3.1 Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc
3.1.1.3 Các cam kết trong Hiệp định Thương mại chung giữa hai nước
Quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc là một phần quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1991 sau khi 2 bên bình thường hóa quan hệ, hợp tác 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam và các địa phương lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương với Trung Quốc phát triển hết sức mạnh mẽ, góp phần tăng cường trao đổi về thương mại, đầu tư, giao lưu con người, đào tạo cán bộ. Hai nước có nhiều cơ chế hợp tác cấp địa phương. Thứ nhất là hợp tác 7 tỉnh biên giới của ta với Quảng Tây và Vân Nam Trung Quốc. Hợp tác trong khuôn khổ hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với các địa phương của Trung Quốc. Ngồi ra Bộ Ngoại giao duy trì cơ chế hợp tác riêng của tỉnh Quảng Đông với một số địa phương Việt Nam.
mại trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia không riêng Việt Nam và Trung Quốc. Trên thực tế, từ những điều kiện tương đồng về chính trị, kinh tế cũng như gần về khoảng cách địa lí, Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia khá nhiều vào các Hiệp định thương mại khu vực và Thế giới.
* Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (7/2005), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (7/2007), Hiệp định về Đầu tư (2/2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về Hàng hóa, Dịch vụ và Đầu tư có hiệu lực từ tháng 5/2016.
Trong Hiệp định này, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dịng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020. Từ 1/1/2018, có thêm 588 dịng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên 8.571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất, linh kiện phụ tùng ơ tơ, vật liệu xây dựng, nhựa, cao su, giấy… Đến năm 2020, có khoảng 475 dịng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5% gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su, gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng... Trung Quốc cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm 2011. Số dòng thuế nhạy cảm còn lại, Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2018. Đến năm 2015, Trung Quốc có 7845 dịng thuế cắt giảm về 0%, chiếm tỷ lệ 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015-2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm. Một số mặt hàng Trung Quốc cịn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc; cà phê, chè, gia vị; xăng dầu; phân bón các loại; nhựa nguyên
liệu; vải may mặc; nguyên liệu dệt may, da giày; động cơ, máy móc thiết bị; ơ tơ, động cơ, bộ phận phụ tùng của ô tô; đồ nội thất...
* Hiệp định WTO
Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 12 năm 2001. Song song đó, nước này từng bước mở cửa nền kinh tế trong các lĩnh vực nội và ngoại thương, ngân hàng, bảo hiểm, an ninh, viễn thông, du lịch, dịch vụ trung gian…, và khuyến khích đầu tư nước ngồi trong nơng nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghiệp bảo vệ mơi trường, cơng nghệ mới và kỹ thuật cao. Ngồi ra, Trung Quốc còn thúc đẩy các doanh nghiệp kỹ thuật cao của họ đầu tư và hoạt động trên thị trường nước ngoài và họ cũng tăng cường quan hệ thương mại, kinh tế và hợp tác với các nước khác.
Sau 10 năm gia nhập WTO, thể chế kinh tế Việt Nam ngày càng hồn thiện; mơi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, được quốc tế công nhận. Việt Nam tăng 9 bậc trong năm 2016 và tăng 14 bậc trong năm 2017 (lên thứ 68/190) theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Không chỉ đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc cịn đầu tư gián tiếp thơng qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt. Sự dịch chuyển đầu tư này nhằm hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời dễ dàng xuất hàng sang Mỹ mà không bị áp thuế. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số dự án, lượt góp vốn mua cổ phần tại Việt Nam của các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục và các vùng lãnh thổ thuộc nước này đang gia tăng rất mạnh.
Cụ thể, cả năm 2018, nhà đầu tư Trung Quốc có hơn 1.029 lượt góp vốn mua cổ phần, tổng giá trị góp vốn mua cổ phần hơn 800 triệu USD; trung bình mỗi lượt góp vốn mua cổ phần hơn 777.000 USD (17 tỷ đồng).