2.1 Tổng quan về Trung Quốc và các đặc điểm văn hóa đặc trưng
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Trung Quốc có địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng và các sa mạc ngăn cách nhau, tạo ra các vùng khí hậu, vùng văn hóa khác nhau. Phần lớn khí hậu Trung Quốc là ơn hịa. Tuy nhiên, do lãnh thổ quá rộng lớn nên điều kiện khí hậu các vùng rất khác nhau. Miền Bắc mùa đông kéo dài, miền Nam nóng ẩm, cịn vùng Tây Tạng nóng quanh năm. Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc khá phong phú, đa dạng.
Với diện tích là 9.596.961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba trên thế giới. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, địa hình thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc ở phía bắc khơ hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên phân cách giữa Trung Quốc với Nam Á và Trung Á. Trường Giang và Hồng Hà lần lượt là sơng dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đơng có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14,500 km, giáp với các biển Bột Hải, Hồng Hải, biển Hoa Đơng và biển Đơng. 2.1.1.3 Lịch sử
Trung Quốc có lịch sử lâu đời, bắt đầu từ thời Ngũ đế - thế kỷ 26 trước Công nguyên (TCN) là chế độ nguyên thủy. Nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên ra đời là nhà Hạ vào thế kỷ 21 TCN, rồi đến nhà Thương. Đến thế kỷ 11 TCN, Chu Vũ Vương diệt nhà Thương lập Tây Chu, mở đầu chế độ phong kiến Trung Quốc. Từ thời nhà Thương, Trung Quốc gọi thế giới là thiên hạ, Trung Quốc ở giữa là Tông chủ, xung quanh là các nước phiên thuộc, man rợ gọi là chư hầu. Các nước chư hầu phải phục tùng Tơng chủ về chính trị, qn sự, kinh tế. Thời Chiến quốc chỉ còn 7 nước. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc tiếp đến là nhà Hán, Tấn, Nam Bắc triều, Đường, Tống, Minh, Nguyên, Thanh, Trung Hoa Dân quốc và cuối cùng là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (từ tháng 10/1949). Từ địa bàn nhỏ ở vùng đất giữa sơng Hồng, dần dần qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phong kiến Trung Quốc mỗi ngày sáp nhập thêm lãnh thổ mới. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc.
Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, đặc trưng bởi hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành), các thành tựu khoa học kỹ thuật nổi bật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn...), hoạt động giao thương xuyên châu Á với nhiều quốc gia (Con đường tơ lụa) và những đơ thị có quy mơ dân số và trình độ kiến trúc đứng đầu thế giới vào thời trung cổ. Trung Quốc được công nhận là một trong bốn nền văn minh cổ đại vĩ đại của thế giới (cùng với Ai Cập cổ đại, văn minh Lưỡng Hà và Ấn Độ), hơn nữa, đây còn là nền văn minh cổ đại duy nhất trong 4 nền văn minh vẫn còn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.