Khái quát chung về đầu tư của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006–2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

2.1.1. Về vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh.

Tỉnh Bắc Ninh được tái lập năm 1997, từ đó đến nay, với những lợi thế về vị trí địa lý, về con người, cùng với môi trường đầu tư thuận lợi, Bắc Ninh ngày một phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 đạt khoảng 109.106 tỷ đồng, tăng khoảng 9% so với năm 2015, bình quân đầu người đạt khoảng 111,3 triệu đồng, gấp 2,3 lần so với bình quân cả nước.

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng n, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thơng thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc... Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là cửa ngõ phía Đơng Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phịng.

Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy q trình đơ thị hố của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đơ thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đơ Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đơ thị chung tồn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, du lịch để thu hút đầu tư

- Về khí hậu. Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và khơng khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.

- Về địa hình - địa chất. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng, được thể hiện qua các dịng chảy mặt đổ về sơng Đuống và sơng Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình khơng lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngồi ra cịn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sơng Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.

- Về đặc điểm thuỷ văn. Bắc Ninh có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, mật độ lưới sơng khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sơng lớn chảy qua gồm sơng Đuống, sơng Cầu và sơng Thái Bình.

- Tài ngun rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.

- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài ngun khống sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3. Ngồi ra cịn có than bùn ở n Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn. - Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 53,12%, đất ni trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử dụng còn 0,77%.

2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2.1. Về tình hình tăng trưởng kinh tế.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 là năm 2016 ước đạt 109.106 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015; trong đó, khu vực cơng nghiệp - xây dựng đạt 83.217 tỷ đồng, tăng 9,6%; khu vực dịch vụ đạt 20.791 tỷ đồng, tăng 8,8%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 5.098 tỷ đồng, tương đương năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 74,3% (giảm 0,3% so với năm 2015); dịch vụ chiếm 20,7% (tăng 0,6%); nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản cịn 5% (giảm 0,3%).

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn về thời tiết, giá

giống, vật tư nơng nghiệp, sâu dịch bệnh, diện tích thu hẹp, xu hướng nông dân bỏ ruộng nên quy mô sản xuất nông nghiệp giảm. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo giá so sánh 2010 ước 8.468 tỷ đồng, tương đương năm 2015. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 85.591 ha, đạt 97% kế hoạch và giảm 2% so với năm 2015; cơ cấu

trà ổn định, cơ cấu giống chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ diện tích lúa chất lượng cao và diện tích lúa gieo thẳng, giảm tỷ lệ lúa năng suất cao và lúa tẻ thường.

Chương trình xây dựng nơng thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, năm 2016,

tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn là trên 1.250 tỷ đồng; số tiêu chí đạt chuẩn bình qn của tỉnh là 17,16 tiêu chí/xã; năm 2016 cơng nhận 23 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, đến nay tồn tỉnh có 58 xã được cơng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã được khuyến khích phát triển tồn tỉnh hiện có 498

hợp tác xã, 26 quỹ tín dụng nhân dân, 230 hợp tác xã.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, ước giá trị sản xuất công nghiệp

705.291 tỷ đồng (giá so sánh 2010), vượt 3,5% KH năm, tăng 9,6% so với năm 2015; trong đó, khu vực trong nước 73.659 tỷ đồng, tăng 8,3%; khu vực FDI đạt 631.632 tỷ đồng, tăng 9,7% tiếp tục do sự đóng góp chủ yếu của tập đồn Samsung với sản lượng dịng điện thoại thơng minh duy trì mức tăng cao và một số doanh nghiệp FDI lớn khác như Microsoft, Samsung Display, Canon...

Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hoá

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 39.071 tỷ đồng, vượt 0,5% KH năm và tăng 13,5% so với năm 2015; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 28.513 tỷ đồng, tăng 13,9%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước 22,8 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2015. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng điện tử tăng 16,8%; chất dẻo gấp 3,6 lần; dây cáp điện tăng 86,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu 19 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2015.

Dịch vụ vận tải, hành khách: Tồn tỉnh vận chuyển là 32,7 triệu tấn hàng hóa,

tăng 5,8% so với năm 2015; luân chuyển 1.560 triệu tấn.km, tăng 3,1%. Vận chuyển được 16,7 triệu HK, tăng 11,1%; luân chuyển 790 triệu HK.km, tăng 16,2.

2.1.2.2. Về tình hình các lĩnh vực văn hóa - xã hội

Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,1%; cơ

phòng học và trường chuẩn quốc gia các cấp học cao nhất cả nước với số trường đạt chuẩn là 415/475 trường.

Chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến, tỷ lệ người dân tham gia

bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 85,6%; tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm xuống cịn 2,6%.

Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch sôi nổi, phong phú, doanh thu du lịch

năm 2016 ước đạt 391 tỷ đồng, tổng lượt khách 596.000 lượt.

Đào tạo lao động, giải quyết việc làm được đảm bảo, giải quyết việc làm

27.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,2%; tổ chức 45 phiên giao dịch việc làm, với 29.252 lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm 6.690 lượt lao động; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 7.556 người; hỗ trợ học nghề 493 người; chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp 6.866 người

2.1.2.3. Hoạt động khoa học công nghệ; thông tin truyền thông; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Hoạt động khoa học cơng nghệ được đẩy mạnh, tích cực triển khai ứng dụng

và chuyển giao khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, thực hiện 26 đề tài, dự án và nhiệm vụ khoa học; thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng hàng hoá 228 cơ sở sản xuất kinh doanh góp phần đáng kể ngăn chặn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hoạt động thông tin truyền thông, đảm bảo thông tin liên lạc, làm gọn hệ

thống cáp thông tin tại 12 tuyến đường, lắp đặt hồn thiện và hịa mạng 53/53 điểm phát sóng wifi miễn phí; hộ trợ đầu thu cho 17.497 hộ nghèo, cận nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)