cơng trình đấu thầu EPC với Trung Quốc sẽ bị suy giảm hoặc bị đình trệ. Nếu các nhà thầu Trung Quốc rút vốn về không thi công, hàng chục dự án điện sẽ bị đình trệ, dẫn đến chi phí cơng trình sẽ gia tăng. Trong thương mại và đầu tư FDI, nếu hàng hóa Việt Nam xuất và nhập với Trung Quốc bị suy giảm hoặc ngừng lại, nguồn đầu tư FDI từ Trung Quốc sút giảm, nền kinh tế Việt Nam ắt hẳn bị thiệt hại.